Hậu xuất khẩu lao động: Về quê có nghề, tự tin làm chủ
Đối với nhiều người, đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) 2-3 năm chỉ để kiếm tiền, về nước là mất nghề, quay về làm ruộng hoặc buôn bán. Nhưng không ít lao động lại coi đó là bước đệm giúp mình tiến xa hơn…
Với nỗ lực khẳng định năng lực bản thân, nhiều lao động sau khi làm việc từ Nhật trở về nước được chính các công ty Nhật tin tưởng giao những vị trí chủ chốt trong công ty.
Có khát vọng sẽ thành công
Hai anh em Nguyễn Ngọc Trung và Nguyễn Ngọc Hiếu (quê Thanh Hóa, từ lao động xuất khẩu đã trở thành giám đốc của hai công ty Nhật Bản ở Củ Chi (TP.HCM).
Nguyễn Ngọc Trung – Giám đốc Công ty liên doanh sản xuất linh kiện chính xác O.N.P (phải) hướng dẫn và kiểm tra mọi hoạt động của nhà máy. Ảnh: Hồ Văn
Năm 2002, Nguyễn Ngọc Trung tốt nghiệp khoa cơ khí chế tạo máy Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Thời điểm đó theo Trung, anh có thể kiếm được việc làm ổn định tại TP.HCM. “Nhưng tôi muốn đi Nhật học hỏi thêm kỹ năng, kiếm nhiều tiền để về quê lập nghiệp. Vì vậy, tôi quyết định đăng ký đi Nhật làm việc” -Trung cho biết.
Ba năm ở Nhật làm việc, Trung cần mẫn học hỏi kỹ năng, vốn tiếng Nhật để tích lũy kinh nghiệm với mục đích về Việt Nam lập nghiệp. Nhận thấy cậu học trò cần cù, chịu khó học hỏi vị giám đốc nơi Trung làm việc tại Nhật đã “chấm” Trung cho kế hoạch đầu tư về Việt Nam của mình.
“Ông ấy yêu cầu tôi lau máy 6 tháng, mài dao 6 tháng… cho đến năm cuối hợp đồng mới cho tôi học nghề và truyền hết những gì ông ấy biết cho tôi. Ban đầu tôi không biết mình bị thử thách, cứ chăm chỉ làm việc. Cuối năm, ông ấy gọi tôi lên yêu cầu về Việt Nam tìm đất, làm các thủ tục để đầu tư công ty về Việt Nam tôi mới biết mình “nằm” trong kế hoạch dài hơi của ông ấy” – Trung nhớ lại. Hiện nay, Trung đang là giám đốc Công ty liên doanh Sản xuất linh kiện chính xác O.N.P ở Củ Chi, TP.HCM.
Nối gót anh trai Nguyễn Ngọc Trung, Nguyễn Ngọc Hiếu cũng sang Nhật Bản lao động vào năm 2006. Hiếu vừa làm việc tại Công ty Tsukara vừa chăm lo học hỏi kỹ năng và trau dồi tiếng Nhật. Hợp đồng 3 năm kết thúc, Hiếu được giám đốc công ty gọi lên trao cho hai cơ hội: Một là ở lại tiếp tục làm việc cho công ty tại Nhật với lương cao; Hai là trở về Việt Nam giúp công ty làm kế hoạch đầu tư chi nhánh tại Củ Chi. “Tôi cân nhắc kỹ việc này, nhưng nhìn gương anh trai đang thành công ở Việt Nam nên tôi quyết định trở về Việt Nam lập nghiệp” – Hiếu chia sẻ. Hiện nay, Hiếu đang làm giám đốc cho chi nhánh Công ty Tsukara ở Củ Chi, đồng thời thành lập công ty con chuyên thầu lại dự án của chi nhánh mình làm giám đốc.
Video đang HOT
Xưởng sản xuất của Công ty liên doanh Sản xuất linh kiện chính xác O.N.P. Ảnh: H.V
Chia sẻ về thành công này, cả Trung và Hiếu cho biết làm việc với người Nhật thì tính trung thành phải đặt lên hàng đầu, phải cần cù, kiên nhẫn sẽ được đền đáp xứng đáng. “Như anh em tôi, khi về Việt Nam giúp công ty ban đầu cũng chỉ hưởng lương như các công nhân bình thường trong nhà máy. Nhưng dần dần được cân nhắc vị trí cao cũng như mức lương tăng dần theo công việc là do đặt niềm tin vào công việc cũng như tin tưởng vào công ty. Đam mê công việc, sống có trách nhiệm là điều mà người Nhật rất cần ở các lao động như chúng tôi, đương nhiên phải giỏi cả tiếng Nhật” -Trung cho biết.
