Hay nuốt nghẹn, coi chừng bị rối loạn vận động thực quản
Thường bị nuốt nghẹn, ban đầu, nghĩ không phải là bệnh gì phức tạp, bệnh nhân chủ quan không đi khám, điều trị. Tuy nhiên, đó lại là triệu chứng ban đầu của bệnh co thắt tâm vị.
Ảnh minh họa
Chị P.T (36 tuổi, ngụ TPHCM) hơn một năm nay bị nuốt nghẹn, mức độ nghẹn tăng dần, nôn ói cả khi ăn cơm, uống nước và thường xuyên đau ngực sau xương ức.
Khi thấy tình trạng nuốt nghẹn và sụt cân xảy ra liên tục, bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (BV ĐHYD) và được chẩn đoán bị co thắt tâm vị.
Bệnh nhân được mở cơ tâm vị qua nội soi đường miệng (POEM) để điều trị. Hiện chị không còn nuốt nghẹn, đau ngực, viêm trào ngược dạ dày – thực quản. Chị đã có thể ăn uống bình thường, tăng cân, da dẻ hồng hào, tinh thần lạc quan.
“Co thắt tâm vị là một bệnh lý tắc nghẽn đường thoát của thực quản liên quan đến tình trạng rối loạn vận động thực quản, khiến người bệnh gặp khó khăn về tiêu hóa”, tiến sĩ – bác sĩ Lê Quang Nhân, Trưởng Khoa Nội soi, BV ĐHYD, cho biết.
Bác sĩ Nhân giải thích, cơ tâm vị nằm ở 1/3 dưới của thực quản, nơi tiếp giáp giữa thực quản với dạ dày. Khi thức ăn đi từ thực quản xuống dạ dày, cơ tâm vị sẽ mở ra cho thức ăn đi qua. Sau đó, cơ tâm vị sẽ đóng lại để thức ăn không bị trào ngược trở lại.
Triệu chứng ở giai đoạn đầu, người bệnh thỉnh thoảng có cảm giác nặng ngực do bị viêm trào ngược dạ dày – thực quản, nuốt nghẹn với cả thức ăn đặc và lỏng.
Sau đó nuốt nghẹn tăng dần kèm theo nôn ói sau ăn uống.
Video đang HOT
Người bệnh thường phải đứng hoặc ngồi nhiều giờ sau ăn để tránh tình trạng trên do thức ăn không thể đi xuống dạ dày như bình thường được. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ làm mất sức lao động và sụt cân.
“Đến nay, vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây co thắt tâm vị. Đây là bệnh lý phổ biến ở cả nam lẫn nữ đang có rối loạn lo âu. Tuy là một bệnh lành tính nhưng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống”, bác sĩ Nhân đánh giá.
Theo tiến sĩ – bác sĩ Lê Quang Nhân, Trưởng Khoa Nội soi, BV ĐHYD: Trước đây, co thắt tâm vị được điều trị bằng hai phương pháp là nội soi nong tâm vị bằng bóng hoặc phẫu thuật Heller mở cơ tâm vị.
Hạn chế của những phương pháp này là nguy cơ gây ra biến chứng.
Hiện nay, BV ĐHYD là bệnh viện đầu tiên trong cả nước được Bộ Y tế cho phép thực hiện mở cơ qua nội soi đường miệng (POEM) điều trị co thắt tâm vị. Đã có 3 trường hợp được thực hiện thành công kỹ thuật mới này.
Với kỹ thuật mới này, người bệnh không cần phải phẫu thuật, giảm thiểu rủi ro các biến chứng mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị như phẫu thuật.
Theo thanhnien
Đừng để cái miệng hại... cái thận
Ăn uống không đúng cách, lạm dụng, uống thuốc tùy tiện có thể gây tác hại đến thận, dẫn đến suy thận cấp kéo dài sang mạn tính.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân - ẢNH: NGUYÊN MI
Uống 1 kg nước ép khế, nhập viện vì suy thận
Ông T.V.Q (65 tuổi) không có tiền sử về bệnh. Một ngày, nghe theo chỉ dẫn trên mạng, ông đã ép 1 kg khế lấy nước uống cho khỏe. Sau hơn 1 giờ uống hết số nước ép khế trên, ông bị nôn ói, mệt, tiểu ít, nước tiểu đỏ sậm.
Bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (BV ĐHYD).
