Hãy kiểm tra ngay linh kiện này nếu không muốn PC của bạn “chết bất đắc kỳ tử”
Khi xây dựng một hệ thống máy tính để bàn mới, hầu hết người dùng ít chú ý đến một thành phần không kém phần quan trọng, đó là bộ nguồn (PSU).
Khi xây dựng một hệ thống máy tính để bàn mới, hầu hết người dùng ít chú ý đến một thành phần không kém phần quan trọng, đó là bộ nguồn (PSU). Thông thường, mọi người ta đều muốn dành đa số chi phí cho các thành phần chính của máy tính như bo mạch chủ (Mainboard), bộ xử lý (CPU), bộ nhớ (RAM) và ổ lưu trữ ( HDD hay SSD)…
Tuy nhiên, những thử nghiệm cho thấy bộ nguồn đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của máy tính. Đó là nơi cung cấp nguồn điện năng cho toàn bộ hệ thống. Thực tế đã chỉ ra rằng, việc nguồn hoạt động không ổn định là nguyên nhân lớn dẫn đến các lỗi trên card đồ họa, main và cả CPU.Chính vì vậy, bạn hãy tham khảo những vấn đề cần cân nhắc dưới đây trước khi chọn mua một bộ nguồn hiệu quả cho hệ thống máy tính của mình.
Các nhà sản xuất thường liệt kê công suất sản phẩm bộ nguồn của họ theo đơn vị Watt (W). Một bộ nguồn có số Watt cao hơn có thể cung cấp nhiều điện năng hơn, đáp ứng nhu cầu trang bị nhiều thành phần linh kiện hơn cho hệ thống. Trên thị trường hiện nay, nguồn điện máy tính để bàn có công suất từ khoảng 400W lên đến 1.800W. Những con số này chính là công suất liên tục, không phải công suất đỉnh. Lưu ý là hầu hết các bộ nguồn đều chỉ có thể hoạt động ở công suất đỉnh trong một khoảng thời gian ngắn.
Khi lên kế hoạch lắp ráp máy tính mới, bạn có thể tính toán công suất tiêu thụ của các thành phần linh kiện rồi từ đó mới chọn được bộ nguồn có công suất phù hợp. Thông thường, bạn có thể tính dư ra so với con số dự kiến nhằm phòng ngừa cho trường hợp nâng cấp sau này. Đối với người dùng chỉ có nhu cầu làm việc cơ bản thì chỉ cần máy tính có cấu hình trung bình với bộ nguồn công suất khoảng 400W là đủ. Nhưng đối với người dùng đam mê công nghệ, thích “vọc” thì nên chọn bộ nguồn công suất lớn để đáp ứng nhu cầu ép xung , gắn thêm các loại đèn hay đồ chơi trang trí cho thùng máy, tản nhiệt nước lắp trong,…
Hiện nay, các giá trị công suất được in trên nhãn dán của bộ nguồn thường có hai dạng, bao gồm công suất đỉnh ( Peak Wattage) và công suất liên tục ( Continuous Wattage). Công suất đỉnh vốn là công suất tối đa ( Maximum Wattage) mà bộ nguồn có thể đáp ứng được trong một khoảng thời gian nhất định; còn công suất liên tục là công suất hiệu dụng ( Total Wattage), chính là mức công suất mà tại đó bộ nguồn có thể hoạt động an toàn liên tục.
Video đang HOT
Công suất liên tục và công suất đỉnh thường được công bố dựa trên các bài kiểm tra của nhà sản xuất. Chẳng hạn, một bộ nguồn có công suất liên tục là 500W và điều đó cho thấy rằng nó có thể cung cấp công suất nguồn ra 500W liên tục mà không bị biến động. Trong khi đó, nếu được công bố với công suất đỉnh là 500W thì bộ nguồn đó chỉ có thể cung cấp sức mạnh tối đa là 500W, nhưng có lẽ chỉ trong khoảng vài phút trước khi tụt xuống mức thấp hơn. Để đơn giản hơn, người dùng máy tính thông thường chỉ nên quan tâm đến mức công suất liên tục khi chọn mua bộ nguồn và bỏ qua thông số công suất đỉnh.
Tương tự như việc chọn mua bất kỳ sàn phẩm nào, chúng ta nên mua một bộ nguồn máy tính chất lượng từ các hãng có tiếng thay vì chọn các model bộ nguồn giá rẻ từ các thương hiệu ít tên tuổi. Như đã đề cập từ đầu, bộ nguồn ảnh hưởng đến mọi bộ phận trong hệ thống máy tính và có thể là nguyên nhân gây hỏng hóc cho bất kỳ linh kiện nào trong những trường hợp nguồn điện bị dao động.
