Hãy nghe bác sĩ da liễu chỉ ra các bệnh về da thông qua những dấu hiệu xuất hiện trên da
Nếu không nhận biết những dấu hiệu này và điều trị kịp thời, các bệnh da liễu có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.
Những nốt đỏ, màu hồng hoặc màu nâu trên da có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Michelle Pelle, bác sĩ da liễu kiêm giám đốc điều hành Tổ chức MedDerm ở San Diego khuyên, mọi người cần đi kiểm tra càng sớm càng tốt nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu khả nghi nào. Với việc làm này, bạn có thể ngăn ngừa và điều trị một số bệnh nghiêm trọng dễ dàng hơn.
Dưới đây là những dấu hiệu trên da cảnh báo bệnh da liễu bạn cần đi gặp bác sĩ để chẩn đoán:
Những nốt đỏ, màu hồng hoặc màu nâu trên da có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Thịt thừa trên da
Thịt thừa trên da là những miếng thịt dư nhỏ, vô hại, thường xuất hiện thành cụm trên da. Các nốt này có thể gây khó chịu nếu nằm ở nơi mặc áo ngực hoặc khu vực da bị quần áo chà xát thường xuyên.
Cọ xát liên tục có thể làm chúng bị kích thích và viêm nhiễm. Tuy nhiên, mọi người không cần thiết phải loại bỏ những miếng thịt thừa này nếu không ảnh hưởng nhiều tới cơ thể. Joel Schlessinger, bác sĩ da liễu kiêm cố vấn y khoa tại trung tâm RealSelf khuyến cáo, bạn đừng cố gắng tự loại bỏ chúng bằng cách cắt hoặc cạo. Các dụng cụ để thực hiện việc làm này thường không được tiệt trùng nên có thể dễ dàng gây kích ứng và viêm da.
Thịt dư da là những miếng thịt dư nhỏ, vô hại, thường xuất hiện thành cụm trên da.
Mụn cóc do siêu vi trùng papilloma (HPV) ở người gây nên. Loại virus này có thể ảnh hưởng đến nhiều khu vực trên cơ thể, trong đó có cả bộ phận sinh dục.
HPV thường vô hại và không gây đau đớn nếu xuất hiện ở những bộ phận như bàn tay hoặc mặt. Tuy nhiên, theo Debra Jaliman, chuyên gia y khoa kiêm tác giả của cuốn Skin Rules: Trade Secrets from a Top New York Dermatologis, mụn cóc do loại virus này gây nên có thể tấn công lòng bàn chân, từ đó gây đau đớn mỗi khi bạn đi lại hoặc chạy bộ.
Tự loại bỏ mụn cóc tại nhà có thể gây nhiễm trùng và làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, cách giải quyết tốt nhất là đến tìm trợ giúp từ các chuyên gia da liễu. Lúc đầu, họ có thể thực hiện thủ thuật sinh thiết (biopsy) để kiểm tra ung thư da. Các chuyên gia sẽ tư vấn loại bỏ mụn cóc bằng nhiều cách như uống thuốc, sử dụng laser. Sau đó, bạn cần thực hiện đúng theo các bước điều trị để ngăn ngừa mụn cóc lại xuất hiện.
Mụn cóc do siêu vi trùng papilloma (HPV) ở người gây nên.
U lành tính
Mọi người có thể tìm thấy những khối u lành tính màu hồng hoặc nâu trên vùng da ở tay và chân. Những nốt này được tạo nên từ mô sẹo xơ. Chúng thường xuất hiện do vết côn trùng đốt hoặc lông mọc ngược gây nên.
Video đang HOT
Theo Jessie Cheung, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ da liễu tại Trung tâm Da liễu và laser ở Willowbrook, IL, giống tình trạng thịt dư da và hoặc u mạch, những nốt này hoàn toàn vô hại. Đôi khi, chúng có thể nhìn giống nốt ruồi. Do đó, mọi người cũng cần đi kiểm tra vì nốt ruồi có thể liên quan tới ung thư hắc tố.
Tàn nhang
Các vết tàn nhang, nhìn giống như nốt ruồi mọc thành cụm, xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như cánh tay, mặt, cổ, ngực trên và chân. Tuy nhiên, chúng không có khả năng phát triển thành ung thư da.
Các vết tàn nhang, nhìn giống như nốt ruồi mọc thành cụm, xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như cánh tay, mặt, cổ, ngực trên và chân.