Tại đây, ông được chẩn đoán tổn thương thận cấp do nước ép khế.
Bệnh nhân được chỉ định chạy thận nhân tạo. Rất may là được cứu chữa kịp thời nên ông Q. đã hồi phục và xuất viện trong tình trạng chức năng thận được hồi phục hoàn toàn.
Theo thạc sĩ - bác sĩ Huỳnh Ngọc Phương Thảo, Trưởng khoa Nội thận - Thận nhân tạo, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (BV ĐHYD): Tại khoa Nội thận - Thận nhân tạo, mỗi năm có khoảng 30.000 lượt người bệnh đến khám và điều trị bệnh thận.
Trong đó, có nhiều trường hợp suy thận cấp tính. Khi suy thận diễn ra cấp tính, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, chức năng thận có thể hồi phục và người bệnh có thể hoàn toàn khỏe mạnh.
Tuy nhiên, nếu bệnh diễn tiến mạn tính thì chức năng thận sẽ không thể hồi phục.
Bác sĩ Thảo cho biết, nguyên nhân gây bệnh suy thận mạn là do viêm cầu thận, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh thận tắc nghẽn, di truyền... Đặc biệt, suy thận cũng do tình trạng ăn uống không khoa học; nhiễm độc do thuốc, thói quen tùy tiện dùng thuốc không có sự hướng dẫn của bác sĩ, dùng thuốc giảm đau kéo dài.
Báo động tình trạng suy thận
Theo bác sĩ Thảo, bệnh thận mạn đã dần trở nên phổ biến trong cộng đồng, số người mắc bệnh đã tăng đến ngưỡng báo động.
Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 10 triệu người bệnh thận mạn. Trong đó, khoảng 26.000 người suy thận mạn tính giai đoạn cuối. Mỗi năm có gần 8.000 ca bệnh mắc mới.
"Nguyên nhân dẫn đến tình trạng báo động trên thường do tâm lý chủ quan, lơ là với những biểu hiện ban đầu, dẫn đến bệnh tình trở nặng. Đa số người bệnh đều nhập viện trong tình trạng muộn", bác sĩ Thảo đánh giá.
Trong giai đoạn sớm của bệnh suy thận, các dấu hiệu lâm sàng thường mơ hồ, không rõ rệt, chỉ được phát hiện qua xét nghiệm máu, nước tiểu và siêu âm.
Đến giai đoạn muộn, người bệnh thường có các biểu hiện như nôn, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, giảm lượng nước tiểu, đau cơ, chuột rút, phù chân, phù mắt cá chân, ngứa, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng phổi...
"Suy thận mạn không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tinh thần của người bệnh mà còn để lại những biến chứng nguy hiểm", bác sĩ Thảo cho biết.
Người bệnh suy thận bị giữ nước, dẫn đến phù, huyết áp cao hoặc phù phổi. Nồng độ kali trong máu tăng đột ngột có thể làm giảm chức năng tim và có thể đe dọa tính mạng.
Bên cạnh đó, bệnh còn dẫn đến biến chứng tại nhiều cơ quan trong cơ thể như loét đường tiêu hóa, xuất huyết đường tiêu hóa; co giật, hôn mê, xuất huyết não do tăng huyết áp, nhồi máu não do vữa xơ động mạch; rối loạn kinh nguyệt, giảm hưng phấn "yêu", vô sinh, cường chức năng tuyến cận giáp thứ phát; tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim...
Để phòng tránh bệnh suy thận một cách hiệu quả, người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, thường xuyên khám sức khỏe định kỳ.
Nếu phát hiện mắc bệnh, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý điều trị. Song song đó, cần kiểm soát chế độ ăn uống hằng ngày, hạn chế ăn mặn, không uống thuốc tùy tiện, lạm dụng thuốc; duy trì thể dục thể thao; kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường.
Theo thanhnien
Tự ý uống thuốc nam điều trị u thực quản, người bệnh 'mất tiền, thêm tật' Người phụ nữ nhập viện trong tình trạng đau tức vùng ngực, khó thở khi tự ý điều trị bệnh bằng thuốc nam không rõ nguồn gốc. Mới đây, Khoa Ngoại bụng 2, Bệnh viện K tiếp nhận bệnh nhân Trần Thị H. (48 tuổi, trú tại xã Sông Lô, Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng nuốt nghẹn, đau...