Hãy để mẹ dạy bạn cách tiết kiệm, răm rắp làm theo chẳng mấy chốc mà mua được nhà, tậu được xe
Mẹ chúng ta thực sự là chuyên gia tài chính và đầu tư đáng học hỏi đấy các bạn ạ.
Những người tự tin rằng mình có công việc ổn định với thu nhập đáng mơ ước nhất cũng đã phải trải qua nỗi âu lo chưa từng có khi mà dịch bệnh khiến rất nhiều người bị giảm lương hay thất nghiệp. Từ chỗ tiêu xài thả ga, mua sắm thoải mái không lo gì thì giờ đây, bất kì ai cũng phải học cách tiết kiệm và tích cóp nhiều hơn cho tương lai.
Trước khi nghĩ đến việc học cách chi tiêu sao cho thông minh từ cả đống sách vở hay một vị doanh nhân nào đó ở tận đẩu, tận đâu thì có một “chuyên gia tài chính” mà bạn rất nên tham khảo, đó chính là mẹ. Những lúc cháy túi thế này mới thấy cách mẹ chi tiêu và việc mẹ càm ràm về cách bạn dùng tiền cứ gọi là chuẩn không trượt phát nào. Với đồng lương bình thường, mẹ đã thu vén cực khéo để xây nhà, rồi sắm cái nọ cái kia, và quan trọng nhất là nuôi nấng con cái ăn học đấy thôi. Không theo mẹ thì còn theo ai vào đây bây giờ.
Hãy xem những bài học tiết kiệm 10 điểm đến từ mẹ nhé!
1. Mua gì về mẹ cũng hỏi giá
Mẹ luôn có vẻ rất khó tính với bất kì thứ gì bạn mua về bằng cách hỏi đi hỏi lại về giá tiền. Nhiều người đã cố lấp liếm để mẹ bớt lo bằng cách nói giảm đi số tiền thật. Nhưng mà, đừng hòng qua mắt mẹ. Với kinh nghiệm mấy chục năm mua sắm thông minh thì mẹ thừa biết bạn vừa mua một đôi giày giá vài triệu chỉ để lấy le với bạn bè hay đã hố nặng trong một chiếc kính mát đỏm dáng. Mẹ chỉ đang cố dạy cho bạn cách phân biệt giá trị thực sự của một món đồ thay vì bị những tác động vô hình bên ngoài khiến bạn rút ví mà không biết rằng mình đang ném tiền qua cửa sổ thôi!
Chưa hết, việc hỏi giá mọi thứ còn khiến mẹ nắm được giá của các món đồ, trong đầu đã kịp so sánh giá cả của chỗ này chỗ kia và biết rằng chỗ nào rẻ nhất, hời nhất hoặc đáng chi tiền nhất. Bình thường mình cứ hay tặc lưỡi mua chỗ nào chả được, hơn nhau mấy chục nghìn có gì đâu mà tiếc nhưng nghĩ mà xem, lúc kinh tế khó khăn thế này tiết kiệm được chả tốt hơn à.
2. Tự nấu ăn, tận dụng mọi thứ nhiều nhất có thể và cái gì bỏ đi cũng… tiếc!
100k với bạn chỉ đủ một cốc cà phê sáng ở Starbucks nhưng với mẹ thì nó có thể đi chợ nấu cơm cho cả ngày, thậm chí với nhiều gia đình ở quê có khi con số đó đủ để ăn 2-3 ngày. Tại sao á? Vì mẹ có gà, có vịt, có rau, có trái cây trồng được, nuôi được ở trong vườn; chỉ cần mua thêm vài món là đầy đủ chẳng thiếu thứ gì. Thế là cơm canh lúc nào cũng vừa ngon vừa sạch mà chẳng cần phải dùng quá nhiều tiền. Cũng mâm cơm đấy bạn đi ăn tiệm mất 200-300k cho một bữa thì bảo sao mãi mà chẳng giàu? Ngay việc đi chợ nấu ăn ở nhà thôi cũng đã tiết kiệm được một khoản kha khá rồi.