Bộ nguồn tốt phải cung cấp được dòng điện “chuẩn” cho các linh kiện. Nói cách khác, vấn đề ổn định dòng điện phải được đặt lên hàng đầu. Chọn lựa đúng bộ nguồn sẽ đem lại sự ổn định và tuổi thọ lâu dài cho toàn hệ thống. Vì thế, bạn nên xem xét cẩn thận khi thấy một bộ nguồn có công suất theo công bố khá cao nhưng giá bán lại quá rẻ. Chất lượng luôn tỉ lệ thuận với giá thành, đó là lý do tại sao bạn nên chọn sản phẩm của những nhà sản xuất uy tín. Các hãng lớn thường tung ra thị trường rất nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú về mẫu mã và tính năng để người dùng lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.
Những linh kiện không bao giờ lỗi thời trong dàn PC, mua một lần 'xài đến chết' thì thôi
Mua một lần xài mãi mãi...
Một khi đã bước chân vào con đường chơi PC thì anh em cũng đã bước chân vào một cuộc đua thần thánh mà những cái cũ sẽ luôn bị loại bỏ và cái mới sẽ lên ngôi... cho đến khi cái mới đó trở thành cái cũ và bị đạp xuống bởi cái mới hơn. Tuy nhiên, một dàn PC không phải là một khối duy nhất. Nó được cấu tạo từ nhiều linh kiện và không phải linh kiện nào cũng phải tham gia cuộc chạy đua vũ trang bất tận này. Đây cũng sẽ là những thứ mà anh em có thể tự tin đầu tư mạnh tay vì chúng sẽ không (hoặc rất khó) lỗi thời. Theo lẽ thường thì chúng sẽ có thể đi theo phục vụ anh em đến chết thì thôi, hoặc ít nhất thì cũng cho đến khi anh em thay chúng bằng cái khác ngon hơn.
Case
Cái này là dĩ nhiên rồi, một cục kim loại và kính cường lực thì làm quái gì mà lỗi thời được chứ? Cái thùng case không hề ảnh hưởng chút nào đến hiệu năng dàn PC của anh em. Case mới hay case cũ thì hiệu năng cũng không đổi. Khi đi mua case, anh em chỉ cần chọn mẫu nào hoàn thiện tốt, ngoại hình thì đẹp đẹp một chút rồi cứ thế mà ôm về dùng thôi. Cho dù qua bao nhiêu thế hệ phần cứng đi nữa, chỉ cần anh em còn thấy vừa mắt, cái case chưa hỏng và chuẩn thiết kế ATX vẫn còn tồn tại thì vẫn cứ thế mà dùng thôi.
Ngoài việc là một cái thùng để anh em bỏ và cố định linh kiện vào đó thì nó cũng giúp bảo vệ linh kiện của anh em, tạo luồng lưu thông khí và làm đẹp cho cả dàn PC, thế nên nếu được thì anh em đừng tiếc tiền mua case làm gì cả. Mua một cái case tốt, ngoại hình ngầu lòi chẳng bao giờ thừa đâu, miễn là đừng để mức giá nó trở thành gánh nặng cho anh em là được.
Fan (quạt)
Quạt là quạt, và dù có tính năng gì hay ho rồi trang bị LED lủng gì đi nữa thì về cơ bản nó vẫn chỉ là quạt. Nhiệm vụ của quạt là tạo luồng lưu thông khí để giúp case trao đổi khí liên tục, tạo điều kiện cho các bộ tản nhiệt hoạt động tốt nhất có thể. Tác dụng của nó chỉ có bao nhiêu đó thôi, và nếu nó còn chạy được thì là nó vẫn chưa lỗi thời và anh em có thể dùng cho đến khi nào nó hỏng thì thôi.
Anh em cũng cần nhớ là quạt chia làm 2 dạng chủ yếu dựa theo khả năng kiểm soát tốc độ quay. Loại thứ nhất là quạt thường, dùng đầu cắm 3 chân và chỉ có 1 tốc độ duy nhất. Loại thứ 2 là quạt PWM có thể điều chỉnh linh động tốc độ quay. Quạt PWM thì mới hơn và xịn sò hơn nhưng cũng không vì thế mà quạt thường trở nên lỗi thời, nó vẫn là sự lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn tiết kiệm chi phí mà vẫn muốn case của mình được thông khí tốt.
