Hãy nói yêu thôi đừng nói yêu mãi
Giờ thì em đã hiểu thấu anh à, lời nói chỉ như gió bay cuốn phăng chẳng thể biết lòng.
Giờ đã xa thật rồi, còn lại điều chi để mà luyến tiếc, chỉ còn mãi mình em nơi đây lòng hiu quạnh nghẹn ngào nhặt ghép mảnh tình vụn vỡ gặm nhấm từng nỗi buồn xen lẫn vào từng tế bào cô đơn trống trải.
Anh biết không! Từ ngày chúng mình là người dưng, từ ngày hai đứa sẽ mãi không bao giờ nhìn thấy nhau, em suy nghĩ thật nhiều về cuộc sống tình yêu và hạnh phúc, tự nhủ lòng bản thân đã quá ngốc nghếch mang lòng tin mà cho nhiều hơn được nhận.
Người ta có thương em đâu, người ta có yêu em như lời đã nói đâu, người ta cũng chẳng giữ đúng lời thề…
Lời yêu đã nói anh vội quên như chưa từng tồn tại, buồn, thất vọng, thế giới dường như đã sụp đổ hoàn toàn, bầu trời rộng lớn và đẹp đẽ bỗng chốc em chẳng còn tìm thấy hướng ánh sáng, em khóc thét và muốn trốn chạy với thực tại từ khi anh nói hai từ kết thúc làm tim em khốn đốn ray rứt khôn nguôi.
Lời yêu đã nói anh vội quên như chưa từng tồn tại (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Đã có một thời em lao vào vòng xoáy gục ngã bế tắc, em chuốc say mèm cho bản thân cơ thể từng tế bào trí óc để chẳng còn biết khóc, biết đau là gì, nhưng càng thế em lại ôm tất cả kí ức, từng kỉ niệm hạnh phúc đã vun vén trong quá khứ. Muốn quên nhưng sao khó quá, ngã ba ấy hướng nào là lối thoát cho con tim nhỏ bé nương thân vậy hả anh?
Anh à! Em cô đơn từ cái ngày ấy, em chẳng dám yêu một ai cả, vết thương tưởng thời gian sẽ lành lặn, nào ngờ mỗi độ hạt mưa rơi lạnh giá, cái nắng vàng giòn tan của thành phố, hay cảnh vật xơ xác đìu hiu, căn phòng trống trải khi màn đêm buông, em lại nhớ.
Giờ đây, em đã biết thế nào là cảm giác bị bỏ rơi, và mới hiểu thấu em đã “mơ” mà, thật là khờ, em không biết rằng khoảng thời gian ấy chỉ là dối lừa, em hận anh, em không biết cách nào tháo gỡ những rối ren khi bị người ta phản bội.
Hãy nói yêu thôi đừng nói yêu mãi mãi anh nhé!
Em ghét ngày mưa, vì ngày ấy là ngày anh đã đi mất, ngày em bụt hẫng suy sụp nhất, anh đã nói những lời đau lòng đến phẫn uất, từng lời từng chữ gương mặt bóng dáng ấy em còn nhớ như in, cây lá dường như nó cũng biết thủ thỉ ngả nghiêng nhìn theo hình bóng anh đã đi xa khuất mãi.
Anh có biết không! Em rất thích nhìn những đôi vợ chồng già, vì họ luôn làm em tin vào một tình yêu đẹp và bền vững. Người ta nói “Chân thành quá mức là một cái tội, tin người quá mức là một cái ngu”, giờ thì em đã hiểu thấu anh à, lời nói chỉ như gió bay cuốn phăng chẳng thể biết lòng.
Theo 24h
Tuổi thơ khờ khạo của tôi
Bây giờ tôi vẫn còn khờ khạo. Có bao nhiêu người đang khờ khạo giống tôi?
Bin, bố bảo rồi, con có chịu ăn no không? Con chó đói ở trong bụng của con đang đói nó sẽ ăn ruột gan và ăn thịt của con luôn đấy! - Đây là lời răn đe cũng như dụ dỗ của một ông bố trong lúc chăm mớm bữa ăn cho đứa con nhỏ của mình. Ông bố này đã phải nhiều phen dở khóc dở cười vì thấy trẻ thơ bây giờ có phần tinh ranh và hiểu biết sớm hơn so với "trẻ em" của thế hệ ông cha của chúng.
Con không ăn đâu, cho con chó ấy đói chết luôn. Con ghét nó lắm! - Đứa bé ấy biết trả lời như thế rồi đấy.
Câu chuyện trên hoàn toàn có thật do một đồng nghiệp kể lại trong lúc chén thù chén tạc với anh em cùng cơ quan. Nghe kể câu chuyện giữa hai bố con nọ hồn tôi cứ như từ từ trôi ngược về miền ký ức tuổi thơ với những ngây ngô và khờ khạo của mình. Và có những lúc ngồi ngẫm nghĩ thấy bây giờ hiếm có đứa trẻ nào khờ khạo như tôi thuở ấy đến vậy.
