Hãy dành vài phút để biết cách cứu mình, cứu người khi bị ngừng tim
Ngừng tim xảy ra khi hệ thống điện tim gặp trục trặc, làm gián đoạn hoạt động bơm máu đi nuôi cơ thể, khiến tim đập rất nhanh, tâm thất bị rung lên, theo The Health Site.
Shutterstock
Tâm thất là ngăn thu nhận và bơm máu đi khắp cơ thể gặp rối loạn khiến máu không thể đến được các cơ quan trong cơ thể.
Ngừng tim thường bị nhầm là cơn đau tim, cơn đau tim xảy ra do một số tắc nghẽn trong mạch máu. Ngược lại, ngừng tim là hậu quả của việc tim gặp trục trặc và ngừng bơm máu.
Cả hai đều đe dọa tính mạng và cần được cấp cứu ngay.
Một người bị ngừng tim có thể đột ngột bị đầu óc quay cuồng, chóng mặt, té ngã hoặc ngất xỉu.
Nếu không được cấp cứu kịp thời, ngừng tim đột ngột sẽ gây đột tử do tim.
Nguy hiểm càng nhân lên vì triệu chứng của tình trạng ngừng tim chết người này thường không rõ ràng. Và hầu hết người bệnh đều bỏ qua, cho đến khi cấp cứu thì đã quá muộn, theo The health Site.
Sau đây là các dấu hiệu và triệu chứng báo động một người đang bị ngừng tim. Bạn cần phải biết để tự cứu mình và cứu người.
1. Đau ngực
Đây là dấu hiệu đầu tiên của ngừng tim, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở ngực, có thể lan ra cánh tay trái.
Video đang HOT
Cơn đau, căng tức kéo dài vài phút hoặc giảm bớt, rồi vài giờ sau hoặc ngày hôm sau lại đau lại.
Điều này xảy ra khi tim ngừng hoạt động đột ngột, cơn đau ngực có thể bắt đầu vài tuần trước khi bị ngừng tim hoặc cũng có thể xuất hiện chỉ một giờ trước khi tim ngừng hoạt động, theo The Health Site.
2. Khó thở
Khi dòng máu cung cấp đến phổi, não và các cơ quan quan trọng khác bị gián đoạn do hệ thống tim bị tắt đột ngột, lượng ô xy cần thiết để duy trì việc thở bình thường sẽ bị mất đi, gây khó thở.
3. Không nghe được mạch đập
Nếu một người bị ngừng tim, tim sẽ đột nhiên ngừng đập, điều đó có nghĩa là sẽ không thể cảm nhận được nhịp tim của người bệnh.
Một cú sốc điện có thể giúp bệnh nhân khởi động chức năng tim.
4. Mất ý thức
Điều đầu tiên xảy ra trong cơ thể trong trường hợp ngừng tim là việc cung cấp máu cho não bị cắt đứt, dẫn đến mất ý thức.
Khi tim ngừng đập, chỉ trong vòng vài phút là não có thể bị tổn thương. Chỉ sau 4 – 6 phút kể từ khi ngừng tim, não đã có thể tổn thương vĩnh viễn hoặc chết não.
Trong trường hợp này, thời gian là mạng sống, hãy mau kêu gọi sự giúp đỡ từ người xung quanh ngay lập tức, theo The Health Site.
5. Ngất xỉu
Một dấu hiệu phổ biến khác liên quan đến ngừng tim là việc giảm lưu lượng máu đột ngột có thể dẫn đến mất thăng bằng và người bệnh không thể đứng hay đi bộ được.
Phải làm gì khi có người bị ngừng tim?
Mối quan tâm lớn đối với một người bị ngừng tim là nguồn cung cấp máu lên não bị cắt đột ngột, có thể dẫn đến bất tỉnh, và nếu không được điều trị khẩn cấp ngay lập tức, có thể cướp đi mạng sống của bệnh nhân.
Nếu bản thân mình gặp các triệu chứng của ngừng tim, hãy báo ngay cho người bên cạnh biết và yêu cầu được cấp cứu khẩn cấp.
Nếu người bệnh bất tỉnh hoặc ngưng thở, cần gọi cấp cứu ngay và hô hấp nhân tạo. Nhanh chóng kiểm tra hơi thở của nạn nhân, nếu không hít thở bình thường, hãy bắt đầu kỹ thuật hồi sức tim phổi.
Hồi sức tim phổi là kỹ thuật kết hợp ép tim ngoài lồng ngực – ép mạnh và nhanh, liên tục vào ngực bệnh nhân khoảng 2 lần trong 1 giây (nghĩa là 100 – 120 lần/phút) và hà hơi thổi ngạt sau mỗi 30 lần ép tim, để có thể duy trì lượng ô xy và dòng máu lên não, theo The Health Site.
