Hậu xung đột: Khó lường cơ hội Syria tại liên minh Arab
Liên đoàn Arab dự kiến tổ chức hội nghị thượng đỉnh hàng năm tại Tunisia vào ngày 31/3, đã đóng băng tư cách thành viên của Syria vào tháng 11/2011.
Liên đoàn Ả Rập hôm Chủ nhật cho biết, họ không có kế hoạch thảo luận về việc khôi phục tư cách thành viên của Syria trong khối này tại hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này- hơn tám năm sau khi việc đình chỉ diễn ra vào lúc Syria rơi vào chiến tranh.
Nhưng một số trong số 21 thành viên khác của khối gần đây đã điều chỉnh theo hướng tích cực mối quan hệ với chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad, và một số người đã kêu gọi Syria được kết nạp lại vào liên minh này.
Syria từng là một thành viên sáng lập của Liên đoàn Arab. (Nguồn: Yahoo News/ AFP)
“Vấn đề quay trở lại Liên đoàn Ả Rập của Syria vẫn chưa được đưa vào chương trình nghị sự và chưa được đề xuất chính thức”, phát ngôn viên của Liên đoàn Mahmoud Afifi nói.
Ông lưu ý rằng “cuộc khủng hoảng Syria” tuy nhiên vẫn đứng đầu chương trình nghị sự, cùng với xung đột giữa người Palestine và Israel và tình hình ở Yemen và Libya.
Video đang HOT
Xung đột của Syria bùng lên vào năm 2011 với các cuộc biểu tình chống chính phủ và hành động trấn áp của chính quyền. Kể từ đó, đã có nhiều cường quốc can dự vào khu vực này.
Chính quyền Assad, được hỗ trợ bởi các đồng minh Nga và Iran, đã kiểm soát lại được phần lớn lãnh thổ trước đó mất vào tay phiến quân và các tay súng thánh chiến, và hiện đang kiểm soát hai phần ba diện tích đất nước.
Người Kurd Syria, tuyên bố giành chiến thắng trước nhóm Nhà nước Hồi giáo IS hôm thứ Bảy, kiểm soát phần lớn vùng đông bắc giàu dầu mỏ, mà chính quyền Syria đã ám chỉ rằng họ có thể lấy lại bằng một chiến dịch quân sự.
Đầu tháng này, lần đầu tiên các quan chức Syria đã tham dự một cuộc họp của các quốc gia Ả Rập ở nước láng giềng Jordan kể từ khi tư cách thành viên Liên đoàn Ả Rập của nước này bị đình chỉ.
Tổng thống Sudan Omar al-Bashir hồi tháng 12 năm ngoái đã có chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo Ả Rập tới thủ đô Syria kể từ năm 2011.
Cùng tháng đó, Ai Cập đã đón giám đốc an ninh quốc gia Syria kiêm trợ lý hàng đầu của Assad là Ali Mamluk.
UAE cũng mở lại đại sứ quán tại Damascus trong một dấu hiệu lớn cho thấy sự tan băng về ngoại giao.
Các quốc gia Ả Rập cũng không đáp lại lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan, một lãnh thổ chiến lược của Syria mà nhà nước Do Thái đã giành quyền kiểm soát vào năm 1967.
An Bình
Theo Baotoquoc
Nóng: Israel chính thức thừa nhận cấp vũ khí cho phiến quân Syria
Quân đội Israel (IDF) đã chính thức thừa nhận việc cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy Syria để chống lại chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad. Lý do được IDF đưa ra là để... "tự vệ".
Binh sĩ Israel trong một cuộc tập trận của IDF tại phần lãnh thổ ở Cao nguyên Golan do Israel kiểm soát. Ảnh: Reuters.
Gadi Eisenkot, Trưởng Tham mưu IDF từ năm 2015 đến 2018, đã tiết lộ tờ Thời báo Chủ nhật (Sunday Times) rằng Israel có liên quan trực tiếp tới phe đối lập chống chính phủ ở Syria. Cụ thể, ông Gadi - người sẽ nghỉ hưu và xuất ngũ trong năm nay - cho biết Israel đã cung cấp vũ khí hạng nhẹ cho phiến quân tại khu vực biên giới cho mục đích "tự vệ".
Theo RT, mặc dù đây là lần đầu tiên Tel Aviv chính thức thừa nhận, mối quan hệ quân sự giữa phiến quân Syria và chính phủ Israel đã bị phát hiện từ lâu. Vào hồi tháng 9.2018, tạp chí Chính sách Ngoại giao (Foreign Policy) đã đưa tin rằng Israel cung cấp vũ khí, tiền bạc cho ít nhất 12 nhóm phiến quân hoạt động tại miền nam Syria. Tạp chí này cũng khẳng định quan chức Israel hàng tháng đã hỗ trợ các chiến binh phe đối lập 75USD/người, đồng thời cung cấp tiền cho các lãnh đạo, chỉ huy phe đối lập để mua vũ khí chợ đen.
Đổi lại, các lực lượng phiến quân sẽ phải răn đe, ngăn chặn phong trào vũ trang Hezbollah và các nhóm được Iran hậu thuẫn tiếp cận phần Cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng, kiểm soát.
Toàn bộ hoạt động này đều nằm trong Chiến dịch Hàng xóm Tốt vốn được chính thức khởi động vào tháng 6.2016, kết thúc vào tháng 11.2018. Cho dù công khai hỗ trợ phiến quân, Israel luôn tuyên bố mục đích hỗ trợ là vì lý do nhân đạo. Theo RT, Tel Aviv đã cung cấp dịch vụ y tế cho các chiến binh đối lập bị thương và gia đình họ trong các bệnh viện Israel, hỗ trợ 1.524 tấn lương thực, 250 tấn quần áo, 947.520 lít xăng và một số lượng lớn dụng cụ y tế, thuốc men.
Tuy nhiên, Israel luôn kịch liệt phủ nhận bất kỳ sự hỗ trợ nào vượt qua mục đích nhân đạo. Vào hồi tháng 9.2018, từ Jerusalem Post đã đưa tin IDF xác nhận cung cấp vũ khí hạng nhẹ cho phiến quân Syria. Thế nhưng, bài viết nói trên đã bị quân đội kiểm duyệt, yêu cầu gỡ xuống "vì lý do an ninh".
Còn vào tháng 11.2018, Thiếu tướng Gershon Hacohen, cựu chỉ huy cấp cao của IDF, tiết lộ rằng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Ya'alon đã trực tiếp gặp gỡ một nhóm phiến quân Syria vào một thời điểm chưa thể xác định.
Theo Danviet
Hàng trăm gia đình rời khỏi Idlib do lo sợ không kích Press TV ngày 10-9 đưa tin: Hơn 400 gia đình đã rời khỏi các ngôi làng ở tỉnh Idlib của Syria vì lo ngại các đợt không kích của Nga và Syria. Hàng trăm gia đình rời khỏi Idlib trên những chiếc xe tải, ngày 9-9-2018 Tổ chức quan sát Nhân quyền Syria cho biết, hàng trăm gia đình được nhìn thấy mang...