Hậu trường làm phim về Steve Jobs
Dù bị chê tơi tả, nhưng Ashton Kutcher đang cố gắng từng phút đến lúc bộ phim hoàn thành.
Ashton Kutcher – ngôi sao nổi tiếng thế giới, có ngoại hình gần giống với Steve Jobs, trở thành diễn viên chính trong bộ phim về “thầy phù thủy” ra mắt vào mùa thu năm sau. Từng là diễn viên kiêm nhà sản xuất, thời gian trước, anh làm người mẫu, và tham gia nhiều show truyền hình ăn khách như Punk”d, Room 401.
Bộ phim về Steve Jobs tái hiện lại cuộc đời cố thuyền trưởng CEO nổi tiếng làng công nghệ. Khi Ashton Kutcher vào vai chính, người xem chỉ nghĩ rằng, ngoại hình của anh ấy giông giống với Steve Jobs, ít người biết, Ashton có một tuổi thơ gian khó, con đường lập nghiệp chẳng hề bằng phẳng, kinh nghiệm diễn xuất của anh cũng dày dặn đủ để vào một vai diễn nhiều tuyến cảm xúc như Steve Jobs.
Video đang HOT
Ashton Kutcher sinh năm 1978 trong một gia đình công nhận, thừa hưởng vẻ đẹp pha trộn Mỹ và Ailen. Bản thân tuổi thơ đầy sóng gió, khi người em song sinh mắc bệnh hiểm nghèo đã khiến anh luôn cảm thấy dằn vặt, nhiều lúc, muốn trốn khỏi gia đình và làm bản thân luôn bận rộn để quên đi điều đau buồn ấy.
Trước khi trở thành một diễn viên nổi tiếng, Ashton Kutcher từng làm công nhân, từng theo học ngành Sinh hóa tại một trường ĐH ở Iowa với mong muốn chữa bệnh tim cho em trai mình, nhưng cuối cùng, ước muốn đó không thành.
Bộ phim về Steve Jobs mang tên Get Inspired, mặc dù là diễn viên nổi tiếng, nhưng Ashton Kutcher bị “chê tơi tả” khi đóng phim này. Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận là chiếc mũi, giọng nói và đặc biệt nhất là đôi mắt của Ashton đầy biểu cảm, cực giống với Steve Jobs.
Theo TTVN
Thái độ đáng quý với lịch sử
Bộ phim hoạt hình lịch sử Đại chiến Bạch Đằng của nhóm sinh viên khoa Mỹ thuật Công nghiệp, ĐH Quốc tế Hồng Bàng đang gây xôn xao dư luận. Mặc dù chỉ là một tác phẩm tốt nghiệp và được đánh giá là chưa thực sự xuất sắc nhưng bộ phim đã chuyển tải được những giá trị lịch sử nhất là trong thời điểm hiện nay. PV Báo ANTĐ đã có cuộc trò chuyện cùng Vũ Đức Thịnh, trưởng nhóm thực hiện phim.
Một cảnh trong phim
- PV: Chỉ 2 tháng sau khi được đưa lên mạng, tác phẩm tốt nghiệp của các bạn đã thu hút hàng trăm nghìn lượt xem, cảm nhận của các bạn như thế nào?
- Vũ Đức Thịnh: Xuất phát từ mong muốn được làm một bộ phim về đề tài lịch sử, chúng tôi đã bàn bạc, báo cáo với thầy giáo hướng dẫn Phan Văn Bảy và đi đến thống nhất sẽ làm một bộ phim hoạt hình lấy chủ đề chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Đầu tiên, mục đích của nhóm chỉ mong sẽ làm được một tác phẩm tốt nghiệp thật ý nghĩa. Thông qua tác phẩm, những bạn trẻ sẽ có thêm kiến thức về lịch sử dân tộc. Thật không ngờ, bộ phim đã gây được tiếng vang, nhất là trong cộng đồng mạng.
- PV: Chọn một đề tài lịch sử cho bộ phim hoạt hình liệu có phải là quá sức với một đội chỉ có 6 người với nguồn kinh phí hỗ trợ từ gia đình?
- Vũ Đức Thịnh: Ban đầu chúng tôi cũng định làm một đề tài khác sẽ dễ dàng hơn cho việc tạo hình nhân vật, phối cảnh. Tuy nhiên, sau khi được các thầy cô động viên góp ý, cả nhóm đã quyết tâm thực hiện đề tài này. Ban đầu, chúng tôi đã phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Đầu tiên là về kinh phí, phần lớn các bạn trong nhóm khi thực hiện tác phẩm này đều đang đi học phải dựa vào gia đình. Cũng may mọi người đều ủng hộ. Cho đến lúc này, cũng không ai có thể thống kê chính xác số tiền đã sử dụng để làm bộ phim này, nhưng thỏa niềm đam mê của mình là hạnh phúc đối với chúng tôi rồi.
