Hãy chiếu V-League cho thế giới cùng xem
Để dọa các đội bóng thành viên về nguy cơ vỡ nợ, có lẽ UEFA và FIFA nên sang… V-League mua bản quyền tin tức chiếu lại cho các đội bóng thành viên cùng xem!
Hai chữ “giải thể” là nỗi ám ảnh lớn nhất mà một CLB có thể đối mặt. Chuyện này, tiếc thay đang hiện rành rành tại giải bóng đá Việt Nam. Liệu đến lúc xứ ta trở thành “tấm gương” cho toàn thế giới?
V-League sau một năm mang vỏ bọc VPF nay tiếp tục cho thấy những bất cập trong cách quản lý và từ đó, tương lai u ám của mùa giải 2013 đang đợi chờ. Ít nhất đến lúc này Navibank Sài Gòn và CLB Bóng đá Hà Nội đang trước nguy cơ giải thể. Thêm vào đó, những rắc rối trong cách điều hành theo kiểu “Vừa đá bóng vừa thổi còi” một lần nữa đẩy giải bóng đá hàng đầu Việt Nam vào con đường không lối thoát.
Mâu thuẫn từ thượng tầng là nguyên nhân, không phải, là nguyên cớ. Cái đáng gọi là căn nguyên vấn đề không đâu khác ngoài lĩnh vực kinh tế. Ở nước Anh, nếu Abramovich chửi thẳng mặt Sheik Mansour hay thậm chí LĐBĐ Anh thì đó là câu chuyện ngoài lề thú vị. Ở nước ta, bầu Đệ mà lên tiếng đả kích VPF hay một bầu khác, thì đó là chuyện tương lai của… nền bóng đá.
Ở Việt Nam, việc cãi cọ của những ông bầu là một sự kiện!
Video đang HOT
Tại sao? Vì quyền lực các ông bầu quá lớn và có mối quan hệ hữu cơ. Quyền lực ấy lại là thứ được tạo nên nhờ tiền bạc. Nói một cách đơn giản, tất cả những nỗi lo sợ mà V-League đang gánh chịu chỉ xuất phát từ một “vấn nạn”: Đội bóng chỉ sống bằng tiền của ông bầu, mà một khi dứt đi thì như đứa trẻ mất đi bầu sữa mẹ. Chết là chắc.
Đó là lý do tại sao khi Paris St. Germain (PSG) chiêu mộ Zlatan Ibrahimovic và trả mức lương trên trời, nó khiến cả nước Pháp nổi khùng.
Ibra không xài tiền của người Pháp, nhưng anh là gánh nặng của bóng đá Pháp
Các nhà chính trị và quản lý xã hội ở Pháp bực vì cái gì, khi tiền lương của Ibra và cả đội nói chính xác là từ các ông chủ Trung Đông? Nói cách khác, nó cũng được xem là “đầu tư nước ngoài” và đơn giản hơn là nước Pháp được hưởng nguồn thuế khổng lồ sẽ phình to theo tỉ lệ thuận số tiền PSG bỏ ra.
Tiền lương của Ibra “sỉ nhục người lao động Pháp” là một phần. Cái chính là nếu phía Trung Đông đột ngột “bỏ rơi” PSG như cách Navibank Sài Gòn đang gặp hiện nay, ai nuôi PSG? Cả đống “ông sao” ấy sẽ tan đàn xẻ nghé mang theo phiền não từ tờ hợp đồng trị giá cả trăm triệu bảng chưa được thanh toán. AI cũng buồn.
Nỗi buồn ấy lan sang La Liga, nơi Malaga đang run rẩy ở vị trí thứ 3 – cao nhất lịch sử CLB. Họ run không phải vì ở quá cao, mà không biết ngày mai ra sao. Ông chủ Al-Thani mà bất ngờ rụt tay thì coi như cả đội Malaga đồng loạt ra đường mà sau nhiều cuộc “di cư”, hiện tại hầu như chỉ một vài cái tên như Isco hay Rondon dễ tìm bến mới.
Vấn đề chính nằm ở việc các đội phụ thuộc vào nguồn tiền của một ai đó thay vì kinh doanh lành mạnh như các CLB khác. Serie A của Italia có hàng đống tấm gương theo kiểu như vậy. Fiorentina từng sống nhờ “bầu sữa” của nhà Gori và “chết” khi Vittorio Gori tỏ ra đuối sức vì khoản nợ 50 triệu euro. Kể cả “mối tình” giữa AC Parma và hãng Parmalat cũng phá sản khi công ty chủ quản sụp đổ. Lazio trong tay Cragnoti và công ti thực phẩm Cirio cũng suýt chết khi ông này rời CLB.
