Hậu vụ án VN Pharma : Trám “lỗ hổng” nhập khẩu thuốc
Không phải bây giờ với vụ VN Pharma, mà cách đây 15 năm, “lỗ hổng” trong việc nhập khẩu thuốc đã bung bét qua vụ Công ty Yteco (TP.HCM) cạo sửa quota, tráo đổi toa thuốc, vắc xin.
Để nhập khẩu thuốc tây, trị giá hàng triệu USD. Tất cả chỉ vì tiền… hoa hồng. Món lợi rất hời từ “hoa hồng” đã khiến cho không ít cá nhân phải tra tay vào còng và sức khoẻ người dân thì bị… bào mòn.
Theo quy định của Nhà nước, bất cứ một loại thuốc nào muốn nhập khẩu vào Việt Nam phải có đơn hàng quy định chi tiết từng loại (gọi là quota), trình cho Cục Quản lý dược – Bộ Y tế – phê duyệt. Khi nhận hàng, doanh nghiệp lập danh sách từng loại thuốc và kèm theo quota để cơ quan Hải quan đối chiếu.
Đối với các hãng dược nước ngoài, họ thường nhập thuốc vào Việt Nam thông qua các văn phòng đại diện. Các văn phòng đại diện này, dưới hình thức uỷ thác “mượn” tay doanh nghiệp trong nước như Yteco, VN Pharma, H&C… (có chức năng nhập khẩu thuốc) để đưa thuốc vào Việt Nam. Thị trường “ nóng, sốt, khan hiếm” loại thuốc nào, thì họ sẽ cấp tốc nhập khẩu loại thuốc đó, thông qua các doanh nghiệp trong nước nêu trên.
Nhưng, việc nhập khẩu thuốc bắt buộc phải có sự phê duyệt quota của Cục Quản lý dược. Bởi vậy, khi Cục Quản lý dược trễ nải phê duyệt, hàng lưu kho lâu, thiệt hại cho các hãng dược lớn. Do đó, mới có chuyện Yteco liều lĩnh cạo sửa quota, tráo toa thuốc… để nhập khẩu thuốc vào Việt Nam càng sớm càng tốt.
Hành động liều lĩnh đó, đổi lại Yteco nhận được món hoa hồng 6%/tổng giá trị mỗi hợp đồng nhập khẩu thuốc. Vì món hoa hồng này, dẫn tới sai phạm pháp luật, vụ án nhập khẩu thuốc của Yteco đã bị khởi tố, gần chục cán bộ, quan chức của Yteco đã phải vào tù.
“Lỗ hổng” nhập khẩu thuốc từ vụ Yteco, sau 15 năm vẫn còn nguyên, chưa hề được… “trám”, dù ai cũng nhận thức được “lỗ hổng” ấy. Vậy, mới dẫn tới vụ VN Pharma nóng hổi hôm nay.
Không phải ngẫu nhiên, bản án sơ thẩm (lần 2) của vụ án VN Pharma mà Hội đồng xét xử mới tuyên hôm qua (1/10) đã đúc kết: “… Lỗ hổng trong việc cấp giấy phép nhập khẩu thuốc của Bộ Y tế dẫn đến các công ty nhập khẩu nâng khống giá thuốc, sau đó nhận lại số tiền nâng khống chi “hoa hồng” bán thuốc, đã dẫn đến tình trạng thuốc nhập khẩu vào Việt Nam luôn có giá cao so với giá trị thuốc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người dân, nhất là người nghèo…”.
Video đang HOT
Quang cảnh xét xử tại phiên toà sơ thẩm (lần 2) VN Pharma. Ảnh: C.M.Đ.
Bản chất sai phạm trong vụ án này cũng là từ giá thuốc. Thuốc trị ung thư do Ấn Độ sản xuất chỉ 25USD/hộp, nhưng thuốc trị ung thư tương tự, với nhãn mác, thương hiệu do Canada sản xuất lại cao ngất ngưỡng… 75 USD/hộp.
Chênh lệch giá trị mỗi hộp thuốc tới 50USD đã khiến những kẻ tham tiền như Nguyễn Minh Hùng – Giám đốc Công ty CP VN Pharma – và Võ Mạnh Cường – Giám đốc Công ty TNHH thương mại H&C – bất chấp luật pháp, cùng nhau âm mưu và thực hiện làm giả hồ sơ pháp lý, “phù phép” 9.300 hộp thuốc H-Capita do Ấn Độ sản xuất thành 9.300 hộp thuốc H-Capita, có xuất xứ … “Made in Canada” (?).
Hậu vụ án “buôn thuốc giả” của VN Pharma, tương tự như vụ án “cạo sửa quota nhập khẩu thuốc” của Yteco năm nào, thêm lần nữa … “vỡ” ra nhiều điều. “Vỡ” ra bài học trong quản lý nhập khẩu thuốc của ngành y tế. “Vỡ” ra nhận thức phải đặt sức khoẻ người dân lên hàng đầu, đối với các nhà nhập khẩu thuốc như VN Pharma, Yteco.v.v…
Và, giá trị hoa hồng 6%/hợp đồng, chênh lệch giá thuốc 50 USD/hộp thuốc, thì dường như đã “vỡ” ra từ rất lâu, qua không ít vụ án; nhưng không hiểu vì sao, nhiều doanh nghiệp và cá nhân nhập khẩu thuốc vẫn cố tình… lãng quên. Hậu quả là không ít doanh nghiệp bị khởi tố, không ít cá nhân phải tra tay vào còng, ra trước vành móng ngựa…
Thế mới biết, “trám lỗ hổng” nhập khẩu thuốc, tưởng dễ, nhưng hoá ra lại khó khăn biết chừng nào!
