Hãy dũng cảm từ bỏ nỗi đau để tìm lại hạnh phúc
Đằng sau một cuộc tình không trọn vẹn, cuộc hôn nhân không hạnh phúc là những vết sẹo không bao giờ lành.
Người ta thường nói “ mối tình đầu là mối tình đẹp nhất”, đối với chị Nguyễn Linh S. (30 tuổi, Hà Nội), đó không chỉ là mối tình khắc cốt ghi tâm, mà còn là mối tình đau lòng nhất. Chị và chồng đã từng là cặp đôi được nhiều người ngưỡng mộ khi cùng nhau trải qua quãng thanh xuân tươi đẹp để về với nhau và có cùng nhau một bé gái.
Cuộc sống bắt đầu thay đổi khi chị không được nhà chồng tôn trọng, họ đã dùng những lời cay độc để xỉa xói, làm tổn thương đến lòng tự trọng của chị, tuy vậy, nghĩ cho chồng cho con, chị đã bỏ qua. Nhưng rồi, chị không ngờ rằng mình sẽ bị chính người chồng mình yêu thương suốt bao nhiêu năm phản bội. Ban đầu chị đã tỏ ý nói chuyện để cho chồng hiểu và quay trở lại, thế nhưng sau những lần cãi vã và bất đồng quan điểm, chị đòi ly hôn. “Tôi đã thử ly thân hai lần vì con, mỗi lần thường kéo dài khoảng một năm. Chúng tôi cũng đã thử quay lại, nhưng cảm xúc không còn như lúc đầu được nữa”. – Chị S. chia sẻ
Ly hôn trở thành nỗi đau của nhiều phụ nữ. (Ảnh minh họa)
Người phụ nữ luôn là người thiệt thòi nhất trong chính câu chuyện của họ, bởi vì trách nhiệm, tình thương dành cho con, họ thường là những người nhẫn nhục, chịu đựng, đè nén nỗi đau để sống tiếp. Không những thế, phụ nữ có xu hướng ngại đi thêm bước nữa chỉ vì những vết sẹo từ cuộc tình trước để lại, chị S. nói: “Tôi không có suy nghĩ sẽ tái hôn, mặc dù mọi người cũng có khuyên bảo, nhưng lần đổ vỡ đó đã hằn vào tôi quá nhiều thứ. Không phải không có người tốt tìm hiểu làm quen, mà là tôi tự khép mình lại, không muốn tin thêm một ai, vì tôi sợ, sợ rồi sẽ lặp lại câu chuyện của ngày trước…Chính vì quá khứ lo lắng cho người ta thái quá, tôi đã bỏ bê và đánh mất bản thân mình, tôi không muốn lại như thế nữa”.
Từ lúc ly hôn cho đến nay đã được 2 năm, chị có cuộc sống khá ổn định với con gái của mình. Gặp chị, ấn tượng đầu tiên của tôi là sự vui vẻ, xởi lởi, lạc quan, dường như tôi không còn nhìn thấy dấu vết nào của một cuộc tình thất bại trong người phụ nữ trẻ ấy. Việc ly hôn không được gia đình chấp nhận, chị S. đã đưa con ra ngoài thuê phòng trọ, tự tìm việc làm để trang trải cuộc sống. Chị cho rằng việc ly hôn là biến cố mà không ai có thể lường trước được, quyết định ấy là sự lựa chọn sau thời gian dằn vặt, tủi hờn, nhẫn nhịn vì con.
Thế nhưng, cũng như nhiều phụ nữ hiện đại, chị S. nghĩ rằng: “Chúng ta là một cá thể riêng biệt, kể cả sống trong tập thể, chúng ta vẫn có cuộc sống riêng của bản thân mình. Là phụ nữ, việc chăm lo tổ ấm là trách nhiệm, ngày trước vì chỉ nghĩ cho gia đình mà tôi đã bỏ đi suy nghĩ làm công việc mình thích vì bất tiện cho việc nuôi con, nội trợ,… Nhưng đến giờ tôi nghĩ rằng người phụ nữ hiện đại, làm sao để trở nên giỏi hơn, đẹp hơn cũng là điều quan trọng”.
Người phụ nữ hiện đại biết sống cho bản thân mình. (Ảnh minh họa)
Đó cũng là quan điểm sống của chị Amy Nguyễn (33 tuổi, TP. Hồ Chí Minh), khi hạnh phúc gia đình của chị Amy chỉ vẻn vẹn 3 tháng. Theo chị Amy: “Nhu cầu được yêu thương là thiết yếu của mỗi con người, nhưng nếu không hạnh phúc trong cuộc tình của chính mình, thì cũng không nên gượng ép làm gì. Nhất là đối với người phụ nữ, việc sống mòn với sự chịu đựng sẽ khiến họ đánh mất chính bản thân lúc nào không hay”.