Ngày thơ bé anh em chúng tôi, đứa nào khuôn mặt cũng "ngồ ngộ và sáng sủa" lắm. Bà ngoại tôi và những người lớn trong làng tôi, vẫn chỉ hay khen nôm na như thế. Ở nông thôn vùng sâu quê tôi ít ai dùng từ "xinh xắn", "bụ bẫm", hay "đáng yêu" để miêu tả những đứa bé có khuôn mặt: "ngồ ngộ", "sáng sủa" như anh em tôi. Vì có quan niệm: "trẻ con mà tướng mạo ngồ ngộ và sáng sủa dễ bị ông bà khuất mặt quở trách mà sinh bệnh" mà những người lớn tuổi ở quê tôi, ông ngoại bà ngoại tôi, thường khuyên dặn đám trẻ chúng tôi: Con nít về lúc trời tối nhớ, có ai kêu tên mình thì đừng có lên tiếng trả lời, và tối ngủ nếu lỡ thức dậy cũng đừng nhìn ngó gì ở ngoài sân hay ở ngoài đồng ruộng. Có lẽ, đó cũng vì quê tôi từng một thời là vùng của chiến tranh đầy máu lửa còn nhiều bom đạn vương vãi khắp nơi, còn hơi hướm của sự tang thương và chết chóc, nên người dân quê tôi thầm nghĩ-"Có Ma!"!? Thế rồi lũ trẻ làng quê chúng tôi đã thật sự biết sợ, sợ cái bóng đêm tĩnh mịch không một ánh đèn, và sợ luôn tiếng ai đó gọi đến tên mình!
Tôi vẫn còn có cái cảm tưởng dưới chân mình có con "Ma Da" của dì Năm đã dặn khi xưa (Ảnh minh họa)
Tuổi thơ quê nghèo chúng tôi vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, đâu có biết gì đến bánh ngon và thức ăn lạ như bây giờ. Một táng đường đỏ có được đã là quý lắm rồi, chia nhau cho chúng bạn chỉ để được dám liếm nhiều lần mà chẳng đứa nào dám ăn ngay vì tiếc...chưa đã thèm. Thiếu thốn là thế đó, ấy vậy mà dì Năm kính yêu của tôi vì lo cho cháu mình ham ăn ngọt sẽ bị nóng bị ho nên đã hay dặn tôi không được ăn mía ăn đường nhiều, rằng con nít ăn nhiều mấy thứ ngọt đó sẽ "mọc ra" mấy ổ kiến ổ ruồi trong bụng chết luôn. Và rồi tôi lại tiếp tục tin lời khuyên nhủ dặn dò của người lớn kính yêu rằng ổ kiến ổ ruồi mọc trong bụng...là có thật.
"Trời ơi! Ao...giếng...lổ bom (hố bom, do bom Mỹ ném xuống ruộng đồng) có nước là có con 'Ma Da"! Lì lợm quá đi, sao cứ hay lại chơi ở gần mấy chỗ này...con Ma Da nó kéo xuống dưới cho coi!". Chúng tôi đâu có biết, bà ngoại, mẹ, dì Năm tôi ai cũng vì thương cháu thương con mới phải "hù dọa" như vậy. Tôi lại thêm một lần phải biết sợ, cái con "Ma Da", mình của nó nhơn nhớt và màu da của nó đen như con trâu...mà dì Năm tôi đã miêu tả! Lớn lên, tôi đã biết chăn trâu, câu cá, bơi lặn bao nhiêu là kênh rạch, ao đìa và cả những lần về nhà bạn miền tây miệt dưới tắm sông, tôi vẫn còn có cái cảm tưởng dưới chân mình có con "Ma Da" của dì Năm đã dặn khi xưa...
Vì thương, sợ cháu mình trốn theo chúng bạn ra ruộng trời nắng nôi rồi sinh bệnh mà dì Năm tôi, đã phải đi bắt cho tôi một con dế than (không phải dế mèn của nhà văn Tô Hoài đâu nhé) rất đẹp, và biểu tôi ở trong nhà chơi và coi chừng đứa em. Tội nghiệp con dế ấy vì tôi khờ dại lấy cái que tre khều khều hai sợi râu của nó, chẳng may đứt cụt đi, tôi sắp khóc vì tiếc bộ râu dài của con dế giống hai cái cờ phất phơ trên mão nón của mấy diễn viên sân khấu tuồng có lần về diễn ở làng tôi. Rồi qua một hồi chăm sóc, ngắm nghía chẳng biết thế nào mà gãy rời mất một cẳng chân của con dế, tôi khóc ré lên như có cháy nhà. Ngoại tôi, mẹ tôi, và dì Năm tôi đang làm đồng phải một phen hú hồn hú vía mà tất tả chạy về nhà khi không biết chuyện gì đã xảy ra cho tôi. Dì tôi an ủi tôi mai mốt chân con dế sẽ mọc ra và mai dì bắt con khác cho. Khóc hưng hức rồi cố nín bởi tôi tin con dế sẽ mọc chân ra và tuổi thơ chỉ qua một đêm ngon giấc đã chẳng còn quan tâm gì đến con dế ấy nữa. Nó đã nhảy đi đâu mất hay có khi chui vô bụng một con gà nào cũng không biết nữa.
Tuổi thơ của tôi khờ khạo là thế đó, và vẫn còn biết bao nhiêu cái khờ khạo đáng yêu nữa, của tuổi học trò, rồi thời đại học cũng có. Bây giờ tôi vẫn còn khờ khạo. Có bao nhiêu người đang khờ khạo giống tôi? Tôi khờ khạo đến nỗi quên mình muốn đem cả trái tim của mình trao cho một người mà người ta chưa hề muốn nhận lấy nó. Trong khi vẫn biết có ở đâu đó, vài người, thậm chí nhiều thật nhiều người đang rất sẵn lòng muốn đón nhận lấy trái tim tôi!
Tôi luôn khờ khạo! Xin được mấy vạn nụ cười hiền dành cho tôi.
Theo 24h
Gửi người bạn ở thế giới bên kia Mình quá mệt mỏi rồi, chúng ta phải chấm dứt tình bạn tại đây thôi. Vậy là 15 năm đã trôi qua rồi Lân nhỉ, thời gian cứ đi như tàu hỏa chẳng chịu chờ ai cả, con người rồi cũng sẽ phải chết không thể tránh khỏi được, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. 15 năm là khoảng thời gian đủ...