“Hay là mình về quê chăn vịt” – bộ ảnh chụp từ trên không đàn vịt vài nghìn con của chàng nhiếp ảnh trẻ gây ấn tượng mạnh
Nhiếp ảnh gia Cao Kỳ Nhân thích chụp cảnh quan, thiên nhiên và các hoạt động làng nghề. Anh sử dụng thiết bị chính là flycam, giúp khai thác những góc nhìn tổng quan lạ và độc đáo.
Nhìn từ trên cao, “cánh đồng” vịt tại đầm Trà Ổ, Châu Trúc, Phù Mỹ, Bình Định trải dài bạt ngàn, hút tầm mắt. Trong ảnh, vợ chồng anh Nhanh đang còng lưng cho ăn cả đàn vịt lên đến vài nghìn con. Chúng từ mọi hướng, nhất tề cùng tụ về một điểm, tạo thành vòng xoáy vô cùng đẹp mắt.
Để chụp được bộ ảnh có cái tên mà tác giả vẫn đùa rằng “Hay là mình về quê chăn vịt”, Cao Kỳ Nhân đã phải tìm hiểu thật kỹ thời điểm gia đình chủ trại cho vịt ăn. Anh canh chụp buổi sáng và chiều trong ngày, bằng thiết bị flycam – máy bay điều khiển từ xa. Bình thường khi nghe tiếng flycam, vịt sẽ chạy tán loạn. Nhưng khi thức ăn được dâng lên tận miệng, chúng chẳng còn tâm trí đoái hoài xung quanh nữa.
“Đúng là lũ vịt tham ăn”, Nhân đùa!
Vợ chồng anh Nhanh bước đến, lũ vịt “hớn hở” biết rằng sắp được ăn no.
Vòng xoáy vô cùng đẹp mắt khi vài nghìn con vịt cùng “tề tựu”.
“Nhiếp ảnh là một hố vôi, càng chơi càng lún sâu”
Nhiếp ảnh gia 8X quê Phú Yên hiện đang sinh sống tại TP.HCM. Anh từng làm việc cho một công ty kiến trúc nước ngoài, trước khi tìm được đam mê thực sự với máy ảnh. “Vốn dành tình yêu cho nhiếp ảnh từ lâu, nhưng khi đó, điều kiện chưa có phép mình nhảy vào con đường gian khổ này”, Nhân nói.
Nhiều anh em đi trước cảnh báo rằng “nhiếp ảnh là một hố vôi, càng chơi càng lún sâu và cực kỳ tốn kém”. Anh sợ, không dám dấn thân vào “hố vôi” đó, chỉ thích ngắm ảnh đẹp của mọi người.
Đến tháng 9/2016, chàng thanh niên bằng nhiệt huyết và cả tuổi trẻ của mình, tự cho phép bản thân nhảy vào “bể khổ”. Không qua trường lớp, tự mày mò học hỏi, Nhân cầm máy ảnh trên tay nhưng… không biết nên chụp gì. Những bức ảnh đầu tiên bị chê bai nhiều khiến anh chán nản và có ý định dừng lại. Nghĩ lại, anh tặc lưỡi, thấm “lời cảnh báo của anh em”.
“Nhưng giờ mình đã lún sâu vào hố vôi, không thể leo lên được nữa, vậy thì cứ tiếp tục thôi”.
Nhân thích chụp cảnh quan, thiên nhiên và các hoạt động làng nghề. Anh sử dụng thiết bị chính là flycam, giúp khai thác những góc nhìn tổng quan lạ và độc đáo mà máy ảnh không thể.
Bộ ảnh “Hòn Yến mùa đánh bắt cá cơm” được chụp tại Hòn Yến, Phú Yên trong vòng 4 tháng. Nhân chấp nhận bỏ ra khoảng thời gian đủ lớn để canh chụp những chiếc thuyền đánh bắt cá cơm. Từ trên cao, những chiếc lưới khổng lồ được thả xuống biển và tạo thành hình thù đẹp mắt.
Anh “đánh cược” với cả thế giới, khi chẳng thể biết thuyền sẽ thả lưới ở đâu, vào thời điểm nào. Các bác ngư dân cũng không biết. Họ phải cho thuyền đi rà luồng cá, nơi nào có cá mới thả lưới để đánh bắt.
Anh “xách” xe máy đuổi theo ngư dân. Có những ngày, họ không có cá để đánh, anh cũng không có ảnh mang về.