Video đang HOT
Chị Amy ly hôn khi con trai mới được ba tháng tuổi, thế nhưng vì định kiến từ gia đình, chị không được bố mẹ giúp đỡ, chị đành chuyển ra ngoài ở riêng với con. Do công việc bận rộn, cộng với bệnh viêm phổi của con dai dẳng không khỏi, vậy nên chị đã từng có một khoảng thời gian khó khăn mà không có ai bên cạnh. Tuy nhiên, chị chắc chắn rằng mình hoàn toàn có thể nuôi con mà không cần đến bất kì sự giúp đỡ nào: “Việc ly hôn đã khiến tôi nhận ra những sai lầm khi không tìm hiểu kĩ kiến thức hôn nhân, đã quá tự tin vào bản thân. Thế nhưng tôi có tính tự lập cao, dễ thích nghi với hoàn cảnh mà bây giờ tôi có thể tự tin tạo ra nhiều giá trị tốt hơn trong việc nuôi dạy con, làm mới bản thân, sống cuộc sống vui vẻ”.
Đã năm năm kể từ ngày chị Amy và chồng đường ai nấy đi, nhưng chị chưa nghĩ đến chuyện sẽ kết hôn lần nữa, theo Amy Nguyễn, việc đổ vỡ khiến cho người phụ nữ thận trọng hơn rất nhiều trong các mối quan hệ: “Tình yêu của ngày trẻ đơn giản và thuần khiết, nghĩ rằng chỉ cần đến được với nhau là đủ. Thế nhưng, sau một lần hôn nhân thất bại thì đó không còn là cảm xúc của hai người nữa. Trên hết, với người mẹ, hạnh phúc đều quay xung quanh con, kể cả quyết định ở vậy cũng là do nghĩ cho con của mình”.
Hiện tại chị Amy Nguyễn đang làm giáo viên với thu nhập ổn định, một mình nuôi con nhưng chị vẫn luôn lạc quan, sống tích cực, thường xuyên cùng con đi du lịch,…Với quan điểm sống tiến bộ, đặt ra tương lai là hành trình hạnh phúc của bản thân để không ngừng nỗ lực sống tốt hơn, chị Amy trở thành người truyền động lực cho những người phụ nữ có hoàn cảnh giống mình. Theo chị, phụ nữ thế kỉ 21 nên khẳng định được giá trị bản thân, bản lĩnh không phụ thuộc vào ai, khi mình đã quyết định làm bất cứ việc gì, mình đều cần có thái độ hiên ngang, tự chịu trách nhiệm với cuộc sống, gia đình, con cái.
Hạnh phúc tan vỡ, niềm tin bị đánh mất sẽ luôn là vết sẹo không dễ gì lành lại đối với bất kì người phụ nữ nào. Thế nhưng đối với người phụ nữ hiện đại, điều quan trọng là họ biết buông bỏ quá khứ, vượt qua được nỗi đau đó để làm đẹp bản thân, sống lạc quan, tích cực, sống đúng với bản ngã của chính mình./.
Những người phụ nữ dũng cảm bước qua bóng tối
Những tổn thương do việc bị lạm dụng tình dục thuở thơ ấu đã nhốt nhiều đứa trẻ trong bóng tối của mặc cảm và nỗi đau cho đến trưởng thành.
Nhưng cũng có những người dũng cảm và mạnh mẽ bước ra khỏi bóng tối để tìm lại ánh sáng cho cuộc đời mình, lan tỏa ánh sáng đến nhiều người.
Nói ra để chữa lành
Năm 2016, khi quyển sách "Cát hay là ngọc" được xuất bản, nó đã gây sự chú ý không nhỏ cho cộng đồng. Không chỉ bởi quyển sách nói về một đề tài đầy gai góc, đau đớn, đáng được quan tâm: Trẻ em bị xâm hại tình dục, mà bởi nó được viết ra bởi một cô gái từng là nạn nhân của ấu dâm.
Quyển sách "Là cát hay là ngọc", tự truyện của một cô gái từng là nạn nhân của ấu dâm.
Cô gái ấy tên là Nguyễn Thị Bích Ngọc, nick name Sandy. Từ năm 8 tuổi, cô đã bắt đầu trở thành con mồi của kẻ ấu dâm. Cha mất sớm, Ngọc sống ở Cần Thơ và bị chính người thân của mình lạm dụng. Lên cấp 2, Ngọc lên Sài Gòn và một lần nữa, nỗi đau ập đến khi cô tiếp tục bị xâm hại. Đến năm 19 tuổi, quá uất ức và bùng nổ, quyết định nói ra hết sự thật với người thân thì cô bị đuổi ra khỏi nhà.