Nếu chưa thành thạo kỹ thuật hồi sức tim phổi, bạn chỉ cần ép ngực cho bệnh nhân trong thời gian chờ xe cấp cứu.
Theo Thanh niên
Nhờ cứu người trước, tiền tính sau nên bệnh nhân ngưng tim thoát chết ngoạn mục
Chiều 16-4, tin từ Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần thơ cho biết nơi đây vừa cứu sống một bệnh nhân ngưng tim ngoài bệnh viện.
Bệnh nhân tên Võ Thanh T. (SN 1979; ngụ huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ).
Trước đó, vào ngày 10-4, bệnh nhân đang làm việc thì đột ngột ngừng tuần hoàn nên được chuyển đến Bệnh viện huyện Cờ Đỏ cấp cứu trong tình trạng ngừng tuần hoàn hô hấp ngoại viện, M=0, HA=0, tím tái toàn thân.
Bệnh nhân T. thoát chết ngoạn mục nhờ chỉ đạo của Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ là ưu tiên cứu người trước, chi phí tính sau
Hơn 50 phút cấp cứu tích cực khẩn trương mới duy trì được nhịp tim, huyết áp. Bệnh nhân được chuyển cấp cứu đến Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ điều trị tiếp.
Lúc này, bệnh nhân còn hôn mê, phải sử dụng thuốc vận mạch liều cao để duy trì huyết áp, phải thở máy để duy trì hô hấp... Ê-kíp cấp cứu nhận định đây là trường hợp nhồi máu cơ tim cấp biến chứng rung thất, ngừng tuần hoàn nên đã khẩn trương tiến hành hồi sức chuyên sâu sau ngừng tuần hoàn; đồng thời hội chẩn cấp bệnh viện, ý kiến ban giám đốc chỉ đạo làm mọi cách tốt nhất cho bệnh nhân và phải có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa để cứu sống bệnh nhân trước, chi phí tính sau.
Ê-kíp tim mạch can thiệp nhanh chóng tiến hành chụp và can thiệp mạch vành cho bệnh nhân. Kết quả bệnh nhân bị tắc hoàn toàn đoạn giữa nhánh động mạch liên thất trước (LAD II) do huyết khối và mảng xơ vữa. Thủ thuật hút huyết khối và can thiệp đặt stent tái thông mạch vành được thực hiện thành công.
Lúc can thiệp thành công cũng là lúc các bác sĩ, phòng công tác xã hội của bệnh viện bắt đầu kêu gọi các tổ chức, mạnh thường quân tìm nguồn kinh phí hỗ trợ cho bệnh nhân T.
Hiện tại, bệnh nhân đã ngưng được các thuốc vận mạch, đã rút ống nội khí quản và tự thở được, hoàn toàn tỉnh táo và được chuyển đến khoa tim mạch can thiệp theo dõi điều trị tiếp.
BS CKII Dương Thiện Phước, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc của Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, cho biết điều trị bệnh nhân ngưng tim ngoài bệnh viện cần tối ưu hóa và phối hợp hồi sức tim phổi, điều trị sau hồi sức tim phổi, đặc biệt là tái thông mạch vành khẩn nếu bệnh nhân có nhồi máu cơ tim. Vì đây là nhóm bệnh nhân rất nặng và tử vong cao, nên trong một số trường hợp các nhà lâm sàng cần đánh giá nhanh và đúng các chỉ định can thiệp. Sự thành công có được là do điều trị cấp cứu nhanh chóng và kịp thời của tuyến trước.
Theo gia đình, khi bệnh nhân vào Bệnh viện Cờ Đỏ, bác sĩ cho biết cơ hội sống chỉ 1% khiến gia đình rất lo lắng. Khi đến Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần thơ, biết tình trạng bệnh cũng như chi phí can thiệp thì gia đình gần như muốn buông xuôi. Bởi lẽ, bệnh nhân có hoàn cảnh rất khó khăn, là lao động chính trong gia đình. Hằng ngày, ông T. đi làm thuê, không có thẻ bảo hiểm y tế.
Gần như toàn bộ kinh phí điều trị của bệnh nhân đã được các mạnh thường quân hỗ trợ.
Tâm Quân
Theo nguoilaodong
Ra đồng giữa nắng nóng đỉnh điểm, người đàn ông tử vong do sốc nhiệt Ra đồng làm việc giữa trời nắng nóng, ông T ngất xỉu, khi được đưa vào bệnh viện nạn nhân đã ngừng tim, ngừng thở, da nóng khô... Ngày 20/5, thông tin từ Bệnh viện đa khoa huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh, xác nhận thông tin trên và cho biết bệnh nhân tử vong do sốc nhiệt trước khi được đưa vào bệnh...