Hiện nay, ngoài vị trí giám đốc, Trung còn được ông chủ nhà máy “tặng” 20% cổ phần công ty.
Những người khó thay thế
Năm 2015, anh Đỗ Văn Tiên (sinh năm 1975) sang Nhật Bản làm việc tại Công ty Esuhai. Nhờ sự cầu tiến, ham học hỏi nên công ty tại Nhật đã có ý đào tạo để đưa về làm cho công ty con tại Việt Nam. Năm 2008, anh Tiên về Việt Nam và được công ty phân công làm tổ trưởng tổ Kỹ thuật Công ty Seebest (sản xuất thiết bị y tế, tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore, tỉnh Bình Dương). Hiện anh đã đảm nhiệm vị trí trưởng phòng kỹ thuật kiêm bảo trì với mức lương hơn 30 triệu đồng/tháng.
Ông Tanoi Junichi – Tổng Giám đốc Công ty Seebest cho biết, anh Tiên là người giỏi chuyên môn, trình độ gần như tương đương với kỹ sư Nhật, có thể làm được mọi thứ trong quy trình sản xuất của công ty. “Là người gần như không ai thay thế được của công ty, không phải vì anh giỏi kỹ thuật mà còn là vì cái tâm, sự nhiệt huyết trong công việc và trên hết là sự trung thành. Muốn thay thế người như anh Tiên chúng tôi phải đào tạo 10 năm nữa mới có” – ông Junichi đánh giá.
Cũng theo ông Junichi, công ty cũng đang sử dụng 6 lao động là những thực tập sinh trở về từ Nhật. “Họ là 6 hạt nhân trong số 50 lao động mà công ty tiếp nhận qua Nhật trở về và được chọn. Đây là nguồn lực chủ chốt cho sự phát triển của công ty” – ông Junichi nói.
Còn tại Công ty sản xuất cân tải trọng xe tải Tanaka (Khu công nghiệp Nhơn Trạch III, Đồng Nai), anh Bùi Văn Quang cũng là một thực tập sinh trở về từ Nhật đã được cân nhắc giữ vị trí trưởng phòng kỹ thuật, người đứng đầu bộ phận chăm sóc khách hàng. Giám đốc Công ty Tanaka – ông Hidetoshi Hasegawa cho biết, Quang là người có trình độ tương đương với kỹ sư Nhật. Thời gian tới, khi công ty đi vào hoạt động ổn định, Quang sẽ là “hạt nhân” được nhắm vào những vị trí chủ chốt của công ty.
Cũng không chịu quay về quê làm ruộng sau khi xuất khẩu lao động, ba cô gái tại Công ty TNHH Tiger Việt Nam (Khu công nghiệp Amata, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) đã nỗ lực làm việc để có được vị trí quan trọng trong công ty của Nhật tại Việt Nam. Hoàng Thị Liên (sinh năm 1985) làm tổ trưởng tổ trợ lý giám đốc, Nguyễn Thị Cam Tân (sinh năm 1983) làm tổ trưởng tổ xuất nhập khẩu và Nguyễn Thị Mỹ Duyên làm tổ trưởng tổ quản lý chất lượng. Theo Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tiger Việt Nam – ông Nobuyasu Ohashi, cả ba cô gái là những thực tập sinh tại công ty mẹ ở Nhật Bản, khi về Việt Nam được mời vào công ty con làm việc.
“Họ là những người nắm bắt chuyên môn và kỹ thuật khá nhanh, nhất là chuyên môn về tiếng Nhật để có thể cùng chúng tôi làm việc. Tôi tin tưởng rằng ba cô gái này cùng với các thực tập sinh khác sẽ cùng chúng tôi đưa công ty ngày một tiến lên, phát triển mạnh hơn. Và khi đó, tương lai của họ về vị trí cũng như lương thưởng sẽ được cân nhắc lên cao hơn” – ông Nobuyasu cho biết.
Cũng theo vị Tổng giám đốc này, công ty mẹ ở Nhật Bản liên tục tuyển dụng lao động Việt Nam qua làm việc. Đây chính là nguồn nhân lực quan trọng nhất cho việc mở rộng, đầu tư của công ty vào Việt Nam.