Parma hùng mạnh thời còn ParmalatFIFA
Nhưng rồi có kể bao nhiêu cũng không bằng… V-League. Chuyện các CLB lớn như Leeds, Rangers, Fiorentina, Parma… có vỡ nợ âu cũng do họ gánh chịu. Đơn giản vì không có chuyện (Leeds) hay Cragnotti (Lazio) tham gia vào… điều hành giải đấu như xứ mình.
Điều quan trọng nhất là không thể để các đội bóng “chết như rạ” theo kiểu vậy. Ở V-League, kiếm một đội đủ khả năng và quy chuẩn đá giải hàng đầu đã khó, một hay hai đội rời giải thì cuộc chơi còn gì để… bắt đầu?
Quá trình xâm lấn của các ông chủ toàn quyền như Chelszea, Man City, PSG, Malaga, Blackburn, Liverpool, Man Utd… ngày càng dày đặc và gần như thành “mốt”. Đã đến lúc UEFA và nên đến Việt Nam mua bản quyền V-League, để “đôi bên cùng có lợi”.
Theo Bongda
Cầu thủ đột quỵ qua đời ở tuổi 27
Bryan Herbert để lại niềm tiếc thương vô hạn khi vĩnh viễn ra đi vài tuần sau khi bị đột quỵ trong một trận đấu bóng đá.
Bryan Herbert trong một lần đi câu cá. Ảnh: MEN.
Bryan Herbert, 27 tuổi, quê Bacup, Lancashire, Anh là đội trưởng của đội bóng nghiệp dư Stacksteads St Joseph's. Trong một trận đấu cách đây gần hai tháng, Herbert bỗng dưng bị đau tim và ngã quỵ ngay trên sân. Khi được các nhân viên y tế chăm sóc, Herbert không thể nói chuyên được.
Cầu thủ 27 tuổi này ngay lập tức được đưa tới bệnh viện Hoàng gia Blackburn để cấp cứu và điệu trị ở đó trong suốt 5 tuần qua. Tuy nhiên đến hôm thứ ba (9/10) vừa qua, các bác sĩ xác định Bryan Herbert không thể qua khỏi và thông báo cho gia đình chuẩn bị tinh thần vĩnh biệt Herbert. Người đội trưởng của CLB Stacksteads St Joseph's trút hơi thở cuối cùng ngay buổi tối hôm đó, trong vòng tay của những người thân.
"Trước khi mất, Bryan đã khóc. Dường như nó đã biết mình sẽ ra đi vào hôm đó. Mọi người sẽ rất nhớ Bryan", bà Alicia, mẹ của Herbert buổn rầu nói.
Bạn gái của Herbert, Vicky Bruty, 25 tuổi cũng không kìm nén được nỗi đau khi nói về người yêu: "Anh ấy có tâm hồn của một thiên thần. Anh ấy yêu thương tất cả mọi thứ và tất cả mọi người. Lần cuối cùng chúng tôi nói chuyện riêng với nhau là cách đây hơn hai tháng, một ngày trước khi chúng tôi chuẩn bị đi nghỉ cùng nhau. Chúng tôi đã bàn đến chuyện làm đám cưới".
Trong những ngày vừa qua, gia đình Herbert nhận được rất nhiều lời chia buồn, động viên từ ban lãnh đạo CLB Stacksteads St Joseph's, bạn bè, đồng nghiệp của Herbert vì sự mất mát quá lớn này. Bryan Herbert là một CĐV cuồng nhiệt của CLB Liverpool khi còn sống.
Theo Ngoisao
Bồ cũ Ramos tình tứ bên chồng của bạn thân Hoa hậu Tây Ban Nha 2006, Elisabeth Reyes, tươi cười rạng rỡ sánh bước cùng trung vệ Sergio Sanchez tại Marbella. Sau hai mối tình thất bại với Sergio Ramos và Alexis Ruano, người đẹp hậm hực tuyên bố rằng sẽ không bao giờ yêu cầu thủ nữa. Tuy nhiên, lời thề của cô nàng bay biến khi cô chạm mặt Sergio Sanchez,...