Theo danviet
Vụ án VN Pharma: Tranh cãi thuốc thật, thuốc giả, nhưng án vẫn tuyên
Thực tế tại phiên tòa cho thấy, trước giờ Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên án, vẫn phát sinh tranh cãi nảy lửa giữa một bên là Viện Kiểm sát (VKS), HĐXX với một bên là luật sư bào chữa cho các bị cáo, đại diện Bộ Y tế, người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan.
Chưa bao giờ, tranh cãi "thuốc thật" và "thuốc giả" lại nóng bỏng như bây giờ, trong vụ án này.
Trước đó, VKS đã yêu cầu cơ quan điều tra vào cuộc điều tra dấu hiệu tiết lộ tài liệu mật liên quan đến các tài liệu thể hiện lô thuốc H-Capita do Ấn Độ sản xuất, đồng nghĩa đây là thuốc thật.v.v...
Chiều nay (1/10), doanh nhân Ngô Nhật Phương - người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan đã có mặt tại phiên tòa và phát biểu với giới báo chí. Ông Phương khẳng định các tài liệu ông có và cung cấp là do phía Ấn Độ cung cấp, chứng minh thuốc sản xuất tại Ấn Độ, không phải thuốc giả.
Các bị cáo nghe toà tuyên án vào chiều 1/10. Ảnh: C.H
Các tài liệu trên không do cơ quan chức năng Việt Nam phát hành, không đóng dấu mật, nên không phải tài liệu mật. Cái sai của các bị cáo là làm giả pháp lý, phù phép thuốc do Ấn Độ sản xuất thành thuốc do... Canada chế tạo. Đó là sai phạm phải xử lý nghiêm.
Từ đó, có ý kiến cho rằng, thuốc H-Capita là thuốc giả về nhãn mác xuất xứ, tức là giả về nguồn gốc, còn chất lượng thì hoàn toàn thật.
Cục Quản lý Dược của Bộ Y tế cho rằng, thuốc H-Capita có nguồn gốc từ lô thuốc đã được cấp phép và được sản xuất ở một nhà máy hợp pháp tại Ấn Độ, đạt tiêu chuẩn khi xuất xưởng. Do đó, thuốc đủ điều kiện sử dụng để chữa bệnh, không phải thuốc giả.
Hội đồng xét xử tuyên án. Ảnh: C.M.Đ
Tuy nhiên, VKSND TP.HCM vẫn giữ nguyên quan điểm H-Capita là thuốc giả về nguồn gốc và chất lượng. Cơ quan công tố còn cho rằng Bộ Y tế đang che giấu trách nhiệm cho các bị cáo và che giấu sự thiếu trách nhiệm của Cục Quản lý Dược trong việc cấp giấy phép nhập khẩu các lô thuốc H-Capita.
Vào 16h20 ngày 1/10, HĐXX đã tuyên án bị cáo Nguyễn Minh Hùng - nguyên Giám đốc Công ty cổ phần VN Pharma mức án 17 năm tù giam; bị cáo Võ Mạnh Cường - nguyên Giám đốc Công ty TNHH thương mại H&C mức án 20 năm tù giam. Các bị cáo còn lại bị tuyên các mức án từ 6-7 năm tù giam và có một bị cáo được hưởng án treo.
Ngoài ra, Hội đồng xét xử còn buộc bị cáo Nguyễn Minh Hùng nộp lại số tiền nâng khống thuốc H-Capita hơn 6 tỷ đồng.
Ông Ngô Nhật Phương khẳng định "thuốc thật" và không hề có chuyện tiết lộ tài liệu mật. Ảnh: K.G
Được biết, khoảng giữa năm 2013, Hùng và Cường phối hợp mua thuốc H-Capita (dùng chữa một số loại ung thư). Do chưa có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam, Hùng đã chỉ đạo làm giả hồ sơ để đề nghị cấp phép. Tổng cộng đã có 9.300 hộp thuốc H-Capita được nhập về (chưa đưa ra thị trường).
Vụ án được đưa ra xét xử sơ thẩm lần 1 vào cuối tháng 8/2017, các bị cáo bị truy tố tội danh Buôn lậu và Làm giả giấy tờ. Khi đó, bị cáo Hùng và Cường cùng nhận mức án 12 năm tù giam về tội Buôn lậu, các bị cáo còn lại nhận từ 2 năm tù (án treo) đến 5 năm tù. Tuy nhiên, trong phiên xử phúc thẩm cuối tháng 10/2017, TAND cấp cao tại TP.HCM đã hủy bản án, yêu cầu điều tra xét xử lại.
Theo danviet
Vụ VN Pharma: 'Nóng' việc Bộ Y tế 'tự điều tra' thuốc ngoài biên giới Sáng 30/9, phiên toà xét xử vụ bán thuốc giả xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma tiếp tục ngày thứ 4, sau 2 ngày nghỉ cuối tuần. Khoảng 9h30 sáng nay phiên xử bắt đầu, chủ tọa phiên toà - thẩm phán Phạm Lương Tản cho phép các luật sư bào chữa cho bị cáo, tiếp tục tranh tụng "nóng...