Hãy thận trọng khi dùng son môi
Cuộc sống vật chất được cải thiện nên nhiều người bắt đầu quan tâm đến sắc đẹp. Một trong những mặt trái của việc làm đẹp là lạm dụng nhiều mỹ phẩm, nhất là kem môi.
Theo nghiên cứu do ĐH California Mỹ (UOC) vừa hoàn thành và công bố trên tờ USA Today thìcác loại son môi, mỹ phẩm đánh bóng môi dùng cho phụ nữ có chứa rất nhiều kim loại nặng, đây là những hóa chất độc hại và nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Không phải đến bây giờ mà ngay từ những năm 90 thế kỷ tr ước, các nhà khoa học đã cảnh tỉnh mối nguy hiểm của chì trong son môi và qua thử nghiệm ở 32 loại son môi do phụ nữ trẻ Mỹ sử dụng cho thấy: Có chứa rất nhiều kim loại nặng, tuy hàm lượng chưa tới mức báo động song nếu dùng dài kỳ sẽ gây bất lợi cho cơ thể, gây trúng độc, hoặc làm gia tăng nhiều căn bệnh nan y.
Trung bình, mỗi ngày trang điểm môi 2 lần thì có tới 24mg mỹ phẩm (mức trung bình) cho đến 87mg (mức cao) được đưa vào cơ thể. Trong số 32 mỹ phẩm được UOC xét nghiệm thì hầu hết đều có chứa mangan, chì, titan, nhôm ở mức cao. Mangan là thủ phạm gây bệnh rối loạn thần kinh, mặc dù đây là khoáng chất có lợi cho sức khỏe có nhiều trong các loại thực phẩm dạng hạt.
Video đang HOT
Mặc dù đã tìm thấy nhiều hóa chất độc hại nhưng Cơ quan Quản lý Thực- Dược phẩm Mỹ ( FDA) vẫn chưa có chính kiến rõ ràng, trong khi đó liên minh châu Âu thì lại cấm tuyệt đối các hóa chất như cadmium và chromium, bởi hai chất này được xem là thủ phạm làm tăng bệnh ung thư rất tiềm ẩn.
Để đảm bảo sức khỏe cho con người, nhiều tổ chức đại diện cho người tiêu dùng ở Mỹ đã yêu cầu Chính phủ cần sớm vào cuộc, nghiên cứu và ban hành những quy định cụ thể liên quan đến sản xuất và tiêu dùng son môi nói riêng và mỹ phẩm nói chung như Liên minh châu Âu đã từng làm.
Theo Alobacsi
Được da nâu lại đâm sầu
Đã qua rồi thời các cô gái chăm chút sao cho mình có làn da thật trắng trẻo. Một dịch vụ xuất hiện đáp ứng nhu cầu không biên giới của phái đẹp: làm nâu da.
Kèm theo dịch vụ này là những sản phẩm làm nâu da với quảng cáo ngọt hơn đường cát, mát hơn đường phèn.
Cỡ nào cũng có
Các sản phẩm làm nâu da được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau. Dạng được đưa vào cơ thể và có tác dụng làm da nâu toàn thân. Loại được xịt, bôi bên ngoài là phổ biến nhất. Các loại thuốc xịt và lotion làm nâu da thường chứa dihydroxyacetone - DHA (không nên nhầm lẫn chất này với một loại chất béo omega 3 cũng được viết tắt là DHA). DHA trong sản phẩm làm nâu da là hợp chất đường không màu, sẽ tương tác với các tế bào da chết ở lớp trên của biểu bì, làm thay đổi màu da.
Đôi khi các sản phẩm làm nâu da được bào chế dưới dạng thuốc uống, chứa phẩm màu canthaxanthin. Sau khi vào cơ thể, canthaxanthin ngao du khắp nơi và đóng đô ở da, làm da đổi màu. Chất này cũng đến não và làm đổi màu não. Chưa kể, chất này gây tác dụng phụ nghiêm trọng cho gan và mắt. Hiện Cơ quan Quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) chỉ công nhận canthaxanthin là phụ gia dùng trong thực phẩm chứ chưa công nhận canthaxanthin như tác nhân làm nâu da dùng trong mỹ phẩm.
Sản phẩm làm nâu da còn cần sự trợ giúp của một loại amino acid có tên là tyrosine. Tyrosine được "đồn" có khả năng kích thích và gia tăng sự hình thành melanin, làm làn da có màu nâu ăn tiền. Tuy nhiên, đây chỉ là tin đồn và cần thêm nhiều bằng chứng khoa học mới có thể kết luận.
An toàn tuyệt đối không?
Theo FDA, DHA không an toàn tuyệt đối. Khi người được phun thuốc hay thoa thuốc làm nâu da cần phải đeo kính bảo vệ mắt, nhét miếng xốp che hai lỗ mũi, dùng băng bảo vệ bờ môi. Ngoài DHA, các sản phẩm làm nâu da còn chứa thêm nhiều hóa chất độc hại khác như thạch tín, chì, thủy ngân... Vì vậy phụ nữ có thai tuyệt đối tránh xa những sản phẩm này.
Cơ thể chúng ta tự sản xuất vitamin D khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nếu sử dụng thuốc xịt hay lotion làm nâu da, bạn đã vô tình "đóng cửa" nhà máy sản xuất vitamin D của cơ thể.
Những người sử dụng các sản phẩm làm nâu da có thể bị dính các phản ứng dị ứng. FDA khuyến cáo dị ứng phổ biến nhất là da nổi mẩn đỏ. Do đó, trước khi sử dụng các sản phẩm làm nâu da như kem, thuốc xịt, lotion, người dùng nên thử nghiệm ở một vùng nhỏ trên da. Nếu thấy "êm" thì mới bôi trên toàn thân.
Một tác hại khác là những người sử dụng kem, lotion làm nâu da cứ nghĩ các sản phẩm này có tác dụng như kem chống nắng. Thực tế chúng hoàn toàn không có chức năng đó.
Theo Alobacsi
FDA chứng thực túi ngực hình giọt nước Cục quản lý dược và thực phẩm Mỹ đã chứng thực hiệu quả và tính an toàn lâu dài của loại túi ngực hình giọt nước Natrelle Style 410 vào ngày 20/2. Đây là mô cấy ngực mới được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn Allergan, Mỹ. Hình ảnh nghiên cứu của túi ngực tròn và giọt nước của Allergan, thể...