Hậu trường đám cưới “khủng” 130.000 thực khách ở Malaysia: Điều tra ra manh mối
Ông Mohd Ali Rustam – Thủ hiến bang Malacca, Malaysia đang trở thành “miếng mồi” của dư luận khi tổ chức đám cưới cho con trai mình – một đám cưới khổng lồ với số khách mời lên tới 130.000 người. Nghi ngờ tham nhũng ngày càng gia tăng trước câu hỏi quan chức này lấy đâu ra tiền để chi phí tiệc cưới “khủng” mà có lẽ rất ít “đại gia”ở Malaysia đủ khả năng tổ chức.
Thủ hiến bang Malacca Ali Rustam chào khách đến tiệc cưới con trai
Mời tất cả để… khỏi bị chê trách(!?)
Hôm 30-9, đám cưới con trai cả của Thủ hiến bang Malacca Mohd Ali Rustam được tổ chức tại trung tâm thể thao Dewan Tun Ali Bukit Katil ở Malacca với 130.000 khách mời. Lễ thành hôn này của chú rể Mohd Ridhwan Ali và cô dâu Nur Azieha Mohd Ali, đều 26 tuổi bắt đầu lúc 10h sáng và kéo dài suốt 8 giờ đồng hồ.
Đôi trẻ gặp nhau từ 10 năm trước tại một lớp học. Trong đám cưới, cô dâu đã được chú rể tặng cho vật lưu niệm bằng vàng cùng số quà trị giá 22.222 ringgit. Ngay trong đám cưới, quan viên hai họ đã chứng kiến cảnh đại diện của Sách kỷ lục Malaysia trao cho Thủ hiến Mohd Ali giấy chứng nhận đám cưới có số lượng khách lớn nhất Malaysia.
Số khách mời ban đầu dự kiến là 96.000 người nhưng sau đó tăng vọt lên 130.000 khách. “Bản thân tôi không bao giờ hình dung ra con số khổng lồ đó”, Thủ hiến bang Malacca tâm sự. Trong đám đông dự tiệc cưới hôm đó có một số nhân vật nổi tiếng như Vua của bang Selangor Sharafuddin Idris Shah, Thống đốc bang Malacca Mohd Khalil Yaakob hay cựu Thủ hiến bang Malacca Abu Zahar Ithinin, cũng là ông của cô dâu.
“Phút giây hạnh phúc nhất của cha mẹ là trong đám cưới của con cái, đặc biệt là con đầu lòng. Tôi đã chờ đợi sự kiện này khá lâu”, Thủ hiến bang Malacca Mohd Ali nói. Cũng theo lời bố chú rể, tiệc cưới dù rất đông khách nhưng được tổ chức khá khiêm tốn, không có sơn hào hải vị giống ở khách sạn 5 sao. “Tôi phải mời tất cả người ủng hộ, bạn bè, người thân kẻo bị chê trách là xa lánh mọi người”, ông Mohd Ali phân trần. Ông cũng không quên bật mí với các khách mời là ông đã khuyên con trai mình không nên bắt chước bố, đến 36 tuổi mới lấy vợ, “kẻo có khi bố tái hôn trước cả con trai”.
Theo một số trang mạng của Malaysia thì sau đám cưới “khủng” kia khoảng 1 tuần, ông Mohd Ali Rustam cũng mở một tiệc cưới có quy mô nhỏ hơn, khoảng 900 khách mời tại khách sạn 5 sao Royale Chulan ở Thủ đô Kuala Lumpur. Khách mời lần này là những nhân vật chóp bu của đất nước, thống đốc một số bang, chức sắc đến từ các nước láng giềng như Indonesia, Philippines, Singapore hay Sri Lanka. Bên ngoài khách sạn thậm chí còn ùn tắc nhẹ bởi dòng xe hơi hạng sang của khách đến dự tiệc, khiến 2 cảnh sát giao thông phải túc trực phân luồng.
Video đang HOT
Chủ tiệc tìm cách thuyết phục dư luận
Giấy chứng nhận kỷ lục được trao ngay trong đám cưới
Ngay lập tức, kỷ lục 130.000 thực khách đến dự một tiệc cưới không chỉ gây xôn xao dư luận ở Malaysia mà còn thu hút truyền thông thế giới. Các nghị sĩ đảng Liên minh nhân dân (đối lập) nghi ngờ Thủ hiến Mohd Ali sử dụng công quỹ để tổ chức đám cưới và tố cáo với Ủy ban Chống tham nhũng Malaysia.