Trả lời về việc “tặng” 20% cổ phần nhà máy cho Giám đốc Nguyễn Ngọc Trung, ông Okutomi Koji – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty O.N.P nói: “Bản thân tôi luôn tâm niệm rằng nếu anh không đặt niềm tin cho ai đó thì cũng đừng hy vọng người ta tin tưởng anh. Ngay thời điểm nhận định được nhân viên mình đã đạt được khả năng nhất định, tôi nghĩ nên cho mọi người đảm trách công việc. Tại Việt Nam, tôi để Trung tự đưa ra những quyết định trong công việc. Kinh doanh cũng là một kỹ năng mà không phải ngày một ngày hai có thể thuần thục. Điều đó có lợi cho cả Trung và công ty”.
Theo danviet
Đề án XKLĐ chất lượng cao: "Vẽ" cũng khó, triển khai càng khó
Bộ LĐTBXH đang xây dựng dự thảo Đề án "Đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025" sang làm việc tại Nhật Bản, CHLB Đức, Hàn Quốc, Slovakia... Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp (DN) đề án này sẽ khó thực hiện.
Phải xem thị trường cần gì
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Lê Nhật Tân - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển nguồn nhân lực (LOD) cho rằng nếu được xây dựng, triển khai thì đề án sẽ mang lại hiệu quả lớn cho thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) của Việt Nam. Tuy nhiên, quan sát dưới góc độ DN, ông Tân cho rằng ở Việt Nam không phải cái gì tốt cũng thực hiện dễ dàng.
Ngành thiết kế web, chế tạo, lắp ráp linh kiện điện tử... sẽ là những ngành nghề được nhiều quốc gia cần trong thời gian tới. Ảnh: Minh Nguyệt
Tỷ lệ thất nghiệp ở những lao động có trình độ ĐH, CĐ tại Việt Nam tương đối cao. Năm 2016, cả nước có trên 200.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. XKLĐ có trình độ kỹ thuật là hướng đi mới không chỉ làm nâng cao vị thế của lao động Việt Nam trên thị trường quốc tế, mà còn là một trong những giải pháp trước mắt giải quyết việc làm cho số sinh viên tốt nghiệp đang thất nghiệp hoặc có việc làm không ổn định". Ông Doãn Mậu Diệp -
Thứ trưởng Bộ LĐTBXH
"Chúng tôi đã từng tiếp nhận đơn hàng của một đối tác ở Trung Đông. Họ có 150 ngành nghề, lương tháng từ cao xuống thấp, nhưng khi tiếp nhận đơn hàng này, các DN Việt Nam lại phải nhìn, thậm chí giành nhau các vị trí tuyển dụng từ mức lương thấp lên cao. Điều này có thể thấy rằng, khả năng đáp ứng về chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đang ở mức độ nào" - ông Tân viện dẫn.
Ông Tân phân tích, hiện nay, XKLĐ của Việt Nam đi các thị trường trên khắp thế giới đâu đâu cũng chỉ thấy lao động phổ thông. Lác đác mới có một số thị trường đưa được lao động chất lượng cao, ví dụ như đưa điều dưỡng đi Nhật, đi Đức. Tuy nhiên, kể cả lao động có trình độ thì sang nước ngoài vẫn phải đào tạo lại.
Theo ông Tân, việc XKLĐ chất lượng cao chỉ khả thi trong trường hợp các DN ngoài nước vào Việt Nam đầu tư, sau một thời gian thì đưa lao động của chính công ty họ ra nước ngoài làm việc. Như vậy, lao động vừa có thu nhập cao, vừa được nâng cao tay nghề.
"Còn nếu nói "nhổ" lao động có kinh nghiệm và kỹ thuật ở Việt Nam để đi XKLĐ thì không dễ thực hiện. Đưa họ đi XKLĐ 2-3 năm ở nơi đất khách quê người, kể cả mức lương có cao gấp 2-3 lần so với lương trong nước, nhưng lúc trở về họ lại không có công ăn việc làm thì chẳng ai đi cả"- ông Tân nói thêm.
