Hãy một lần ghé thăm “nóc nhà của thế giới” khi bạn đang còn trẻ
Được xem như một trong những thánh địa Phật giáo nổi tiếng vào bậc nhất thế giới, Tây Tạng không chỉ có thảo nguyên, tuyết và cát mà còn là thiên đường của những công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng, dễ dàng chinh phục những du khách dù khó tính nhất.
Từ những cảnh quan hùng vĩ không nơi nào có được như Nyingchi – thung lũng sâu nhất thế giới – nước trong vắt đến tận đáy, in bóng bốn về núi tuyết trắng ngời; Danba – “vườn Trời trong lòng núi”; cho tới những địa điểm linh thiêng như Cung điện Bố Đạt La (Potala) – kỳ quan tôn giáo của cả nhân loại, Đền Đại chiêu (Jokang) – nơi linh thiêng nhất vùng tôn giáo Mật Tông. Hơn thế nữa là những trải nghiệm thử thách bản thân, những kinh nghiệm sống và kiến thức sinh tồn mà quý khách sẽ được trau dồi, thử nghiệm.
Phật giáo Tây Tạng, còn gọi là Lạt Ma giáo, là một hệ phái Phật Giáo quan trọng thuộc Phật giáo Đại Thừa, được truyền bá nhiều nơi gần Hy-mã-lạp sơn. Đặc trưng của Phật giáo Tây Tạng là sự trộn lẫn của các Thuyết nhất thiết hữu bộ và phép tu của Kim Cương Thừa. Tôn giáo là nền tảng cơ bản trong đời sống người Tây Tạng, vì vậy hình ảnh những ngôi chùa, những vị tăng trong màu áo nâu được nhìn thấy khắp nơi trên vùng đất thảo nguyên đầy cát và gió.
Sự ước ao tới “ Nóc nhà của Thế giới” không còn là trong mơ ước nữa, bạn hãy tận dụng cơ hội khi sức khoẻ còn đang sung sức để tới đây, dù chỉ một lần trong đời để khám phá, chinh phục thảo nguyên mênh mông chứa đựng bao điều bí ẩn..Giữa mênh mông thảo nguyên, bạn sẽ tập chung thăm quan những nơi nào để khám phá được phần nào vẻ đẹp, sự huyền bí của mảnh đất này?
Dưới đây là một số gợi ý:
Cung Điện Potala: Cung điện có 13 tầng với khoảng 1.000 phòng, 10.000 miếu thờ và lăng mộ của 8 vị Đạt Lai Lạt Ma, nhìn xuống thành phố Lhasa ở hướng nam. Potala được xây dựng chủ yếu bằng đất, đá và gỗ (do dê và sức người chở đến). Cung điện đươc chia thành 2 cung nhỏ là Bạch Cung (White Palace) và Hồng Cung (Red Palace). Ngoài nét kiến trúc độc đáo, cung điện Potala còn nổi tiếng với các bức tranh quý giá đang được trưng bày tại đây. Cung điện được xây dựng vào thế kỷ thứ VII, đánh dấu bởi cuộc hôn nhân chính trị gắn kết hai dân tộc Hán – Tạng lại với nhau với vai trò của quốc vương xứ Thổ phồn Songzanganbun và Văn Thành công chúa (nước Đại Đường).
Cung Điện Potala. Ảnh minh họa từ internet
Bạch Cung (White Palace) là nơi có tường đá trát đất sét trắng, được người Tạng coi là biểu tượng của hoà bình, cũng là nơi sinh hoạt của các Lạt Ma khi còn tại vị. Kiến trúc lưỡng tông Hồng-Bạch này còn áp dụng cho tất cả các cung điện lớn nhỏ khác xây trong Tây Tạng.
Bạch Cung. Ảnh minh họa từ internet
Hồng Cung (Red Palace) là quần thể kiến trúc mang tính chất tôn giáo gồm các điện Phật có linh tháp đặt thân xác các Đạt-lai Lạt-ma đã viên tịch và một số sảnh điện khác. Vé vào Potala phải mua trước và có giờ theo quy định đã đặt. Trong này họ quản lý khách vào theo số vé bán ra và thời gian đã có trên vé để giới hạn số lượng khách hàng ngày tránh bị quá tải.
Cung điện mùa hè Norbulinka: Nằm trên bờ sông Lhasa, cách cung điện Potala khoảng 2km về phía Tây, Norbulinka là một tác phẩm nghệ thuật với 4 khu cung điện, một tu viện và nhiều phòng ốc trong một khu vườn rộng lớn. Đoàn thăm chùa Đại Chiêu tự (Đền Jokhang): với 4 tầng mái mạ vàng- rộng 2.5 km2, được xây dựng từ năm 693, nằm ngay tại trung tâm Lhasa, với khu vườn rộng 100 mẫu Anh và 370 phòng. Đây vừa là ngôi chùa cổ thờ phật Thích Ca, vừa là tu viện nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng. Chùa Đại Chiêu đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, và là điểm hành hương thiêng liêng của các tín đồ Phật giáo khi đến với Tâ y Tạng, là biểu tượng cho thời kỳ huy hoàng nhất của kiến trúc Tây Tạng còn lưu giữ lại.