Các nghị sĩ đảng đối lập yêu cầu công bố chi tiết các khoản tài trợ và cho rằng nếu chi phí 10 ringgit/người thì tổng chi phí cũng lên đến 1,3 triệu ringgit (8,9 tỉ đồng). Họ chất vấn, ông Mohd Ali lấy đâu ra tiền cho con trai nếu ông chỉ sống bằng đồng lương 15.000 ringgit/tháng. Đã thế, khủng hoảng kinh tế khiến chính phủ phải cắt giảm trợ cấp cho thực phẩm và xăng dầu, do vậy cáo buộc tham nhũng càng trở nên nhạy cảm.
Thủ hiến Mohd Ali phân bua đám cưới nhìn thì đông khách nhưng chi phí rẻ, chỉ tốn sơ sơ… 600.000 ringgit (4,1 tỉ đồng) chứ không đến 1,3 triệu ringgit. “Tôi đã dùng tiền mừng của khách cho đám cưới.
Có người đưa 50 ringgit, thậm chí có người chỉ có 1 ringgit”, ông Mohd Ali kể. Chú rể Ridhwan Ali cho biết đã thuê 30 đầu bếp, số thức ăn được chuẩn bị là 60.000 suất, mỗi suất đủ cho 3 người ăn, vậy là có thể phục vụ tối đa 180.000 người, chi phí bình quân 10 ringgit/khách (82.000 đồng). Ngoài ra, các doanh nghiệp địa phương đã tài trợ bằng hình thức quảng bá thức uống tại đám cưới. Đến nay, tiền nợ các nhà thầu và người cung cấp thức ăn đang được dàn xếp.
Quyết điều tra ngọn ngành
Cô dâu chú rể hạnh phúc khi khách đến dự cả trăm nghìn người
Một tài liệu rò rỉ từ Cơ quan Phụ trách phát triển bang Malacca cho thấy nhiều cơ quan chính quyền địa phương đã góp sức cho đám cưới. Chẳng hạn như 4 hội đồng địa phương và quân đội ở Malacca đã tài trợ hơn 100 lều bạt, Sở Văn hóa bang Malacca lo phần phục vụ văn nghệ, chưa kể 500 người tình nguyện phụ tiếp khách.
Phó Giám đốc Ủy ban Chống tham nhũng Malaysia, ông Datuk Mohd Shukri Abdul, cho biết, cơ quan này đã bắt đầu một cuộc điều tra chi tiết và có thể sẽ mất nhiều thời gian: “Chúng tôi sẽ đi từng mục một, để xem hết bao nhiêu tiền và ai là người trả tiền”, ông Datuk quả quyết.
Về vấn đề chi phí, ông Ali Rustam khẳng định rằng đám cưới là chuyện riêng của gia đình ông, do gia đình ông tự sắp xếp và tổ chức, không liên quan gì đến chính quyền liên bang. Thủ hiến Malacca đồng thời cho biết, ông không thể ngăn việc báo cáo lên Ủy ban chống tham nhũng và nhấn mạnh “phe đối lập không nên ghen tị vì đám cưới khổng lồ này. Đây cũng là điều chứng tỏ đảng cầm quyền ở Malacca có số người ủng hộ rất lớn”.
Dư luận cũng đặt câu hỏi, trong khi chi phí tiệc cưới cho 130.000 thực khách có lẽ rất ít “đại gia”ở Malaysia có khả năng trang trải nổi thì với địa vị là một quan chức, việc để cho cơ quan chính phủ và doanh nghiệp “tài trợ” cho đám cưới con trai ông Mohd Ali liệu có ổn? Rõ ràng ngài Thủ hiến bang không lạm dụng công quỹ nhưng ai cũng hiểu là không có gì gọi là “miễn phí”, bởi mọi việc đều “có đi có lại” cả.
Nhiều ý kiến cho rằng, có lẽ đám cưới của con trai trưởng Thủ hiến bang Malacca Ali Rustam nên được phong là đám cưới rình rang nhất năm 2012 khi nó đã bị biến tướng thành món hàng hóa đem ra đổi chác.
Cà phê “3 trong 1″
Có người ví von, phần lớn các bậc cha mẹ muốn đám cưới của con cái là sự kiện vui mừng và đáng nhớ nhưng Thủ hiến bang Malacca đã coi đám cưới của con trai mình như một món cà phê “3 trong 1″: Đường là số hàng hóa miễn phí mà các công ty và cơ quan chính phủ cung cấp, kem là quà tặng từ các doanh nghiệp, rồi cùng trộn với bột cà phê là đôi vợ chồng trẻ. 130.000 khách chính là nước nóng. Điều mà ngài Thủ hiến chỉ phải làm là thêm nước nóng vào hỗn hợp “3 trong 1″ này. Nhưng đến thời điểm này, ông Ali cũng đang trong tình cảnh “nước sôi lửa bỏng” khi bị dư luận dội vào.