Đã vậy cái gì bỏ đi mẹ cũng tiếc, “cái này còn dùng được”, “cái này còn ăn được”, “ăn cho hết đi không phí”… Cái tinh thần đó sẽ giúp bạn tiết kiệm từ những điều nhỏ nhất, nghe mẹ đi nha!
3. Mặc cả, mặc cả, mặc cả
Mặc cả có lẽ là một khái niệm xa lạ với những người chỉ biết đẩy xe đi siêu thị và shopping online. Tuy nhiên, mẹ lại thích đi chợ hơn. Ngoài việc mua được đồ tươi ngon thì mẹ còn có thể trả giá hay xin thêm cọng hành, củ tỏi. Chắc bạn sẽ nghĩ 5k-10k không đáng để kì kèo nhưng tích tiểu thành đại, có tiền trong túi dù ít dù nhiều vẫn là yên tâm nhất. Còn với quần áo, trình độ của mẹ “cao thủ” đến mức trả giá từ 550k xuống còn 225k là chuyện nhỏ nhé!
Ngoài ra, mẹ cũng không bị mê hoặc bởi siêu thị – nơi luôn khiến con người ta mê mẩn với đủ thứ hàng hoá được bày biện rất “lừa tình” và lúc nào cũng ra về với cả đống thứ mình không cần. Đi chợ với mẹ chính là chân ái!
4. Mẹ không bao giờ mua đồ linh tinh chỉ để cho vui
Mẹ luôn biết một món đồ khi bỏ tiền ra sẽ mang lại lợi ích hay giá trị sử dụng gì. Vậy nên, không có chuyện bà bỏ ra dù chỉ một đồng để mua những thứ chỉ vì thấy đẹp hay thấy thích trong một chốc một nhoáng. Với mẹ, đồ cũ là đồ không còn dùng được chứ không phải đồ đã chụp ảnh up Facebook như chúng ta. Vậy nên, mẹ chẳng bao giờ tốn tiền cho những thứ vô bổ hay phù phiếm đâu.
Video đang HOT
5. Với những thứ cần thiết, mẹ luôn sẵn sàng chi mạnh tay
Mẹ có thể tiết kiệm từng nghìn một nhưng với những thứ cần thiết như đồ nội thất, đồ bếp núc hay các khoản chi cho sức khoẻ thì mẹ không bao giờ tiếc tiền. Bởi vì mẹ hiểu rằng chúng là những thứ ăn chắc mặc bền, có giá trị về lâu về dài và thực sự hữu ích nên rất đáng để đầu tư. Thứ cần mua thì phải mua còn thứ không cần thì dù chỉ phải trả 1k mẹ cũng không lấy.
6. Mẹ luôn có một khoản tiền để dành, một quỹ cho những việc khẩn cấp
Con đau, ông bà nội ngoại hai bên ốm, ma chay, giỗ chạp… mẹ luôn biết cuộc sống có nhiều biến cố vậy nên sẽ có một quỹ dự phòng để xoay sở khi thật sự cần kíp. Số tiền trong quỹ càng lớn thì càng yên tâm và khó khăn vì thế cũng dễ dàng vượt qua hơn. Đó cũng là lý do mà mẹ luôn ra rả với bạn rằng hãy tiết kiệm đi, đừng tiêu pha linh tinh nữa bởi không ai biết chuyện gì rồi sẽ đến.
Làm được bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu thì chỉ có mãi nghèo thôi bạn thân yêu ơi.
Mỗi tháng ngót nghét 10 triệu đồng tiền ăn cho cả gia đình, áp dụng ngay 6 cách tiết kiệm đảm bảo giảm một nửa
Chi phí ăn uống trong gia đình luôn là khoản chi tiêu lớn mà các bà nội trợ quan tâm. Để gia đình vẫn có những bữa ăn dinh dưỡng mà chi phí lại ở mức tiết kiệm, 10 cách đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng giải quyết vấn đề này.
1. Đặt hạn mức chi phí ăn uống hàng tháng
Đây là bước đầu tiên nếu chị em muốn thực hiện phương án tiết kiệm chi phí ăn uống cho gia đình. Cách làm này sẽ giúp đảm bảo ngân sách chi tiêu được tiết kiệm và hiệu quả nhất.