Suốt 20 năm trời, Ngọc sống trong sợ hãi, đau đớn, những nỗi ám ảnh và lo lắng hàng đêm khiến cô không ngủ được. Bị giày vò trong nỗi đau thể xác và tâm hồn. Từ khi cánh cửa gia đình khép lại, bước ra cuộc đời bao la, tự mình lăn lộn mưu sinh, Ngọc đã gặp không ít người tốt, được những người bạn giúp đỡ, sẻ chia cùng Ngọc.
Lần đầu tiên Ngọc nói ra câu chuyện của mình, cô đã được an ủi rất nhiều. Ngọc nhận ra rằng, nỗi đau không nên giữ mãi trong lòng, vì như thế sẽ làm vết thương thêm sâu. Ngọc quyết định lựa chọn một cách "nói" khác, có sức lan tỏa mạnh hơn. Ngọc phơi bày vết thương của mình trên trang sách, do hai nhà văn chấp bút.
Quyển tự truyện "Là cát hay là Ngọc" của Bích Ngọc không quá dài, nhưng đọc trong đó, người ta không chỉ bắt gặp cuộc đời của một cá nhân riêng lẻ. Ngọc có thể là bất kì ai trong chúng ta, có thể là bất cứ đứa trẻ nào chung quanh. Nỗi đau và sự ám ảnh của Ngọc thấm vào từng trang viết, để người đọc hiểu rằng, muốn cho những bi kịch như thế không xảy ra, phải thay đổi ý thức, phải hành động, phải biết quan tâm nhiều hơn đến những đứa trẻ quanh mình. Và như thế, Ngọc đã kiến bi kịch cuộc đời mình thành một ngọn đèn, để người khác soi đường. Nỗi đau của Ngọc không vô nghĩa. Vết thương của Ngọc đã bắt đầu được chữa lành.
"Nói ra", nghe có vẻ nhẹ nhàng, nhưng thực chất, đằng sau đó là biết bao quyết tâm, bao dũng cảm và cả hệ lụy. Nhiều người còn nhớ cô gái khuyết tật Nguyễn Thị Thơm, người đã dũng cảm kể câu chuyện của đời mình.
Cô gái khuyết tật Nguyễn Thị Thơm đã dũng cảm kể về vết thương quá khứ ám ảnh mình.
Thơm là một cô gái khuyết tật, cựu sinh viên Học viện Hành chính quốc gia TP.HCM. Trong bức thư gửi cho cô giáo thân thiết với mình, Thơm đã thực lòng chia sẻ về những lần cô bị xâm hại. Năm cô học lớp 5, mới tròn 12 tuổi, ở ngay trong ngôi nhà của mình, Thơm đã bị người bạn của cha mẹ thực hiện hành vi đồi bại. Sự việc còn diễn ra nhiều lần, trong chính ngôi nhà của Thơm khiến cô luôn sống trong nơm nớp lo âu.
Năm 19 tuổi, cô suýt bị cưỡng bức bởi một người thân thiết đã 70 tuổi. Và còn vô vàn những lần khác, bởi Thơm khuyết tật, những kẻ đầu óc tăm tối luôn nghĩ là cô không có khả năng chống cự. Từ gã thanh niên mới lớn, người họ hàng cho đến cả Mạnh thường quân trông có vẻ rất đạo mạo.
Nói ra câu chuyện đời mình, Thơm mong muốn gióng lên một tiếng chuông, rằng trẻ em, đặc biệt là trẻ khuyết tật là một đối tượng rất dễ tổn thương và bất cứ lúc nào cũng có nguy cơ trở thành nạn nhân của những kẻ biến thái, ấu dâm, có thể rơi vào nỗi đau cùng cực của tâm hồn. Tuy nhiên, can đảm nói ra, Thơm cũng phải đối mặt với không ít những phiền toái. Ấy là khi những kẻ biến thái, vô đạo đức khác liên lạc, quấy rối cô bằng lời nói...
Nhưng cô gái bé nhỏ tật nguyền ấy, với sức sống mãnh liệt, với sự mạnh mẽ, tích cực đã vượt qua những bóng tối, tàn nhẫn của con người. Cô vẫn tiếp tục sống tốt, đã lập gia đình với một người ngoại quốc yêu thương, cảm thông với cô bằng tấm lòng chân thành.
Bỏ lại bóng tối phía sau lưng
Với hầu hết nạn nhân của vấn nạn lạm dụng tình dục từ thuở nhỏ, vết thương tâm hồn là một gánh nặng mà họ phải mang có khi suốt cuộc đời: Tâm lý sợ hãi, ám ảnh, trầm cảm, bất an, ngờ vực, mất niềm tin vào bản thân, mất niềm tin vào cuộc sống. Có người còn gieo mình vào cuộc sống sa đọa để tìm cách quên đi. Không ít trường hợp, các cô gái, chàng trai sa chân vào con đường mại dâm chỉ vì tự coi bản thân mình là nhơ nhuốc do bị xâm hại từ bé.