Mọi người thường gặp khó khăn trong quá trình xác định nốt ruồi có khả năng gây ung thư. Alisha Plotner, bác sĩ da liễu tại Trung tâm Y tế Wexner trực thuộc Đại học bang Ohio cho hay, sở hữu càng nhiều tàn nhang sẽ càng gây cản trở khả năng nhận biết các bệnh về da. Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn nên đến kiểm tra da định kỳ tại những trung tâm da liễu có uy tín.
Dày sừng tiết bã
Dấu hiệu của chứng bệnh này là sự xuất hiện của các nốt đen, có vảy, lành tính trên da. Những người trên độ tuổi trung niên thường gặp phải tình trạng này. Các chuyên gia có thể loại bỏ lớp sừng bằng biện pháp cắt, dùng nitơ lỏng hoặc điều trị laser.
Jessica Weiser, chuyên gia y khoa về da liễu tại New York Dermatology Group cho hay, dù lành tính, những mảng sừng này có thể gây đau đớn nếu bị chà xát hoặc kích thích.
Dấu hiệu của chứng bệnh này là sự xuất hiện của các nốt đen, có vảy, lành tính trên da.
Nấm da
Nấm da sở hữu hình dạng giống với vết bớt nhỏ màu đỏ hoặc ít gây chú ý gần như vết bẩn trên da. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, tình trạng này bắt nguồn từ một loại nấm có khả năng gây nấm ngoài da và khi đi giày thể thao. Chúng thường có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Một số loại nấm có khả năng lây lan nhiễm trùng da và gây nguy hiểm nếu không được loại bỏ.
Cách đơn giản nhất để ngăn ngừa tình trạng này là làm sạch vùng da bị nấm tấn công với xà phòng hoặc dầu rửa chuyên dụng. Nếu không hiệu quả, mọi người có thể tìm đến sự trợ giúp từ các chuyên gia da liễu.
Cách đơn giản nhất để ngăn ngừa tình trạng này là làm sạch vùng da bị nấm tấn công với xà phòng hoặc dầu rửa chuyên dụng.
Ung thư biểu mô tế bào vảy và tế bào đáy
Dù là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, các bệnh ung thư này không được nhiều người trú trọng và điều trị kịp thời.
Theo Hiệp hội Ung bướu Hoa Kỳ, ung thư biểu mô tế bào vảy và tế bào đáy là hai loại ung thư phổ biến, gây ảnh hưởng tới khoảng 3 triệu người Mỹ mỗi năm. Khác với các nốt ruồi lành tính, những nốt màu đỏ, có vảy hoặc trắng như ngọc trai xuất hiện trên da là dấu hiệu của bệnh. Dù bệnh này không nghiêm trong như ung thư hắc tố, mọi người nên đi khám bác sĩ nếu nốt ruồi trở nên bất thường như thay đổi kích cỡ, chảy máu, ngứa.
Dù là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, các bệnh ung thư này không được nhiều người trú trọng và điều trị kịp thời.
Ung thư hắc tố
Saira J. George, giáo sư da liễu học tại Trung tâm Ung bướu MD Anderson cho biết, ung thư hắc tố không phổ biến như ung thư biểu mô tế bào vảy và tế bào đáy. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây nên rất nhiều vấn đề nguy hiểm. Để nhận biết bệnh ung thư này, mọi người có thể sử dụng một số mẹo như xác định những nốt ruồi không cân xứng, có đường viền không đều, màu bất thường, kích cỡ lớn hơn hạt đậu và thường thay đổi theo thời gian.
Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Các bác sĩ da liễu có thể chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất.
(Nguồn: Pre)
Theo Helino
"Giật mình" trước công dụng phụ đáng sợ của tỏi
Tỏi là một loại gia vị rất tốt để phòng bệnh cho cơ thể, tuy nhiên nó lại cực kì có hại cho những người mắc các bệnh như gan, thận...
Công dụng phụ đáng sợ của tỏi
Nguy cơ ngộ độc
Đây có lẽ là nguy cơ nghiêm trọng nhất có thể gặp khi ăn uống tỏi. Khi bị ngộ độc tỏi, ngoài dẫn tới những khó chịu trong dạ dày, chúng còn có thể dẫn đến tử vong.