Việc đặt hạn mức ăn uống cho gia đình sẽ căn cứ vào 2 yếu tố: Tiềm lực kinh tế và nhu cầu ăn uống. Chi phí ăn uống có thể thoải mái nhưng nếu thu nhập của gia đình bạn chỉ ở mức trung bình, cần có sự cân nhắc trong chi tiêu.
Theo lời khuyên từ các chuyên gia tài chính, mỗi gia đình chỉ nên chi khoảng 20% thu nhập cho chi phí ăn uống. Đây là con số hợp lý để tiết kiệm tiền ăn cũng như đảm bảo ngân sách cho các hoạt động khác.
Nếu hiện tại, gia đình bạn đang chi tiêu ngân sách ăn uống hàng tháng hơn số tiền này quá nhiều thì sẽ khiến bạn không còn đủ tiền để tiết kiệm. Hãy xem xét lại kế hoạch chi tiêu của mình để có sự điều chỉnh phù hợp.
Đặc biệt, nên hạn chế những buổi ăn uống, tiệc tùng cùng bạn bè, người thân ở ngoài. Nó sẽ khiến bạn thường xuyên rơi vào tình trạng "rỗng túi" vào cuối tháng.
Ảnh minh hoạ.
2. Chuẩn bị thực đơn trong 1 tuần
Đây là cách mua sắm khoa học mà hầu hết chị em nội trợ đều bỏ qua. Việc lên kế hoạch thực đơn đem lại nhiều lợi ích như: Có thể chuẩn bị món ăn phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình; đảm bảo đầy đủ chế độ dinh dưỡng; tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.
Việc chuẩn bị thực đơn này sẽ giúp bạn chủ động hơn. Không cần ngày nào cũng phải tốn thời gian suy nghĩ: "Ngày mai sẽ ăn gì?". Hoặc nếu có công việc đột xuất, không thể đi chợ, có thể nhờ người thân làm giúp khi đã có sẵn thực đơn.
Khi đã có thực đơn cho cả tuần, bạn sẽ có thời gian tìm hiểu về giá cả thực phẩm trên thị trường. Từ đó, lên kế hoạch mua sắm sao cho tiết kiệm nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể tới các chợ đầu mối lớn để mua thức ăn cho cả tuần theo thực đơn đã lên, vừa được giá rẻ, thực phẩm lại tươi ngon.
Ảnh minh hoạ.
3. Lên danh sách thực phẩm cần mua
Trước tiên, bạn cần kiểm tra những thực phẩm còn lại trong tủ lạnh. Điều này giúp kiểm soát được trong nhà còn những gì? Có thể lấy ra sử dụng trong những ngày tới hay không?
Có thể kết hợp những thực phẩm hiện có trong tủ lạnh với các nguyên liệu mua thêm để chế biến thành món mới cho bữa ăn. Việc này vừa giúp tiết kiệm tiền đi chợ, vừa tránh lãng phí. Vì thực phẩm bảo quản lâu trong tủ lạnh sẽ bị hỏng.
Tiếp đó, hãy lên danh sách những món đồ cần mua theo thực đơn đã chuẩn bị. Nên ước tính giá cả, mua ở đâu sẽ rẻ và cân nhắc về chủng loại. Bạn không những tiết kiệm thời gian mà còn hạn chế việc lãng phí tiền bạc cho những mặt hàng không cần thiết.
Bên cạnh đó, từ danh sách này, bạn có thể ước tính được số tiền cần mang theo khi đi mua sắm. Sẽ rất khó để kiềm chế sở thích của bản thân nếu có nhiều tiền trong ví.
Lên danh sách các thực phẩm cần mua, giá tiền đầy đủ. (Ảnh minh hoạ).
4. Tuyệt chiêu đi chợ giúp tiết kiệm tiền ăn
Nên tránh giờ cao điểm đi mua thức ăn. Ví dụ như trong khoảng thời gian từ 7 đến 9 giờ sáng, đây là lúc người mua tập trung nhiều nhất và giá thực phẩm cũng đắt nhất.