Càng giữ kín trong lòng, nỗi đau ấy càng giày vò những nạn nhân khiến họ không lối thoát. Chính vì thế, sau rất nhiều năm, khi ở tuổi thanh niên, trung niên, hoặc cả khi về già, nhiều người đã lựa chọn cách nói ra để nhẹ lòng. Nói, không chỉ là một cách giải tỏa mà là nhìn thẳng vào nỗi đau của mình, không lẩn tránh nó, để mà bước qua.
Tại Việt Nam, có một thời điểm, hàng loạt người nổi tiếng trong giới showbiz cũng phơi bày câu chuyện riêng tư, nỗi đau xâm hại thuở nhỏ để cùng góp lên tiếng nói chống vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em.
Tại nước ngoài, người ta cũng chứng kiến không ít những người nổi tiếng đã lên tiếng chia sẻ chuyện bị lạm dụng của chính mình. Đó là nữ diễn viên nổi tiếng Hollywood Ashley Judd, từng bị bỏ rơi, bị lạm dụng, chứng kiến mẹ mình và tình nhân quan hệ tình dục, sử dụng ma túy tại nhà suốt thuở ấu thơ. Đó Anne Heche, từ 12 tuổi đã liên tục bị cha mình cưỡng bức. Hay nữ diễn viên nổi tiếng Teri Hatcher, sau 35 năm mới dám đứng ra tố cáo cậu mình từng lạm dụng tình dục mình một thời gian dài khi cô còn là một cô bé. Cho đến lớn, Teri Hatcher vẫn luôn dằn vặt và tự trách mình, cho đến khi nhận ra lỗi lầm ấy không phải của bản thân, nữ diễn viên đã quyết định phơi bày tất cả ra ánh sáng.
Nữ ca sĩ Lady Gaga vượt qua mặc cảm, trở thành người đấu tranh cho nữ quyền.
Làng giải trí quốc tế cũng chứng kiến nhiều nạn nhân của nạn xâm hại tình dục đã mạnh mẽ bước qua được nỗi đau, tự chữa lành vết thương lòng để thành công và trở thành những nhà hoạt động xã hội, những người truyền cảm hứng. Lady Gaga là một trường hợp như thế. Nữ ca sĩ hàng đầu thế giới từng phải đi trị liệu tâm lý vì ám ảnh sau cú sốc bị lạm dụng ở ngay ngưỡng cửa bước vào đời.
Suốt một thời gian dài, cô không ngừng tự trách bản thân và không biết phải sống thế nào, cho đến khi cô quyết định công bố tất cả sự việc vào năm 2014. Sau khi vượt qua biến cố, Lady Gaga đã trở thành một người tích cực đấu tranh vì nữ quyền với những hoạt động xã hội, những dự án âm nhạc lên tiếng vì nạn nhân bị xâm hại tình dục.
Showbiz thế giới cũng từng chứng kiến những hoạt động mạnh mẽ của nữ ca sĩ Madona, của MC quyền lực Oprah Winfrey. Họ đều là những nạn nhân của ấu dâm và đã mạnh mẽ định hướng đúng đắn cho cuộc đời mình, đạt được thành công trong sự nghiệp nhờ niềm đam mê, để rồi truyền cảm hứng sống cho hàng triệu phụ nữ, trong đó có rất nhiều nạn nhân của nạn xâm hại tình dục.
Nhìn nhận, nói ra và hành động, đó chính là cách mà nhiều nạn nhân của lạm dụng tình dục lựa chọn để vượt qua nỗi đau ấu thơ.
Bóng tối chỉ tồn tại khi người ta thỏa hiệp với nó. Nhưng nhiều con người dũng cảm đã không chấp nhận thỏa hiệp với bóng tối. Họ không để bóng tối bủa vây mình. Họ vùng vẫy, tìm mọi cách để bước ra ánh sáng, để vươn lên như bông hoa hướng dương luôn hướng về ánh nắng mặt trời. Những nạn nhân ấy đã khiến số phận đau thương của mình trở nên tích cực và hữu ích. Niềm tin và sức sống của họ đã sưởi ấm, động viên cho biết bao tâm hồn tổn thương, lạc lối, đang trên hành trình tìm kiếm lối thoát.
Sự thật đằng sau cách phản ứng tệ bạc với nhà chồng của 'vợ đảm dâu hiền' Tôi dám khẳng định với anh rằng vợ anh không phải người xấu, chỉ vì cái khó trong kinh tế, trong cuộc sống mà cô ấy phản ứng tiêu cực mà thôi. Ảnh minh họa: Internet Tôi nghĩ hạnh phúc hôn nhân của anh và vợ đang diễn biến theo chiều hướng không có lợi rồi, sau những gì đã xảy ra trong...