Hãy nói với nhau bằng nhiều cách
Thông thường, khi hai người yêu nhau họ nói với nhau rất nhiều, lúc nào cũng có chuyện để tâm sự ngày gặp nhau nói chuyện không đủ, đêm hôm vẫn thức trao đổi qua điện thoại hay nhắn tin
Vậy mà, khi đã thành vợ chồng, lời nói với nhau bỗng dưng trở thành xa xỉ.Trong hành trình hôn nhân, hầu như vợ chồng nào cũng có đôi (nhiều?) lần chiến tranh lạnh. Khi chiến tranh lạnh xảy ra, nhiều người thú nhận rằng nó mệt mỏi không thua gì chiến tranh nóng!
“Ra đường sợ nhất công nông/Về nhà sợ nhất vợ không nói gì”. Nắm bắt yếu tố này, nhiều người vợ cứ hở chút là dỗi, là gây chiến tranh lạnh! Ngày nay cuộc chiến này còn được sự hỗ trợ tích cực của kỹ thuật số qua tin nhắn, chat… nên thường có tính lâu dài, thậm chí là… trường kỳ kháng chiến!
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Video đang HOT
“Mỗi khi vợ im lặng tôi có cảm giác gia đình giống như địa ngục, chẳng muốn về nhà để không phải thấy bộ mặt đưa đám của vợ. Hai người ở chung một nhà, ăn chung mâm mà mạnh ai nấy cắm cúi ăn, con hỏi gì vợ cũng ngậm hột thị, không thể cạy miệng được nửa lời. Cần điều gì, cô ấy nhắn qua điện thoại hay chat. Không chỉ mình thấy ngộp thở mà con cái cũng thấy căng thẳng!”.
Nhưng già néo thì đứt dây, có ông chồng nói thẳng: “Ban đầu mình cũng cảm thấy khó chịu, nhưng nhiều lần cô ấy giận dỗi kiểu đó khiến mình đâm lì luôn, kệ cô ấy muốn làm gì thì làm. Im mãi đến lúc cũng phải nói!”.
Thật ra, ngay chính phụ nữ cũng sợ chiến tranh lạnh. Có chị tâm sự: “Thú thật mình rất sợ chiến tranh lạnh. Chồng mình hở tí là hờn. Mình cũng “lì” nhưng chồng còn “lì” hơn! Có lần hai vợ chồng chiến tranh lạnh đến 10 ngày. Khi ấy còn ở với gia đình bố mẹ, chồng mình không dám bỏ đi ngủ nơi khác vì sợ người lớn biết. Cuối cùng mình phải làm hòa trước vì có dỗi cách mấy cũng phải ngủ chung một phòng”.
Trên một diễn đàn về gia đình, ý kiến của các chị về vấn đề này khá xôm tụ, đa số ý kiến đều cho thấy cả người thường chủ động gây ra chiến tranh và người bị động đều không hề muốn chiến tranh lạnh xảy ra.
“Em rút ra kinh nghiệm rồi, phụ nữ mình dỗi chỉ tổ thiệt thân. Mấy ông ấy mà dỗi là đi nhậu, đi chơi, hoặc dã man hơn là nằm ngủ khò khò bên cạnh mình, trong khi cục tức trong mình vẫn chưa tan. Lúc nhìn lão ý ngủ em chỉ muốn đá cho lão ý một phát lăn xuống giường. Kinh nghiệm của em bây giờ là làm lành trước khi ngủ, hoặc giả chọc cho lão ta tức, còn mình ngủ”.
“Thật ra, đàn ông yếu đuối hơn phụ nữ chúng mình nhiều lắm. Mình xuống nước một chút là được nhiều hơn mất, tha hồ moi họ đến đồng xu cuối cùng!”
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Cũng trên các diễn đàn, có khá nhiều lời khuyên từ chính kinh nghiệm của người trong cuộc. Một trong những lời khuyên được nhiều thành viên ủng hộ nhất: “Vợ chồng mình sống trong chiến tranh lạnh khá nhiều, nên mình cũng rút ra được một số kinh nghiệm cá nhân. Hồi đầu, mỗi lần chiến tranh lạnh, mình mất ngủ, khóc nhiều, buồn rầu… nên xuống sắc, trong khi chồng thì vẫn phơi phới, không có thái độ gì cả, lại thêm đi nhiều hơn, càng làm mình buồn hơn. Thế là bây giờ, hễ chiến tranh lạnh, mình không buồn nữa mà hẹn bạn bè đi chơi, uống nước tâm sự, hay đi giải trí như hát karaoke, mat-xa thư giãn, chăm sóc sắc đẹp, ăn mặc chăm chút hơn, tỏ ra vui vẻ như không có chuyện gì… Ban đầu ông ấy không thèm để ý, nhưng sau mấy lần thấy mình quá lạc quan, thì ông ấy lại chủ động “bình thường hoá quan hệ”, coi như không có chuyện gì xảy ra.
Mới thấy, giao tiếp vợ chồng không chỉ là lời nói mà cần phải nói với nhau nhiều, bằng nhiều phương cách để thông cảm, hiểu nhau hơn. Cùng với lời nói phải là nhưng hành động, cử chỉ thể hiện sự quan tâm, chăm sóc nhau…
Theo Bưu Điện Việt Nam
Em vẫn mãi yêu và đợi anh
Chang chu chang của em ơi! Anh có biết không em yêu anh nhiều lắm đó. Em thật sự cũng không hiểu nổi anh nữa anh biết không vì có một chuyện nhỏ mà anh lại nói chia tay với em dù anh đang còn yêu em, anh biết anh làm như thế sẽ khổ cho cả hai sao anh.
Em biết anh yêu em nhiều hơn nên em hay lên mặt với anh nhiều hơn làm anh buồn và khóc nhiều em hay trêu anh uỷ mỵ nhưng xuất phát từ tình yêu của anh. Thế nhưng sao chia tay với em anh đã đi yêu người khác, để cố quên em đi anh làm thế có quên được em không vậy anh hay càng làm ba chúng ta khổ tâm thêm em còn biết người đó yêu anh rất thật lòng. Nhưng nếu anh đã yêu người đó thật lòng thì em chúc anh hạnh phúc và hãy quên em hẳn trong trái tim anh đi nhé.
Sắp đến sinh nhật anh rồi đó em sẽ không được cùng anh đón sinh nhật nữa đâu nên em chúc anh hạnh phúc và vui vẻ. Anh à nhiều lúc em muốn quên anh nhưnng không thể nào quên được vì anh là mối tình đầu của em lúc nào em cũng yêu anh hết nên anh hạnh phúc thì em cũng hạnh phúc "Một lần yêu anh thề xin giữ giữ trọn đời mãi mãi yêu anh". Câu cuối dành cho anh đó mong anh đọc được những dòng này.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Em nên làm gì bây giờ? Em cảm nhận được tình cảm anh dành cho em. Nhưng không phải tất cả. Em yêu anh nhưng lại không dám mở lòng kể cả khi người bạn thân nhất của em khuyên em nên mở lòng với anh. Chỉ đến khi nghe bài hát ấy em đã nhận lời yêu anh. Anh có biết rằng em sợ tình yêu của anh...