Có thể tranh thủ thời gian nghỉ ngơi buổi trưa để đi mua thức ăn. Lúc này, chợ thường vắng người hơn, thuận tiện cho việc lựa chọn thực phẩm mà giá cả cũng ưu đãi hơn buổi sáng.
Ngoài ra, đi chợ sau 6 giờ tối cũng là một lựa chọn không tồi. Thời gian này, không ít chủ chủ sạp chuẩn bị dọn hàng. Vì hàng hóa còn lại không nhiều nên giá cả cũng sẽ được giảm đáng kể.
Thực tế, giá thực phẩm ở mỗi sạp hàng đều không giống nhau. Do đó, nên tham khảo giá cả ở nhiều sạp khác nhau trước khi mua hàng.
Ngoài ra, tình hình thời tiết cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá thực phẩm. Thông thường, nếu thời tiết xấu đi, giá các mặt hàng sẽ lập tức tăng lên.
Vì thế, nên quan tâm nhiều hơn đến dự báo thời tiết. Trước khi thời tiết xấu đi, cần tích trữ một số loại thức ăn ở mức vừa phải.
Ảnh minh hoạ.
5. Dự trữ số lượng nhiều những đồ cần thiết
Sẽ tiết kiệm được kha khá tiền ăn nếu bạn dự trữ sẵn trong nhà những đồ cần thiết, thường xuyên sử dụng hàng ngày như:
Cà chua và dưa leo: Đây là hai thực phẩm mà chúng ta có thể ăn sống hoặc nấu chung với nhiều món ăn khác.
Hành, tỏi khô: Gia vị góp phần tạo nên hương vị thơm ngon cho món ăn và được sử dụng hầu như mỗi ngày. Bạn có thể yên tâm khi số lượng nhiều với giá rẻ vì nó bảo quản được lâu.
Dầu ăn, gia vị: Luôn dự trữ sẵn trong nhà sẽ tiết kiệm thời gian đi lại nhưng không nên quá 3 - 6 tháng. Những sản phẩm này còn thường được tặng kèm khi mua sản phẩm khác, bạn nên chú ý khi mua sắm.
Trứng: Món ăn dễ chế biến và phù hợp với tất cả mọi người. Tuy nhiên, tốt nhất chỉ nên bảo quản 7-10 ngày nếu không sẽ bị hỏng hoặc giảm giá trị dinh dưỡng.
Thực phẩm ăn liền (mì tôm, xúc xích, thịt hộp...): Chú ý hạn sử dụng và điều kiện bảo quản để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Ảnh minh hoạ.
6. Quan tâm các chương trình giảm giá
Với những thực phẩm có thể dùng trong thời gian dài như: Các loại gia vị, đồ hộp, đồ ăn liền..., bạn nên mua số lượng nhiều để tích trữ dùng dần. Như vậy sẽ đem lại sự thuận tiện cũng như tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Bên cạnh đó, nhiều siêu thị hiện nay thường xuyên có các chương trình giảm giá để kích cầu người tiêu dùng. Hãy đăng ký làm thành viên của các siêu thị để nhận những thông báo giảm giá hàng ngày và hàng tuần. Như vậy, bạn sẽ mua được những sản phẩm tốt với giá ưu đãi.
Tuy nhiên, cần cân nhắc xem những thực phẩm đó có thực sự cần thiết hay không. Đừng vì ham giá rẻ mà tiêu tốn tiền bạc cho những sản phẩm không sử dụng đến.
Ảnh minh hoạ.
3 mẹo nhỏ giúp bạn không biến thành "con nghiện" mua sắm online khi ở nhà mùa dịch Trong khoảng thời gian kinh tế đang chịu nhiều ảnh hưởng của dịch, chi tiêu thông minh là điều càng trở nên quan trọng. Để không sa đà, trở thành những "con nghiện" mua sắm online khi làm việc ở nhà, hãy luôn nhớ tới 3 mẹo nhỏ mà hữu ích này. Khuyến cáo hạn chế ra ngoài, tiếp xúc gần và xu...