Hãy chung tay xây cầu đến lớp
Phó Chủ tịch nước mong Grab và nhiều doanh nghiệp, cộng đồng xây thật nhiều cây cầu để các em đến trường được an toàn .
Ngày 23-6, tại TP. HCM, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (BTTEVN) tổ chức lễ ký kết thỏa thuận tài trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn với chủ đề “ Chung tay vì trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số”.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao đổi với các doanh nghiệp bên lề lễ ký kết.
“Công nghệ còn làm được nhiều điều hơn nữa…”
Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Quỹ BTTEVN ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đối với công tác chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn.
Phó Chủ tịch nước cũng gửi lời cảm ơn đến các nhà tài trợ, những tấm lòng vàng, ngoài nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh vẫn không quên đóng góp vật chất, tinh thần, cùng Đảng, Nhà nước Việt Nam chăm lo, hỗ trợ trẻ em Việt Nam có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong những năm qua.
Tại buổi lễ, Công ty TNHH Grab cam kết hỗ trợ số tiền 5 tỉ đồng cho Quỹ BTTEVN để cùng thực hiện dự án “Xây cầu đến lớp” tại một số địa phương như Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Phú Yên, Phú Thọ, Lai Châu, Hà Giang, Bắc Kạn, Yên Bái, Hòa Bình và Quảng Ninh.
Video đang HOT
Ông Jerry Lim, Giám đốc Grab Việt Nam, cho biết trong năm đầu triển khai dự án đặt mục tiêu xây dựng năm cầu ở các vùng khó khăn, giúp cải thiện điều kiện đến lớp cho hơn 1.000 trẻ em, nhất là trong mùa mưa, lũ. Cùng với đó, Grab kêu gọi khách hàng sử dụng dịch vụ của mình chung tay đóng góp từ 5.000 – 100.000 đồng để xây cầu bằng hình thức đổi điểm GrabRewards thông qua ứng dụng Grab.
Chỉ sau 3 tuần phát động, Grab ghi nhận số tiền đóng góp từ người dùng lên đến 1,2 tỉ đồng. Đây là con số rất ấn tượng đối với Grab và dự án. “Rõ ràng, công nghệ có thể làm nhiều điều hơn nữa, đóng góp nhiều hơn nữa cho cuộc sống của người dân Việt Nam…”, ông Jerry Lim khẳng định.
Với vai trò là một công ty công nghệ, ông Jerry Lim cam kết thực hiện sứ mệnh Công nghệ vì cộng đồng (#TechforGood), thông qua công nghệ để mang đến những đóng góp tích cực cho đất nước. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân và tạo nên cuộc sống an toàn hơn cho mọi người.
Cây cầu nối những bờ vui
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh bày tỏ sự trân trọng trước trách nhiệm xã hội của Grab Việt Nam khi đồng hành cùng Quỹ BTTEVN để tạo điều kiện giao thông thuận lợi cho các em học sinh vùng khó khăn đến lớp an toàn.
“Tôi mong Grab và nhiều doanh nghiệp, cộng đồng cùng đồng hành với Quỹ BTTEVN xây thật nhiều cây cầu vững chắc, nối những bờ vui để các em đến trường được an toàn. Đồng thời thúc đẩy tinh thần, ý chí học tập, vươn lên của trẻ em ở những vùng khó khăn để các em lớn lên, thành người có ích…”, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh chia sẻ.
Với tấm lòng của Grab và các doanh nghiệp khác, bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng, Bộ LĐ-TB&XH, Ủy viên Hội đồng Bảo trợ Quỹ BTTEVN cũng bày tỏ sự khen ngợi sáng kiến của dự án “Xây cầu đến lớp”.
Theo bà Nguyễn Thị Hà, Grab là một trong các công ty công nghệ không những giúp người dân di chuyển thuận tiện, an toàn, tiết kiệm mà còn có thể tạo điều kiện để cộng đồng tham gia các chương trình thiện nguyện bằng cách tặng điểm tích lũy thông qua ứng dụng. Đây là việc làm rất có ý nghĩa và chắc chắn cộng đồng rất hứng thú tham gia…
Trong khuôn khổ dự án “Xây cầu đến lớp”, tới đây Grab sẽ công bố cây cầu đầu tiên được khởi công tại xã Phú Quới, huyện Long Hồ (Vĩnh Long). Bên cạnh đó, Grab cũng cam kết cùng Quỹ BTTEVN xây dựng hai cây cầu kiên cố cho các xã miền núi thuộc tỉnh Lai Châu với tổng giá trị lên tới 2 tỉ đồng trong năm 2020.
QUỲNH ANH
Theo PLO
Chủ tịch nước trình Quốc hội việc gia nhập Công ước số 98
Sáng 29/5, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trình Quốc hội tờ trình của Chủ tịch nước về việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế và áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.
Trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, căn cứ quy định tại Hiến pháp 2013, Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế và áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 14.
Báo cáo về việc gia nhập Công ước số 98, đại diện Chính phủ, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, tính đến tháng 05/2019, trên thế giới đã có 166 trong tổng số 187 quốc gia thành viên của ILO tham gia Công ước này. Việc Việt Nam gia nhập Công ước số 98 là rất cần thiết và có nhiều ý nghĩa. Cụ thể, trong nền kinh tế thị trường, tiền lương và điều kiện lao động của người lao động được thực hiện dựa trên thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và tập thể người lao động, do vậy điều quan trọng là cần thúc đẩy thương lượng tập thể một cách thực chất và hiệu quả, nhất là thương lượng tập thể về tiền lương, nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Bộ trưởng LĐTB&XH Đào Ngọc Dung. Ảnh Như Ý
Việc gia nhập Công ước 98 là thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của Việt Nam với vai trò là thành viên của Tổ chức ILO; nhằm tăng cường cam kết chính trị và thực thi thực chất các cam kết liên quan đến lao động trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu (EVFTA).
Nội dung của Công ước số 98 bao gồm những quy định về ba yếu tố đóng vai trò quan trọng để thương lượng tập thể được tiến hành một cách thực chất và hiệu quả trên thực tế, bao gồm: Bảo vệ người lao động và công đoàn trước các hành vi phân biệt đối xử chống công đoàn; bảo vệ tổ chức của người lao động không bị can thiệp bởi người sử dụng lao động; những biện pháp thúc đẩy thương lượng tập thể tự nguyện.
Tạo cơ sở pháp lý cho người lao động và người sử dụng lao động
Đánh giá tác động về chính trị, quốc phòng, an ninh, Chính phủ cho biết, việc gia nhập Công ước số 98 sẽ góp phần củng cố và tăng cường cơ sở pháp lý để người lao động và người sử dụng lao động tiến hành thương lượng tập thể, ký kết thỏa ước lao động tập thể, tăng cường quan hệ lao động hài hòa, tạo ra môi trường lao động ổn định, có thể dự báo và quản lý được các xung đột giữa người sử dụng lao động và người lao động, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp lao động, đình công. Bên cạnh đó, thương lượng tập thể hiệu quả giúp doanh nghiệp và Chính phủ đưa ra quyết định đúng đắn và kịp thời dựa trên những thông tin thường xuyên thu thập được thông qua quá trình thương lượng, giúp đảm bảo sự ổn định trong chính doanh nghiệp, từ đó góp phần bảo đảm sự ổn định của từng địa phương và cả đất nước.
Hệ thống thương lượng tập thể minh bạch, hiệu quả góp phần làm cho việc phân chia thu nhập công bằng hơn ở cấp độ xã hội. Đây chính là chức năng quan trọng của quan hệ lao động. Trên thực tế việc hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu có xu hướng nới rộng khoảng cách giữa các thành phần kinh tế, giữa các nhóm người lao động khác nhau và tăng biến động trong xã hội, điều này có thể đe dọa sự gắn kết xã hội và bền vững lâu dài của phát triển kinh tế. Chính vì vậy, cơ chế thương lượng tập thể hiệu quả góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Đối với kinh tế - xã hội, việc gia nhập và triển khai thực hiện Công ước số 98 sẽ tạo ra cơ sở pháp lý cho người lao động và người sử dụng lao động tiến hành thương lượng tập thể về tiền lương và xác lập các điều kiện lao động khác trong quan hệ lao động như làm thêm giờ, bữa ăn giữa ca và các chế độ phúc lợi khác... Đây chính là nền tảng cho sự vận hành của thị trường lao động tại Việt Nam phù hợp với quy luật khách quan của kinh tế thị trường, giúp cho sự phát triển đi theo đúng hướng, tiến tới xây dựng quan hệ lao động hiện đại ở Việt Nam.
Thương lượng tập thể cũng là phương tiện để người sử dụng lao động và tập thể lao động thảo luận với nhau về những biện pháp tăng năng suất lao động, tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế.
Việc Việt Nam gia nhập và thi hành Công ước số 98 sẽ không làm tăng chi phí xã hội và chi phí triển khai thực hiện.
Theo TPO
Gia nhập Công ước số 98 ILO là rất cần thiết, ý nghĩa trên tất cả các mặt Trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường hội nhập kinh tế - quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc gia nhập Công ước số 98 là rất cần thiết và ý nghĩa trên tất cả các mặt chính trị, pháp lý và kinh tế xã hội....