Tản nhiệt khí
Bộ tản nhiệt có vai trò lấy nhiệt từ CPU và khuếch tán nó ra ngoài không khí môi trường. Mỗi một bộ tản nhiệt sẽ được thiết kế để có thể tản nhiệt cho CPU lên tới một mức công suất nhất định. Chỉ cần anh em không thay vào một con CPU quá nóng, vượt quá khả năng tản nhiệt của bộ tản thì nó vẫn sẽ có thể phục vụ anh em lâu dài, qua nhiều thế hệ CPU khác nhau. Miễn là vị trí mấy con ốc bắt tản trên main không thay đổi và cái tản chưa hư thì cứ thế mà dùng thôi.
Ngoài ra thì bộ tản nhiệt cũng thường rất trâu bò so với các phần còn lại của cả hệ thống. Nó có 2 thành phần chính là quạt tản nhiệt và dàn heatsink. Quạt thì mình đã nói rồi nên không nói nữa, chúng ta sẽ nói về phần heatsink. Heatsink cũng bền như cái case của anh em vậy vì ngoài chất tản nhiệt bên trong ống đồng ra thì chẳng có cái gì chuyển động hay ma sát hết.
Mấy dàn heatsink có ống đồng và lá nhôm không được phủ lớp chống oxy hóa thì có thể ra ten và giảm hiệu suất một chút nhưng chung quy vẫn chẳng có vấn đề gì. Còn đối với những dàn được mạ niken cả ống đồng lẫn lá nhôm thì có lẽ nó chỉ hư khi anh em phá mà thôi. Còn quạt mà có hư thì cứ mua quạt mới gắn vào là lại ngon lành.
Nguồn
Như đã nói bên trên, với đà phát triển của công nghệ thì những các linh kiện PC đều sẽ trở nên lỗi thời rất nhanh. Tuy nhiên, nguồn thì không như vậy, nó không có các đế bán dẫn và không tuân theo định luật Moore nên sẽ gần như không bị lỗi thời.
Một bộ nguồn tốt sẽ có thể phục vụ bạn trong suốt vòng đời của nó hoặc cho đến khi anh em quyết định thay thế nó bằng một cái mới tốt hơn. Trong khi VGA, Main, CPU... Trở nên lỗi thời theo từng năm thì bộ nguồn sẽ vẫn mãi như vậy. Với một bộ nguồn xịn, cho công suất cao, dòng điện ổn định và linh kiện bền bỉ thì anh em có thể sử dụng nó cả chục năm mà không vấn đề gì. Đầu tư một bộ nguồn "xịn" chưa bao giờ là một khoản đầu tư lỗ vốn cả.
HDD
Computer hard drive with the protective casing removed
Nhiều anh em sẽ thắc mắc vì sao mình lại lôi thứ công nghệ cũ rích xuất hiện lần đầu vào năm 1953 vào đây mà lại nói không lỗi thời đúng không nào? Đúng là nó đã lỗi thời thật nếu so với SSD (đặc biệt là mấy cái SSD PCIe NVMe). Sự phát triển của công nghệ HDD dành cho người dùng phổ thông dường như đã khựng lại luôn trong mấy năm nay rồi, chúng vẫn cồng kềnh và chậm chạp như vậy.
Tuy nhiên đó mới là điểm đáng chú ý, vì HDD không thể nhanh hơn được nữa nên anh em mua HDD bây giờ sẽ không sợ nó bị lỗi thời so với mấy cái HDD thế hệ sau. Dù không nhanh như SSD nhưng nó lại rẻ hơn rất nhiều nên anh em vẫn có thể dùng nó để lưu những dữ liệu không yêu cầu tốc độ truy xuất cao. Thời đại này lấy để lưu game online, cài Win thì không ổn chứ lưu phim với lưu game offline thì vẫn tốt chán. HDD chắc chắn sẽ còn sống thêm nhiều năm nữa, ít nhất là cho đến khi SSD có thể thay thế nó với một mức giá lý tưởng hơn.
Kingston ra mắt ổ SSD NVMe PCIe KC2500 thế hệ mới Kingston Technology chính thức ra mắt KC2500, ổ cứng SSD M.2 NVMe PCIe thế hệ mới dành cho máy tính để bàn, máy trạm và máy tính hiệu năng cao (HPC). Ổ SSD PCIe NVMe KC2500 của Kingston sử dụng bộ điều khiển Gen 3.0 x 4 mới nhất và NAND TLC 3D 96 lớp. Với tốc độ đọc 3500MB/giây và ghi 2900MB/giây,...