Video đang HOT
Bộ ảnh “Hòn Yến mùa đánh bắt cá cơm” đầy ấn tượng, như bức tranh được vẽ giữa biển khơi.
Nhân còn tâm đắc với bộ ảnh “Hùng vĩ B’lao” tại Bảo Lộc, Lâm Đồng. Để săn sương, anh tìm đến đồi B’lao 3 lần, nhưng đều thất bại vì thời tiết không chiều lòng. Đến lần thứ 4, may mắn mỉm cười với chàng trai trẻ.
Toàn cảnh núi đồi B’lao ẩn hiện dưới màn sương trắng tạo nên vẻ đẹp huyền ảo và đầy hùng vĩ, Nhân và bạn bè nhảy cẫng sung sướng, quên hết những mệt nhọc.
“Hùng vĩ B’lao” với lớp sương trắng mờ ảo.
“Vườn của biển” là bộ ảnh Nhân theo đuổi trong 3 mùa nước cạn từ năm 2018 đến 2020. Rạn san hô Hòn Yến (An Hòa, huyện Tuy An, Phú Yên) vào mỗi buổi chiều đều ló ra khỏi mặt nước, rất đa dạng và đẹp mắt.
Nhân đến Hòn Yến năm 2018, khi các mảng san hô còn đẹp “tuyệt trần”. Hai năm sau, chúng bị tàn phá nghiêm trọng. Anh hy vọng chính quyền địa phương sớm can thiệp sớm, để bảo vệ rạn san hô tuyệt đẹp đang dần biến mất.
“Mình chụp ảnh để trải nghiệm, để chiêm ngưỡng cảnh đẹp, để khám phá văn hóa vùng miền và mong muốn chia sẻ cùng mọi người vẻ đẹp tiềm ẩn của quê hương, đất nước”.
“Vườn của biển” với những rạn san hô đẹp “tuyệt trần”.
“Việt Nam đẹp lắm. Càng chụp mình càng yêu và mong muốn bảo vệ”
Trong cuộc thi nhiếp ảnh trên không quốc tế – SkyPixel 2017, Cao Kỳ Nhân là một trong 2 nhiếp ảnh gia Việt Nam đạt giải trong hạng mục ảnh phong cảnh với tác phẩm “Chăn vịt”, dù khi đó anh chỉ mới “lún” vào “hố vôi” chưa đến một năm. Giành chiến thắng, Nhân đã khóc, vì quá hạnh phúc.
Nhân chọn “Chăn vịt” (khác với bộ ảnh “Hay là mình về quê chăn vịt” gần đây) mang đi thi SkyPixel, vì bức ảnh đã may mắn từng được National Geographic chọn là Daily Dozen (12 ảnh đẹp nhất trong ngày).
Sau tất cả, anh dần được mọi người chú ý và gọi vui là “Nhân vịt” hay “Thánh vịt”. Dù vậy, anh nói, ngại nhất khi chụp vịt đẻ trứng. Hoảng sợ vì tiếng flycam, nhiều con “tịt” luôn, không đẻ nữa, ảnh hưởng đến thu nhập của người nuôi.
Bức ảnh “Chăn vịt” của Cao Kỳ Nhân đạt giải tại cuộc thi nhiếp ảnh trên không quốc tế – SkyPixel 2017.
Nhiếp ảnh gia 8X chia sẻ, trước khi chụp ảnh, anh thường dành nhiều thời gian khảo sát và định hình ý tưởng. Mỗi nơi, mỗi thể loại, đều có cách chụp khác nhau. Tùy vào đó, anh chuẩn bị máy móc, thiết bị phù hợp.
Thời đại 4.0, mọi người đều có thể chụp ảnh bằng smartphone hoặc máy ảnh, khiến nghề chụp ảnh phong cảnh nghệ thuật ngày càng khó kiếm sống.
“Đúng như câu nói vui “chụp ảnh bằng đam mê chứ tiền bạc đâu ra”, nếu các bạn trẻ muốn theo đuổi nghề này phải suy nghĩ thật kỹ”, Nhân nói. Tuy nhiên, với anh, được trải nghiệm cảm giác thả hồn mình vào từng tác phẩm, như một nguồn năng lượng thôi thúc bản thân kiên định với con đường này.
“Nhiếp ảnh không chỉ là đam mê, mà còn là liều thuốc bổ, giúp tinh thần tốt hơn, cải thiện sức khỏe. Trong nhiều năm chụp ảnh, mình có được nhiều kỷ niệm đáng quý, kết nối nhiều anh em, bạn bè ở khắp mọi nơi và sống cởi mở hơn”.