Có tin đồn rằng ông Ali Rustam đang nhắm đến địa vị cao hơn trong đảng cầm quyền Tổ chức Dân tộc Malaysia thống nhất (UMNO) ở cuộc bầu cử năm 2013 tới. Ông đang được coi là ứng cử viên sáng giá cho vị trí số 2 của đảng UMNO trong thời gian tới. Được bầu làm Thủ hiến bang Malacca hồi tháng 12-1999, ông từng làm Phó Chủ tịch đảng UMNO giai đoạn 2004 – 2009. Chỉ có điều năm 2009, ông Mohd Ali tranh cử chức Quyền Chủ tịch đảng nhưng bị truất quyền ứng cử do dính phải sai phạm về vấn đề tiền bạc.
Theo ANTD
Thủ hiến bang Hessen của Đức thăm Việt Nam
Ông Volker Bouffier cùng phái đoàn cấp cao gồm đại diện các quan chức chính trị cũng như kinh tế Đức hôm nay bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam
Thủ hiến bang Hessen, ông Volker Bouffier. Ảnh: Jurblog
Thủ hiến Bouffier sẽ lưu lại Việt Nam từ ngày 4 tới 7/10. Ông sẽ có nhiều hoạt động tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
Trong chương trình làm việc tại Hà Nội, ông Bouffier và phái đoàn cùng đi sẽ có các cuộc hội đàm chính trị về mối quan hệ giữa bang Hessen với Việt Nam. Để thắt chặt quan hệ hợp tác đặc biệt này, Thủ hiến Bouffier hôm nay sẽ cùng Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ký kết Thỏa thuận hợp tác ưu tiên giữa Hessen và Việt Nam. Tối nay, thủ hiến bang Hessen sẽ cùng tân đại sứ Đức tại Việt Nam, bà Jutta Frasch, tham dự lễ kỷ niệm quốc khánh Đức (3/10).
"Tôi vui mừng trước những cuộc nói chuyện mang tính chất xây dựng với phía Việt Nam, cũng như vui mừng vì quan hệ hợp tác với Việt Nam sẽ được nâng lên tầm cao mới", Thủ hiến Bouffier phát biểu tại Frankfurt, thành phố lớn nhất bang Hessen, trước khi tới Hà Nội.
Theo ông Bouffier, Việt Nam là một đất nước năng động luôn hướng về phía trước, là một đất nước giàu di sản văn hóa. "Mối quan hệ giữa chúng tôi và Việt Nam đặc biệt khăng khít thông qua dự án xây mới khuôn viên trường Đại học Việt-Đức tại Tp. Hồ Chí Minh với nguồn hỗ trợ tài chính của Chính phủ Liên bang Đức và bang Hessen", thủ hiến bang Hessen nói. "Dự án đặc biệt này giúp chúng ta hiểu nhau rõ hơn, khuyến khích sự trao đổi kinh nghiệm giữa hai nước và là biểu tượng của quan hệ đối tác tốt đẹp của chúng ta".
Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt - Đức đã có nhiều biến chuyển, mang dấu ấn của tình hữu nghị và sự tôn trọng lẫn nhau. Năm 2012, Đức vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU). Hơn 100.000 người Việt Nam đang làm việc và sinh sống tại Đức.
Tháng 10/2011, Thủ tướng Angela Merkel và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Tuyên bố Hà Nội thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Bản tuyên bố này tạo ra một khuôn khổ chính trị cho quan hệ hợp tác tiếp theo. Tháng 9 vừa qua, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghệ Liên bang Philipp Rösler cùng 50 doanh nghiệp Đức có chuyến thăm Việt Nam.
Theo VNE
Bầu cử ở Gruzia: Cả hai phe đều tuyên bố chiến thắng Đảng cầm quyền và đảng đối lập ở Gruzia hôm qua 1/10 đều tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội ở nước này. Trong khi đó, kết quả chính thức đầu tiên cho thấy phe đối lập đang dẫn đầu. Người ủng hộ "Giấc mơ Gruzia" tổ chức ăn mừng trên đường phố Tiblisi mặc dù kết quả vẫn chưa...