Đề cập tới câu chuyện, nếu được triển khai đề án sẽ tạo điều kiện việc làm cho 200.000 cử nhân CĐ, ĐH của Việt Nam đang thất nghiệp, ông Tân chỉ biết lắc đầu. "Chúng ta phải nhìn vào sự thật. Tham gia thị trường lao động quốc tế, chúng ta không thể nói chúng ta có gì mà phải xem các bạn ấy (thị trường lao động ấy - PV) cần gì? Không thể nói tôi có 200.000 cử nhân đang thất nghiệp đây, anh dùng được không thì tôi xuất" - ông Tân nêu quan điểm.
Chưa xác định được ta có gì?
Trước đó, trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Tống Hải Nam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho biết đơn vị này đang gấp rút xây dựng đề án. Tuy nhiên, việc xây dựng đề án cũng gặp phải nhiều khó khăn. "Muốn triển khai trước mắt cần phải thực hiện việc đánh giá nhu cầu thị trường cần tuyển lao động có trình độ kỹ thuật cao. Tiếp sau đó, thực hiện đánh giá nguồn cung về nhân lực chất lượng cao của Việt Nam. Từ đó khớp nối dữ liệu mới có thể lên đề án thực hiện" - ông Nam nói.
Cũng theo ông Nam, mặc dù Việt Nam hiện nay có hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp nhưng chưa có con số thống kê chính thức nào cho thấy những cử nhân này thuộc ngành nào. Mặt khác, nhìn chung các cử nhân của Việt Nam cũng có nhiều hạn chế về ngoại ngữ, kỹ năng, nên nếu muốn XKLĐ với nhóm này thì cần thực hiện đào tạo tăng cường về các kỹ năng này. Chỉ khi có dữ liệu thì đơn vị mới tính toán lập đề án được.
"Điều đặc biệt, qua tìm hiểu, một số thị trường như Nhật Bản, CHLB Đức, Hàn Quốc, Slovakia, Cộng hòa Séc, Israel... đang cần tuyển lao động trình độ kỹ thuật cao. Tuy nhiên, bản thân thị trường đó chỉ cần lao động ở một số chuyên ngành như: Điều dưỡng, kỹ thuật, cơ khí, xây dựng... không có nhu cầu lao động ở các chuyên ngành nghiên cứu, xã hội học" - ông Nam nói thêm.
Về phía Bộ LĐTBXH, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết, thời gian qua Việt Nam chủ yếu XKLĐ, có trình độ tay nghề thấp. Vài năm gần đây, Bộ bắt đầu đưa những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở nhóm ngành điều dưỡng viên, hộ lý đi làm việc ở Đức, Nhật Bản và lao động kỹ thuật có bằng cấp chuyên môn sang Hàn Quốc theo chương trình Visa E7. Tuy nhiên, số lượng lao động đi theo những chương trình này còn rất hạn chế.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Lan Hương (Viện Khoa học lao động) thì cho rằng, nếu được triển khai thì đây là một tín hiệu lạc quan cho thị trường lao động Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần xem xét kỹ nhu cầu của thị trường xem họ cần cái gì, mình có đáp ứng được không?.
"Không cần và không thể XKLĐ lao động bằng mọi giá. XKLĐ được nhóm cử nhân CĐ, ĐH đang thất nghiệp thì tốt quá, nhưng phải đưa học đi làm đúng ngành nghề, tránh lãng phí công đào tạo" - bà Lan Hương nói.
Chưa có thống kê chính thức nào về việc các cử nhân CĐ, ĐH của chúng ta thuộc ngành đào tạo nào, nhưng nhìn chung qua theo dõi thì thấy số này chủ yếu rơi vào nhóm cử nhân CĐ, ĐH thuộc các chuyên ngành xã hội. Nhóm lao động có chuyên môn kỹ thuật cao thuộc nhóm ngành tự nhiên, kỹ thuật rất ít.
Ông Tống Hải Nam cho biết, sau khi có dữ liệu làm đề án, Bộ LĐTBXH sẽ gửi các đơn vị có liên quan như Bộ GDĐT và các đơn vị khác lấy ý kiến trình Chính phủ xem xét.
Theo Danviet
Người dân xếp hàng chờ làm hộ chiếu để đi xuất khẩu lao động Do lượng người tới làm hộ chiếu, giấy thông hành tăng 4-5 lần so với ngày thường, cán bộ Phòng xuất nhập cảnh Công an Nghệ An đã hướng dẫn người dân xếp hàng, phát số thứ tự để tránh tình trạng chen lấn. Ngày 7/2, hàng dài người đã xếp hàng đứng chờ làm hộ chiếu, giấy thông hành trước cửa Phòng...