- PV: Được biết, các bạn đã rất kỳ công tìm hiểu để tác phẩm thuần Việt nhất, tôn trọng lịch sử nhất.
- Vũ Đức Thịnh: Có một khó khăn là các tư liệu lịch sử về thời kỳ này không còn nhiều. Ngoài các kiến thức được học trong SGK, chúng tôi còn phải tìm hiểu thêm ở thư viện, nhất là qua cuốn Đại Việt sử ký toàn thư, tìm hiểu tài liệu về trận đánh, cách viết kịch bản, lời bình sao cho mỗi cảnh phim đều gây xúc động... Bên cạnh đó cũng tìm kiếm thêm những thông tin trên mạng để có thể đưa vào trong tác phẩm những chi tiết, hình ảnh đậm chất Việt. Ngoài các vấn đề xử lý kỹ thuật, chuyên môn, chúng tôi còn cần một người hướng dẫn về văn hóa, lịch sử, triết học, xã hội học... để đề tài và đồ án chuyển tải được tính nhân văn, đi vào cuộc sống. Cả bộ phim được thực hiện trong hơn 3 tháng mà chúng tôi đã bỏ ra nửa tháng trời để tìm hiểu, đọc các sách sử.
Nhóm sinh viên thực hiện Đại chiến Bạch Đằng
- PV: Sau sự thành công của tác phẩm này, liệu các bạn có tiếp tục các dự án phim hoạt hình về đề tài lịch sử?
- Vũ Đức Thịnh: Không chỉ phim hoạt hình về đề tài lịch sử mà ngay cả phim hoạt hình theo hướng giải trí cũng có ít đất sống ở Việt Nam. Đó là bởi kinh phí đầu tư, công nghệ kỹ thuật của chúng ta đều khá lạc hậu so với các nước trong khu vực. Nói thế nhưng tôi vẫn tin là dần dần sẽ có những chuyển biến tích cực từ phía công chúng khi tiếp nhận những bộ phim hoạt hình Việt Nam về đề tài này. Đó còn là thái độ của chúng ta đối với lịch sử. Sự đón nhận của khán giả qua tác phẩm của chúng tôi thực hiện đã chứng minh được rằng, khán giả không hề quay lưng với phim hoạt hình lịch sử. Còn về dự định tiếp tục thực hiện dòng phim này, tôi xin phép chưa tiết lộ. Bởi, hiện nay một số bạn trong nhóm sau khi ra trường đã có công việc ổn định. Riêng tôi chưa đi làm ở đâu vì vẫn muốn thực hiện những dự án phim ảnh mới.
- PV: Ở Việt Nam không có đất cho những bộ phim hoạt hình, vậy hướng đi tương lai của các bạn thế nào?
- Vũ Đức Thịnh: Sau khi ra trường rất ít sinh viên tiếp tục tâm huyết làm phim hoạt hình. Nhiều bạn đi làm thiết kế, đồ họa quảng cáo, game..., chủ yếu thiên về xử lý kỹ thuật. Thậm chí tôi được biết, có những bạn tiếp tục theo nghiệp làm phim nhưng lại là gia công cho các hãng phim nước ngoài. Như vậy vẫn chỉ là làm thuê, và phim vẫn là phim của nước ngoài. Riêng tôi, sau khi ra trường, nhiều khả năng sẽ đầu quân cho một công ty game. Mặc dù tâm huyết với phim hoạt hình nhưng phần lớn sinh viên đều cho rằng, phim hoạt hình ở Việt Nam vẫn chưa có đất chiếu. Một khi không tìm được đường ra cho tác phẩm thì dù có yêu nghề, có tâm huyết làm hoạt hình đến đâu có lẽ cũng phải bỏ nghề. Nhưng trước mắt, chúng tôi có nhiệt huyết của tuổi trẻ, có khát khao khẳng định mình. Và sự ủng hộ vừa qua sẽ tiếp thêm dũng khí cho chúng tôi tiếp tục.
- PV: Cảm ơn Thịnh về cuộc trò chuyện này.
Theo ANTĐ
Google bị chê cạn ý tưởng Chủ tịch Eric Schmidt của Google và nhà siêu đầu tư Peter Thiel, hai tượng đài của ngành công nghệ cùng bước lên sân khấu Hội thảo Brainstorm Tech do Tạp chí Fortune tổ chức và gần như bất đồng với nhau về mọi việc. Trước vài trăm cử tọa bên dưới, Chủ tịch Eric Schmidt của Google và nhà siêu đầu tư...