Cao Kỳ Nhân – nhiếp ảnh gia 8X với đam mê khám phá đất nước theo cách riêng và độc đáo.
Nhìn lại chặng đường 4 năm của mình, Nhân muốn gửi gắm vẻ đẹp và những điều hay ho, thú vị của đất nước mình.
“Việt Nam đẹp lắm. Càng chụp mình càng yêu cảnh đẹp, văn hóa của quê hương và đặc biệt mong muốn bảo vệ. Hy vọng các bạn trẻ dù đi phượt, hay du lịch, vẫn luôn giữ ý thức và ra sức bảo vệ cảnh quan nước mình”.
Ảnh: NVCC
Sắc màu SV 9/7: 9X gây sốt vì đẹp như sao Hoa ngữ, cô gái trượt ĐH thành công tại Nhật
Vốn là giáo viên nhưng Lê Hà Phương lại bén duyên với nhiếp ảnh một cách tình cờ và thú vị. Nhiều người nhận xét, Hà Phương có nhiều nét hao hao nữ diễn viên Dương Mịch.
Lê Hà Phương (Tiêu Hạ), sinh năm 1995, sống và làm việc tại Hà Nội, nổi tiếng với những bức ảnh khoe nhan sắc xinh lung linh. Ban đầu, Hà Phương được gia đình định hướng theo Sư phạm Toán (trường ĐH Thủ đô Hà Nội) nhưng về sau, cô bạn lựa chọn theo đuổi thêm nghề nhiếp ảnh sau khi sản phẩm của bản thân được nhiều người đón nhận.
Trong cái bài giảng, Hà Phương là một cô giáo tâm lý nhưng với nhiếp ảnh, Hà Phương là một Tiêu Hạ mong manh, trong trẻo trong từng khoảnh khắc. 9X cao 1m52, nặng khoảng 42kg, sở hữu làn da trắng, bờ môi mỏng dỗi hờn và ánh mắt trong veo mơ màng. Ở nhiều góc chụp, cô có nét đẹp pha trộn của nhiều nữ diễn viên Hoa ngữ.
Ngô Thu Huyền (SN 1990) có bảng thành tích ấn tượng: Thay mặt công ty đi mở văn phòng tại Fukuoka (Nhật Bản), thiết lập quan hệ với các công ty gạo cội tại Nhật Bản, vào top 100 nhân viên xuất sắc của công ty quy mô 16.000 nhân sự. Nhưng trước khi đến với thành công, Thu Huyền từng đứng trước những ngã rẻ bất ngờ khi chứng minh rằng ĐH không phải là con đường duy nhất, mà chỉ là con đường an toàn nhất.
Sau khi trượt ĐH, Thu Huyền chuyển hướng học Công nghệ thông tin. Sau 2 năm, cô gia nhập FPT Software ở vị trí lập trình viên. Dự án đầu tiên với khách hàng Nhật Bản mà Thu Huyền đảm nhận lại chính là tiền đề giúp cô trở thành kỹ sư cầu nối của công ty làm việc tại Nhật Bản. Sau 9 tháng học tập trung, Huyền được cử sang Nhật làm việc. Sau 6 năm làm việc học tập với vị trí kỹ sư cầu nối, đúng thời điểm FPT Software tăng cường sự hiện diện tại Nhật Bản, Huyền một lần nữa quyết định chọn phát triển mảng kinh doanh tại Fukuoka.
Sau 3 năm khởi đầu, văn phòng do Huyền phụ trách mang về cho công ty những khách hàng triệu đô. Fukuoka trở thành một trong 10 văn phòng, chi nhánh quan trọng của FPT Software tại thị trường Nhật Bản, hướng đến mục tiêu đưa FPT Software vào top 30 công ty CNTT hàng đầu tại thị trường này. Tám năm sống và làm việc tại Nhật Bản, với sự nhiệt huyết và sống hết mình với con đường đã chọn, Thu Huyền ngày càng bản lĩnh và tự tin hơn bao giờ hết.
Hôm nay, trường THPT Phan Đình Phùng tổ chức lễ bế giảng. Bên cạnh những giây phút lắng đọng vào ngày cuối cùng đến trường, các nữ sinh THPT Phan Đình Phùng cũng gây ấn tượng với vẻ đẹp xinh xắn, đáng yêu trong tà áo dài trắng.