Theo đó, những nguy cơ ngộ độc tỏi thường xuất hiện khi tỏi ngâm dầu để ở nhiệt độ phòng hoặc cất trữ quá lâu trong tủ lạnh.
Gây dị ứng
Cũng như hầu hết với các thực phẩm khác, một số người có thể bị dị ứng hoặc cơ thể không dung nạp tỏi. Nếu bị dị ứng nhẹ, tỏi gây chứng ợ nóng, đầy hơi... Nếu nghiêm trọng hơn, chúng có thể đe dọa đến tính mạng.
Khi nghi ngờ tỏi gây dị ứng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu hoặc một chuyên gia về dị ứng thực phẩm.
Tác dụng phụ với những thuốc theo toa
Tỏi có thể can thiệp với một số loại thuốc đang uống được kê theo toa, đặc biệt là với một số loại thuốc chống đông máu được sử dụng trong quá trình phẫu thuật.
Ngoài ra, những nghiên cứu về tỏi đã được xuất bản năm 2001 kết luận rằng: ăn tỏi có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hại khi kết hợp với một loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị HIV/AIDS". Vì thế, khi đang phải sử dụng thuốc theo toa, rất cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc có nên ăn tỏi không.
Kích ứng hệ tiêu hóa
Allicin trong tỏi cũng có thể gây kích ứng hoặc thậm chí gây tổn hại đến đường tiêu hóa. Do đó, chỉ nên ăn vừa phải, không nên lạm dụng ăn nhiều tỏi sống và nếu bị nghi ngờ hệ tiêu hóa bị kích ứng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Kích ứng da
Allicin, một hợp chất sinh ra khi giã tỏi sống, có thể gây kích ứng da rất mạnh (đỏ ửng, đau nhức, bỏng), nhất là khi làn da nhạy cảm hoặc tiếp xúc trực tiếp.
Những người không nên ăn tỏi
Mặc dù có nhiều tác dụng như vậy, nhưng không phải ai cũng nên dùng tỏi. Những người mắc bệnh sau đây không nên ăn tỏi.
Người mắc bệnh về mắt
Ăn tỏi nhiều và trong thời gian dài có thể làm tổn thương mắt. Vì vậy người có bệnh về mắt, giảm thị lực, hoa mắt.
Người mắc bệnh tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, các vi khuẩn xâm nhập đường ruột gây tổn thương cho hệ tiêu hóa. Nếu ăn tỏi vào gây kích ứng sẽ khiến niêm mạc đường ruột càng tổn thương, xung huyết, tắc nghẽn các chất cần tiêu hóa khiến cho người bệnh bị đau bụng và tiêu chảy nặng hơn.
Người mắc bệnh thận
Người bị bệnh thận và đang uống thuốc điều trị cần kiêng tỏi vì tỏi làm mất hiệu quả của thuốc, hoặc làm xuất hiện tác dụng phụ của thuốc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người có sức đề kháng yếu
Ăn tỏi nhiều sẽ tiêu hao khí của con người, đồng thời cũng tiêu hao cả máu. Hơn nữa tỏi hăng, nóng, có độc, sinh đờm động nhiệt, tản khí hao máu. Vì vậy, người có thể chất kém, khí huyết yếu cần chú ý hạn chế ăn tỏi.
Người mắc bệnh gan
Đã có nhiều quan niệm cho rằng ăn tỏi có thể giúp phòng tránh nguy cơ viêm gan. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cho rằng tỏi không có hiệu lực với loại virus gây viêm gan mà ngược lại, một số thành phần trong tỏi còn có thể gây kích thích dạ dày và ruột, ức chế quá trình tiết dịch của dạ dày, khiến bạn phải chịu đựng cảm giác đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn. Thêm vào đó, thành phần dễ bay hơi trong tỏi là nguyên nhân làm giảm tế bào hồng cầu và hemoglobin trong máu, dẫn đến tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân viêm gan.
Theo www.phunutoday.vn
Mụn mọc ở 'cậu nhỏ' có nguy hiểm? Bộ phận sinh dục nam giới thường xuất hiện các nốt mụn dạng vảy nhỏ, tròn trên bề mặt da, có màu đỏ hoặc màu da. Ảnh minh họa Bác sĩ Phan Mỹ Hạnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn cho biết, mụn phát triển khi các tuyến dầu trên bề mặt da bị chặn bởi bụi, tế bào da chết,...