Hãy rửa tay sạch
Nhân ngày vệ sinh bàn tay thế giới, Tổ chức Y tế thế giới đã kêu gọi các nhân viên y tế hãy thực hiện đúng yêu cầu vệ sinh bàn tay để phòng chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa việc nhiễm trùng huyết có thể xảy ra khi chăm sóc sức khỏe người bệnh.
Hãy vệ sinh đôi bàn tay – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Bàn tay của nhân viên y tế là yếu tố trung gian rất dễ gây nhiễm khuẩn và lan truyền mầm bệnh khi chăm sóc bệnh nhân, hậu quả có thể dẫn đến tai biến nhiễm trùng huyết. Do đó, rửa tay là biện pháp tốt nhất để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế.
Hiện vẫn còn nhiều nhân viên y tế, bác sĩ lẫn điều dưỡng coi nhẹ việc vệ sinh bàn tay hoặc rửa tay không đúng quy cách dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện rất cao.
BS LÊ ĐỨC THỌ
Theo tuoitre.vn
Video đang HOT
Mùa hè nắng nóng, coi chừng viêm họng cấp ở trẻ
Viêm họng là bệnh thừơng gặp ở trẻ nhỏ, viêm họng gây khó khăn trong việc ăn uống của trẻ. Ngoài ra, nếu không đuợc điều trị kịp thời, viêm họng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
1. Nguyên nhân gây ra viêm họng
- Vi khuẩn và virus là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh viêm họng trẻ em. Vì vậy, trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là bàn tay. Bố mẹ cũng nên nhắc trẻ không cho tay và các đồ chơi vào miệng.
- Với người lớn cũng cần vệ sinh cơ thể cẩn thận, vì khi tiếp xúc với trẻ vi khuẩn có thể lây truyền sang bé theo bất cứ cách nào. Đặc biệt vệ sinh bàn tay bằng xà phòng sau mỗi lần thay tã, bỉm cho bé. Với trẻ đang ăn dặm, tốt nhất bố mẹ nên sắm dụng cụ nấu ăn, bát thìa muỗng riêng cho trẻ, tránh dùng chung với người lớn.
2. Biểu hiện
Khi mắc bệnh, trẻ đột ngột, sốt cao 39 - 40 độ C, kèm theo là ho, nghẹt mũi (một hoặc hai bên mũi), đau rát họng khiến trẻ quấy khóc nhiều, đối với trẻ nhỏ thì bỏ ăn, bú ít... Các trẻ lớn có biểu hiện đau đầu, đau họng (nuốt đau), nghẹt mũi, ù tai, rát họng. Một số trẻ kêu bị đau nhức trong tai, kèm theo đó là chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan, trẻ mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn....
Viêm họng cấp nếu không được điều trị rất dễ gây biến chứng như viêm amidan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm hạch mủ, VA quá phát (trẻ nhỏ) và nguy hiểm nhất là nhiễm khuẩn huyết.
3. Phòng ngừa viêm họng cho trẻ
- Chúng ta biết viêm họng là bệnh có thể do virus gây ra. Bởi vậy, các bậc phụ huynh nên tập cho con thói quen vệ sinh bàn tay sạch sẽ, tránh việc vi khuẩn theo thói quen mút tay của trẻ mà vào khoang miệng. Với các bé đã đến tuổi ăn dặm thì không nên dùng chung dụng cụ nấu ăn của nguời lớn cho bé.
-Tập cho trẻ thói quen súc miệng bằng nuớc muối loãng cũng rất tốt bởi nó giúp loại bỏ phần nào vi khuẩn gây bệnh có trong bàn chải
- Giữ môi trường sống vệ sinh. Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc, khói than, lông chó mèo, ... để tránh kích ứng hệ hộ hấp của bé.
- Sử dụng điều hòa nhiệt độ một cách hợp lý. Không nên để nhiệt độ quá thấp (nên để ở mức 24 - 26 độ C), không để trẻ nằm ở nơi có luồng gió trực tiếp thổi vào. Vệ sinh điều hòa thường xuyên.
- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: việc bạn đưa trẻ từ môi trường nóng sang môi trường lạnh một cách đột ngột có thể khiến bé bị đau họng hoặc bị cảm. Do đó, trước khi đưa trẻ từ trong phòng có điều hòa nhiệt độ ra bên ngoài, hoặc từ ngoài trời nóng vào phòng có điều hòa, bạn nên cho trẻ sang một phòng khác có quạt mát khoảng 10 - 15 phút.
- Không để quạt thốc trực tiếp vào mặt trẻ mà nên hướng quạt về phía chân của trẻ để tránh trẻ bị viêm họng.
- Không tắm cho trẻ sau khi trẻ vừa vận động hoặc ra nhiều mồ hôi để tránh cảm lạnh do thay đổi thân nhiệt đột ngột.
- Không cho trẻ uống nước quá lạnh, hay ăn nhiều kem, uống nước đá.
Theo www.phunutoday.vn
Nguy kịch tính mạng vì tự đắp lá chữa mụn nhọt Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết vừa tiếp nhận cấp cứu một bệnh nhân nam nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu không tiếp xúc, phải thở máy. Bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết vì tự ý đắp lá chữa vết mụn nhỏ. Bệnh nhân được cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông...