Hãy cho con được lớn
Với các bậc cha mẹ người Việt, cho dù con mình có bao lớn thì trong con mắt họ, đó vẫn là những đứa trẻ cần được nâng niu, đùm bọc. Tâm lý này ngày nay liệu có còn phù hợp?
Hôm qua con trai tôi xin mẹ chơi skateboard (môn ván trượt) một trò chơi rất phổ biến của trẻ em phương Tây. Tự dưng trong đầu tôi hiện ra nỗi sợ, rằng con sẽ gãy tay hoặc chân khi chơi trò mạo hiểm này.
Con nói, sao mẹ không nhìn vào mặt tích cực, ngoài kia bao nhiêu bạn trẻ đang chơi và chơi rất vui đấy thôi, thể thao môn nào chẳng rủi ro.
Có lẽ người lớn đang áp đặt nỗi sợ của mình lên con, mà dập tắt luôn bản năng đam mê thể thao và mạo hiểm từ trong tính cách bé trai.
Tôi cũng mang nỗi sợ cố hữu không dám cho con chơi vì sợ bị té như các bạn khác, nhưng quên rằng, không té thì sao lớn được?
Chuyện này làm tôi nhớ đến một người bạn. Anh là bác sĩ chấn thương chỉnh hình, con gái anh bằng tuổi con tôi nhưng anh nhất định không cho con chơi cái xe scooter vì hằng ngày vẫn thấy bệnh nhân bị gãy tay, chân do trò này.
Hai nhà cạnh nhau, đến lúc thấy con trai tôi trượt giày patin thì bé không nhịn được nữa, bé đòi mẹ cho chơi với bạn.
Xin nói thêm về quá trình học trượt patin của con tôi. Tôi cũng mang nỗi sợ cố hữu không dám cho con chơi vì sợ bị té như các bạn khác, nhưng quên rằng, không té thì sao lớn được? Khi xưa tôi tập xe đạp hoặc xe máy cũng vậy thôi.
Thế là, nhân lúc tôi đi làm, con tự học với anh Su hàng xóm, anh Su tự tập và tập luôn cho em. Khi tôi về thì thấy hai anh em chơi vui từ lúc nào, mà con lại mượn giày của anh. Nên việc của tôi chỉ là mua cho con đôi giày patin mới.
Quay trở lại chuyện cô bé hàng xóm. Nghe chuyện, anh bạn bác sĩ liền thuê một ông thầy gia sư, đến nhà dạy con trượt patin, nhưng sau vài buổi cũng không khá hơn, do bé thấy chán nản và đòi nghỉ.
Sau một buổi chiều, bé đã tự trượt trên chính đôi chân mình, trước sự ngỡ ngàng của bố mẹ
Sang nhà tôi chơi, con trai tôi dõng dạc, để mình kèm cho, đảm bảo sau một buổi sẽ chơi được. Hai bạn dẫn nhau xuống sảnh, hẳn nhiên chỉ có tôi đi cùng, vì bố mẹ của bé kia không đủ can đảm đi theo.
Video đang HOT
Mới đầu bé hơi căng thẳng, đứng trên đôi giày có bánh xe mà phải vịn vào tường. Con tôi đến bên cạnh, nói bạn thả tay ra đi, có tớ đi cạnh bên, nếu ngã tớ vịn cho. Thế là con gái thả tay, tập đi từng bước nhỏ, dần dần giữ được thăng bằng và không sợ nữa. Sau một buổi chiều, bé đã tự trượt trên chính đôi chân mình, trước sự ngỡ ngàng của bố mẹ. Cái hay là sự truyền cảm hứng của con trai tôi.
Thế cho nên nhiều lần, bạn bè tôi vẫn khuyên hãy để con trai cho bố dạy dỗ, mẹ chỉ làm “hư đường hư bột” thôi.
Hồi con còn tuổi mẫu giáo tôi cứ dạy con việc vệ sinh vùng kín theo kiểu phụ nữ, một lần có anh bạn đến nhà chơi, thấy bé tắm kiểu kỳ cục, anh hỏi ai dạy cho, con tôi nói mẹ, anh cười phá lên: “Đàn ông tiểu đứng chứ không ai tiểu ngồi bạn nhé, lúc tắm cũng cứ đứng mà tắm thôi”.
Có lẽ người lớn đang áp đặt nỗi sợ của mình lên con, mà dập tắt luôn bản năng đam mê thể thao và mạo hiểm từ trong tính cách bé trai.
Lúc 5 tuổi con vào mẫu giáo lớn, tôi vẫn không cho con đi vệ sinh vì cảm giác chưa đủ lớn. Một lần trong giờ học, con buồn ị. Xong thì kêu to với cô bảo mẫu, một bạn gái đứng bên ngoài nhìn vào: “Lớn rồi, tự rửa đi” con tôi thấy “quê” nên tự rửa để thể hiện với cô bạn cùng lớp.
Về nhà, nghe toàn bộ câu chuyện. Ngay tối hôm đó, tôi đã dạy cho con bài học cấp tốc về vệ sinh cá nhân và cách tự tắm. Vậy là từ 5 tuổi con đã tự tắm như người lớn trong khi các trẻ khác phải chờ đến vài năm sau.
Hãy cho con được lớn, đừng “bắt” con mãi làm đứa trẻ bé bỏng.
Theo thegioitiepthi.vn
Con gái nên cẩn thận với những căn bệnh vùng kín rất dễ gặp phải khi trời lạnh
Thời tiết khô, lạnh, đôi khi có mưa ẩm ướt chính là điều kiện thuận lợi làm sản sinh các bệnh viêm nhiễm vùng kín mà con gái không nên chủ quan xem thường.
Hội con gái thường có suy nghĩ rằng, mùa lạnh cơ thể ra ít mồ hôi, lại ít vận động mạnh nên không cần vệ sinh nhiều như mùa nóng. Tuy nhiên, thực tế thì điều này không đúng chút nào, bởi dù là mùa nóng hay mùa lạnh thì cơ thể chúng ta vẫn luôn thải ra tế bào chết và chúng cần được làm sạch thường xuyên.
Một số thói quen mà hội con gái thường mắc phải trong mùa lạnh có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng kín, bao gồm:
- Mặc quần áo bó sát.
- Vệ sinh vùng kín bằng nước quá nóng.
- Lười thay băng vệ sinh khi đến ngày đèn đỏ.
- Phơi quần áo không đúng cách (mặc đồ chip còn ẩm).
Các bệnh vùng kín mà con gái thường dễ mắc phải khi trời lạnh
1. Viêm âm đạo
Khi nhiệt độ giảm xuống thấp thì độ ẩm cũng suy giảm và dễ làm cho vùng kín bị khô, xuất hiện huyết trắng nhiều, từ đó làm giảm độ pH bên trong âm đạo. Những điều này đều góp phần làm tăng nguy cơ viêm âm đạo nên con gái cần đặc biệt lưu ý.
Nếu mắc phải bệnh viêm âm đạo, con gái sẽ thấy xuất hiện nhiều khí hư, có màu và mùi bất thường, kinh nguyệt không đều, hay bị đau bụng dưới... Lúc này, cần chủ động đi khám ngay để kịp thời chữa trị bệnh hiệu quả.
2. Viêm cổ tử cung
Vì trời lạnh nên nhiệt độ thường hạ xuống thấp, từ đó làm mất đi sự cân bằng của độ pH bên trong âm đạo. Chẳng những thế, nó còn là nguyên nhân khiến môi trường kiềm phía trong cổ tử cung bị xáo trộn. Điều này vô tình khiến cho các vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng xâm nhập vào bên trong, gây viêm nhiễm cổ tử cung.
Bệnh viêm cổ tử cung nếu không được điều trị từ sớm có thể gây ra các biến chứng như viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ, viêm lộ tuyến cổ tử cung, tăng nguy cơ vô sinh ở phái nữ... Do đó, bạn đừng chủ quan bỏ qua với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xung quanh vùng tử cung của mình.
3. Viêm vùng chậu
Căn bệnh này thường gặp phải vào mùa lạnh, điển hình ở những bạn nữ có sức đề kháng kém. Nguyên nhân là do sức đề kháng kém lại đi kèm với yếu tố nhiệt độ thấp nên làm suy giảm hệ miễn dịch, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây bệnh. Vi khuẩn sẽ âm thầm tấn công vùng âm hộ, đi ngược vào tử cung thông qua ống dẫn trứng và đến vùng chậu, từ đó gây nên bệnh viêm vùng chậu.
Một vài dấu hiệu điển hình giúp bạn nhận biết căn bệnh này là khí hư ra nhiều, hay bị đau bụng dưới, sốt cao, mệt mỏi, uể oải, có cảm giác buồn nôn... Nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ chuyến biến thành đau mãn tính và làm tăng cao nguy cơ vô sinh.
4. Rối loạn kinh nguyệt
Trong mùa lạnh, các bộ phận trên cơ thể con gái thường dễ bị nhiễm lạnh hơn, đặc biệt là ở vùng kín. Đi kèm với yếu tố nhiệt độ hạ thấp sẽ làm cho hệ thống mao mạch vùng dưới bụng bị tắc nghẽn. Ngoài ra, nó còn khiến cho quá trình tiết dịch nhờn ở vùng kín diễn ra chậm hơn, từ đó gây rối loạn kinh nguyệt.
Bên cạnh đó, nếu con gái không giữ ấm vùng kín trong những ngày đèn đỏ thì nhiều khả năng còn gặp phải hiện tượng đau bụng, đau lưng, cơ thể mệt mỏi, uể oải... hơn so với những tháng khác.
Vậy cần làm gì để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh vùng kín khi trời lạnh?
- Thay đồ chip thường xuyên, thay mới băng vệ sinh sau 3 - 4 tiếng trong ngày đèn đỏ.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
- Chú ý giữ gìn vệ sinh vùng kín, bảo đảm vùng kín luôn khô thoáng, sạch sẽ.
- Bổ sung thêm một số loại thực phẩm giàu lợi khuẩn (như sữa chua).
- Làm sạch vùng kín cẩn thận sau khi đi tiểu và đại tiện.
Theo trí thức trẻ
Vừa lái xe vừa dùng điện thoại xem Việt Nam đá, tài xế xe ôm khiến nhiều người lo lắng Dù thấu hiểu tình yêu bóng đá của người tài xế này, nhưng tình huống này thực sự tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Tối 20/1, ĐT Việt Nam chơi trận đấu ở vòng 1/8 Asian Cup. Chúng ta đã giành thắng lợi trước đối thủ Jordan sau loạt sút luân lưu cân não. Trước một trận đấu lớn, phong trào xem bóng...