Sông băng Karola, Hồ Yamdrok: Một trong bốn hồ nước thiêng nhất toàn Tây Tạng. Tu viện Palkhor – được xây dựng vào thế kỷ thứ 15, với bảo tháp Gyantse Kumpum nổi tiếng – Linh tháp lớn nhất và kiến trúc độc đáo nhất Tây Tạng. Người ta cho rằng trong tháp có tới 100.000 bức tranh tường, những bức tượng Phật, các chư vị Bồ Tát nên còn được vinh danh là Đền Thập Vạn Phật
Video đang HOT
Sông băng Karola. Ảnh minh họa từ internet
Tu viện Palkhor: tu viện nằm trên đỉnh đồi Drolmari (thuộc dãy núi Tara), trung tâm Thành phố Shigatse, là một trong những điểm thu hút hàng ngàn tín đồ hành hương và khách du lịch khi tới Tây Tạng. Tu viện này là nơi cư ngụ của Ban Thiền Lạt Ma, người lãnh đạo tinh thần thứ hai, chỉ sau Đạt Lai Lạt Ma.
Tu viện Tashilhunpo: Tu viện Tashilhunpo được thành lập vào năm 1447 bởi Gendun Drup, đức Lai Lạt Ma đời đầu tiên. Tu viện có tổng diện tích gần 300.000 m2 gồm ba khu vực chính là Tháp thờ đức Phật Di lặc, Lăng Tháp của các đời Ban Thiền Lạt Ma và Điện Kelsang.
Tu viện Tashilhunpo. Ảnh minh họa từ internet
Tu viện Drepung: tìm hiểu về đời sống của người Tạng. Ở Lhasa người dân ở đây dậy rất sớm, có lẽ do mặt trời ló dạng đằng Đông sớm hơn các vùng khác. Trên đường phố ở đâu cũng bắt gặp đoàn người hành hương và người bản xứ đang cùng song hành hướng về một phía – Quảng trường Potala.
Tu viện Sera (Sắc Nhạ): Tu viện Sera (Sắc Nhạ) được thành lập năm 1419 bởi Lâm Jamchen Choje Yeshe theo lời yêu cầu của Đại Sư Tsong Khapa. là 1 trong 6 tu viện lớn của Hoàng Mạo Giáo (Yellow Hat Sect) trên toàn Tây Tạng.
Tham quan Zaki Temple: ngôi đền có một lịch sử và sự hình thành phát triển đặc biệt.
Theo VNM
Cappadocia - một thoáng mơ triền miên giữa cao nguyên trầm tích
Cappadocia - một thoáng mơ cho những trái tim nghiện xê dịch. Cappadocia - một thoáng lắng cho những tâm hồn chòng chành tuổi đôi mươi.
Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ có Istanbul - thành phố nối liền hai châu lục Á - Âu, nơi văn hóa giao thoa và lắng đọng trong bề dày thượng tầng lịch sử. Thổ Nhĩ Kỳ còn khiến người ta ngơ ngẩn với cao nguyên Cappadocia mơ màng tràn nắng gió, nơi những khinh khí cầu rực rỡ bồng bềnh trôi trên nền trời ngoạn mục nên thơ.
Nằm ở phía Trung Nam Thổ Nhĩ Kỳ, Cappadocia từ lâu đã trở thành thánh địa của tín đồ du lịch, nơi hàng ngàn Instagramer check-in những khuôn hình lung linh, yên bình và không kém phần sang chảnh.
Thung lũng được tạo thành từ hàng chục triệu năm về trước, với những lớp đá núi lửa bị bào mòn xếp tầng tầng lớp lớp như từng cây nấm nhỏ xinh. Cư dân ở đây dùng bàn tay khéo léo của mình khoét sâu vào từng hẻm núi, dựng nên nhà thờ, tu viện, công trình...huyền bí và cổ xưa. Trên bầu trời Cappadocia, khinh khí cầu bay rực rỡ như xứ sở thần tiên. Dưới mặt đất Cappadocia, cuộc sống thản nhiên tiếp diễn dưới lớp trầm tích lịch sử tĩnh mịch và nhẹ nhàng.
Cappadocia - một thoáng mơ giữa bầu trời thảo nguyên và hoàng hôn huyền hoặc
Không phải chỉ riêng Cappadocia, bầu trời thảo nguyên nơi đâu cũng là bài hát hoang dã và tự do đầy âm sắc. Nhưng ở Cappadocia, bầu trời ấy được tô hồng nhờ ánh hoàng hôn rừng rực lửa mộng mị; được điểm xuyết bởi hàng ngàn mảnh khinh khí cầu rực rỡ mơ màng như những cánh bướm non.