Hai sinh viên của trường ĐH Kiến trúc Hà Nội là Đặng Thị Thu Uyên và Nguyễn Đăng Hải (ngoài cùng bên phải) đã xuất sắc giành 2 giải thưởng cuộc thi thiết kế "Ý tưởng kiến trúc bệnh viện dã chiến" do Hội Kiến trúc sư Việt Nam trao tặng. Hai bạn trẻ cho biết, họ chọn sân Mỹ Đình làm bệnh viện dã chiến, vì sân có tổng diện tích 17,2 ha, phần sân cỏ thi đấu có đủ không gian và độ ổn định nền móng đáp ứng được yêu cầu của bệnh viện dã chiến.
Tối 8/7, trường ĐH Luật Hà Nội đã tổ chức chương trình tri ân và tạm biệt sinh viên khóa 41 của trường với chủ đề "The Moonlight". Đêm nhạc hội là những tình cảm tốt đẹp của những người em khóa dưới dành cho các bạn sinh viên K41.
Ngô Thụy Đan Phương (17 tuổi, đang là học sinh 11 Anh, trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, TP. Đông Hà, Quảng Trị) không chỉ nổi tiếng sau khi đăng quang "Nữ hoàng tại dạ hội" của trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn 2020 mà còn gây chú ý với bảng thành tích ấn tượng.
Đan Phương từng 10 năm là học sinh giỏi; giải nhất hùng biện tiếng Anh toàn Quảng Trị từ năm lớp 8; Huy chương Đồng Tiếng Anh qua mạng; giải Nhì tiếng Anh cấp tỉnh; Liên đội trưởng Liên đội trường THCS Phan Đình Phùng; Chủ nhiệm CLB Tiếng Anh; Phó Chủ nhiệm CLB Hành trình tuổi trẻ của trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn; 2 lần đăng quang "Nữ sinh thanh lịch" ở trường THCS Phan Đình Phùng.
Không mang theo tiền, đi đến đâu xin ăn ngủ đến đó, Bùi Ngọc Quý (SN 1997, quê huyện Chư Prông, Gia Lai) quyên được 127 triệu đồng trên hành trình đi bộ từ TP. HCM ra Hà Nội, dành xây trường cho trẻ nghèo.
Trên trang cá nhân của mình, Bùi Ngọc Quý cho biết, anh sắp kết thúc chuyến đi bộ qua 20 tỉnh, thành theo Quốc Lộ 1A, bắt đầu từ cầu Sài Gòn (TP. HCM) đến Ba Đình (Hà Nội). Dự kiến, anh sẽ hoàn thành chuyến đi lúc 20h hôm nay.
Á khôi Sinh viên Việt Nam - Lò Thị Huyền Trang "gây thương nhớ" trong bộ ảnh áo dài trắng và trang phục dân tộc Thái để lưu giữ tuổi thanh xuân tươi đẹp.
Huyền Trang đạt danh hiệu Á khôi 1 cuộc thi "Hoa khôi Sinh viên Việt Nam" khi còn là sinh viên năm thứ nhất của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Sau khi đoạt giải, Huyền Trang được ra thăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa trong chuyến "Hành trình Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương năm 2019" do T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức.
Hội nữ sinh ĐH Kinh tế Quốc dân vô cùng hào hứng khi biết tin một quầy nail xinh xắn đã được khai trương ngay trong trường với giá cả cực kỳ hợp lý. Được biết, quầy nail nằm trong quán cafe Synary ở trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
Giới trẻ Hà Nội đang háo hức rủ nhau đi thưởng thức món chè xôi nén gần như "thất truyền" từ thời "ông bà anh". Làm bằng nếp, đỗ xanh, đường, vừng rang, dừa nạo... chè xôi nén sau khi hoàn tất được cắt thành hình tam giác hoặc hình thoi xinh xắn. Khi ăn, phải nhâm nhi cùng nước chè xanh. Hiện nay, chè xôi nén chỉ được bán ở một số quán lâu đời ở Hà Nội.
Khoảnh khắc 2 toà tháp cao nhất Sài Gòn vô tình lọt chung khung hình khiến dân mạng thảng thốt: Đẹp như cảnh trong phim Hollywood vậy! Hiếm hoi lắm mới thấy cả toà nhà Bitexco và Landmark81 ở Sài Gòn xuất hiện trên cùng một bức ảnh. Là một trong những thành phố năng động và hiện đại bậc nhất tại Việt Nam, những công trình chọc trời vì thế cũng ngày càng "mọc lên như nấm" giữa Sài Gòn. Trong số đó, nổi bật nhất vẫn là Bitexco...