Từ lúc ánh bình minh ló rạng mang dải nắng vắt ngang trời cho đến khi hoàng hôn dần vụt tắt nhường chỗ cho sao lấp lánh, chẳng lúc nào Cappadocia thiếu bóng những chiếc khinh khí cầu khổng lồ. Mỗi 'quả bóng' ấy mang theo những du khách bay vút lên không, ngắm nhìn cao nguyên đá kỳ vĩ, mộng mơ và yên bình giữa lòng nước Thổ xinh đẹp.
Màu sắc rực rỡ của khinh khí cầu hòa quyện cùng nền trời hồng rực hoặc xanh thẳm, đổ bóng lên những cột đá trầm tích lúp xúp như nấm dưới thềm cao nguyên hoang sơ như một nét vẽ êm mượt diệu kỳ trong tranh Van-Gốc vậy.
Trên Instagram hay các tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới chẳng thiếu những shoot hình đẹp mê ly về Cappadocia. Có đến cả ngàn tín đồ thời trang, tín đồ du lịch khao khát đặt chân đến vùng thảo nguyên bình yên này, chỉ để một lần trong đời ngắm mảnh trời nhuộm sắc khinh khí cầu như xứ sở thần tiên, yên an uống tách trà mang vị biển Địa Trung Hải mặn mòi, ngắm hoàng hôn nơi đất nước nối liền hai châu lục Âu Á kỳ vĩ.
Cappadocia khi ấy, đẹp như một thoáng mơ...
Cappadocia - một thoáng lạc giữa bề dày trầm tích ẩn mình dưới núi đá hoang sơ
Đừng rời Cappadocia khi bạn chỉ vừa ngây ngất say bầu trời thảo nguyên mơ mộng. Vùng đất này có nhiều hơn thế, sâu sắc hơn thế và đáng để khám phá hơn thế. Bí mật kỳ diệu nhất của Cappadocia nằm sâu dưới những lớp đá trầm tích, nằm trong những hang động, những tu viện ngang dọc khắp các hẻm núi giữa lòng thảo nguyên hùng vĩ.
Suốt dọc thung lũng yên bình này, có tới 36 thành phố nằm sâu dưới lòng đất. Nơi rộng nhất là Kaymakli - có thể chứa tới 20.000 dân cùng vô số hành lý, công cụ phục vụ cuộc sống sinh hoạt thông thường. Nơi sâu nhất là Derinkuyu, nằm ở độ sâu 60 mét so với lòng đất. Nơi cổ kính nhất được xây dựng từ khoảng thế kỷ VIII TCN.
Kỳ vĩ và huyền hoặc, bạn có thể tìm thấy nơi đây những hành lang sâu thăm thẳm ăn vào lòng đất, những nhà thờ đầy các bức tranh họa nhiều màu sắc như nét tiêu biểu của nghệ thuật Byzantine; những tu viện Cơ Đốc Giáo văng vẳng tiếng ngân nga của các con chiên ngoan đạo, những nhà xác và phòng ngủ san sát nhau... Và đặc biệt hơn cả, những cột ống thông khí từ sâu trong lòng đất vươn cao như một cột ống khói khổng lồ là điều người Cappadocia tự hào nhất về bàn tay, khối óc sáng tạo của tổ tiên mình.
Cũng như người Ai Cập cổ đại, có lẽ những tín đồ Cơ đốc giáo đầu tiên khi đặt chân đến thung lũng huyền hoặc này đã nhận ra linh hồn trong từng hẻm đá sâu hun hút dưới chân thung lũng. Và trong dòng chảy cuồn cuộn của thời gian, có chăng chỉ đá cùng linh hồn bất diệt ấy mới đủ sức chống lại sự xói mòn trầm tích, gió bụi rêu phong để kiến tạo nên sự sống?
Chỉ biết rằng, những bàn tay tuyệt vời ấy, những khối óc vĩ đại ấy đã đục đẽo sâu vào từng hẻm đá, đặt những nền móng đầu tiên cho một kỳ tích thách thức thời gian. Công cuộc kiến tạo, xây dựng thành phố dưới lòng đất ở đây kéo dài qua hàng ngàn năm đến tận những thế kỷ IX-X Sau CN mới tạm dừng lại. Nhưng thế là quá đủ để nền văn minh hiện đại phải ngả mũ thán phục trước những kỳ quan, những di sản văn hóa hội tụ tinh hoa Á Âu một cách thuần thục, nhuần nhuyễn.
Nắng, gió, bụi Cappadocia giờ đây vẫn thì thầm kể câu chuyện của đá, câu chuyện của thảo nguyên, câu chuyện của nền văn hóa gìn giữ, lưu truyền và lắng đọng...
Theo TTVH
Ngắm nhìn mùa đông điêu khắc cảnh tượng đẹp khó tin ở Mông Cổ Nhiều du khách thích tới Mông Cổ vào mùa hè nhưng mùa đông ở đây cũng mang một vẻ đẹp hấp dẫn không kém. Mùa đông ở Mông Cổ khá dài và khắc nghiệt với nhiệt độ giao động từ -20 đến -45 độ C. Hầu hết khách du lịch đổ về đây vào mùa hè để tận hưởng nhiệt độ ấm áp...