Hậu trường chưa kể về Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019
TS.Bùi Hữu Dược – Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ đã hé lộ những chuyện hậu trường liên quan tới Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc năm 2019 sắp diễn ra tại Việt Nam.
Ông Bùi Hữu Dược chia sẻ trong hội nghị sáng 9.5. Ảnh: PV.
Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về nhân quyền và thông tin đối ngoại trong tháng 5.2019, diễn ra sáng 9.5 tại Hà Nội. Ông Đoàn Công Huynh – Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin – Truyền thông chủ trì hội nghị.
Tại hội nghị, ông Bùi Hữu Dược – Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ chia sẻ, việc đăng cai Đại lễ Vesak thể hiện Việt Nam ủng hộ chủ trương của Liên Hợp Quốc, đồng thời thể hiện vai trò của Phật giáo Việt Nam góp phần nâng cao vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Theo ông Dược, năm 2008, Đại lễ Vesak do Chính phủ Việt Nam đăng cai tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia – Hà Nội, Việt Nam gửi lời mời 75 quốc gia và vùng lãnh thổ thì có 74 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, mời 900 đại biểu và có trên 1.000 đại biểu tham gia.
Đại lễ Vesak năm 2014 do Giáo hội Việt Nam đăng cai tổ chức tại Bái Đính, Ninh Bình với sự tham gia của gần 1.500 đại biểu quốc tế đến từ 97 quốc gia và vùng lãnh thổ.
“Việc Việt Nam đăng cai Đại lễ Vesak lần thứ 3 xuất phát từ yêu cầu đối ngoại của Việt Nam, khẳng định với thế giới rằng Việt Nam là quốc gia độc lập, yêu chuộng hòa bình, muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” – ông Dược nói.
Video đang HOT
Tại Đại lễ Vesak 2019, Việt Nam gửi mời 1.500 đại biểu quốc tế tham dự. Theo ông Dược, tính đến ngày 9.5, có 1.650 đại biểu quốc tế chính thức và 3.000 người theo các đoàn.
Vụ trưởng Vụ Phật giáo cho hay, có các nguyên thủ, lãnh đạo các quốc gia và Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Tổng thống Myanmar, Thủ tướng Nepal, Phó Tổng thống – Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ, Chủ tịch Thượng viện Bhutan.
“Đại lễ Vesak 2019 là lần đầu tiên trong lịch sử Vesak của thế giới và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử đăng cai ở các nước thành viên, có đông lãnh đạo các nước tham dự như vậy”, ông Dược chia sẻ.
Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ cũng tiết lộ, khi Việt Nam đăng ký đăng cai Đại lễ Vesak 2019, có 5 quốc gia đăng ký, trong đó có Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Indonesia. Ông Dược cho biết, Việt Nam là nước được chọn bởi đáp ứng hai yếu tố Tôn giáo và Nhà nước cùng đồng hành tổ chức.
Về quá trình chuẩn bị cho Đại lễ Vesak 2019, sau khi được Thủ tướng chấp thuận tổ chức, Chính phủ đã thành lập 1 tổ công tác do 9 ngành, tổ chức trực tiếp giúp Thủ tướng liên hệ với Giáo hội, đồng hành cùng Giáo hội trong suốt tiến trình chuẩn bị cho tới khi kết thúc. Trong đó, nhà nước góp phần hỗ trợ đảm bảo về các mặt an ninh, thực phẩm và y tế.
Đại lễ Vesak 2019 diễn ra từ ngày 12 – 14.5 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam với chủ đề: “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”.
Đại lễ Vesak 2019 là lần thứ 3 Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc được tổ chức ở Việt Nam. Lần thứ nhất, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc năm 2008 do Chính phủ Việt Nam đăng cai tổ chức diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội. Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2014 do Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức tại Bái Đính, Ninh Bình với chủ đề: “Phật giáo góp phần thực hiện đóng góp thành tựu vào các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc”.
Theo Laodong
THANH HÀ
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Công chúa Thụy Điển
Chiều 6-5, tại Nhà Quốc hội (QH), Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Công chúa kế vị Thụy Điển V.Đê-xi-rê đang thăm chính thức Việt Nam. Chủ tịch QH bày tỏ tin tưởng, chuyến thăm lần này sẽ góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa hai nước.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Công chúa kế vị Thụy Điển V. Đê-xi-rê.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, Việt Nam và Thụy Điển có quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt tốt đẹp, do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Ô.Pan-mơ đặt nền móng, được nhân dân hai nước dày công vun đắp trong nửa thế kỷ qua. Đối với nhân dân Việt Nam, hình ảnh hàng nghìn người Thụy Điển xuống đường biểu tình chống chiến tranh tại Việt Nam luôn khắc sâu trong tim. Trải qua 50 năm, các thế hệ người Việt Nam và Thụy Điển tiếp tục vun đắp khiến mối quan hệ giữa hai nước phát triển ngày càng tốt đẹp. Chủ tịch QH cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của Hoàng gia, Chính phủ và nhân dân Thụy Điển đã dành cho Việt Nam, trong đó có việc Thụy Điển giúp Việt Nam khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế trước đây, cũng như luôn ủng hộ Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.
Công chúa kế vị Thụy Điển V.Đê-xi-rê cảm ơn Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân về sự tiếp đón trọng thị; bày tỏ vui mừng nhận thấy, quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp. Công chúa V.Đê-xi-rê cho biết, chuyến thăm lần này của Đoàn có 50 doanh nghiệp. Bên cạnh những doanh nghiệp truyền thống, còn có doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Với mong muốn thúc đẩy quan hệ hai nước, chuyến thăm không chỉ trao đổi phát triển kinh doanh mà còn bàn về chương trình phát triển bền vững mà hai nước cùng quan tâm.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, Thụy Điển là đối tác quan trọng và tin cậy của Việt Nam trong Liên hiệp châu Âu (EU). Khẳng định, hợp tác kinh tế giữa hai nước còn chưa tương xứng tiềm năng hợp tác của hai bên, Chủ tịch QH hy vọng, các doanh nghiệp Thụy Điển tháp tùng Công chúa V.Đê-xi-rê trong chuyến thăm lần này sẽ có cơ hội tìm hiểu về môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam. Chủ tịch QH khẳng định, Việt Nam đang từng bước cải cách hệ thống pháp luật, hệ thống hành chính, góp phần tạo khung pháp lý vững chắc và sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài làm việc tại Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp Thụy Điển.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, Việt Nam sẵn sàng là cầu nối giữa Thụy Điển với thị trường ASEAN; chia sẻ về những nỗ lực bảo vệ môi trường của Việt Nam và mong muốn Thụy Điển hỗ trợ Việt Nam trong ứng phó nước biển dâng, cũng như bảo vệ môi trường.
* Ngày 6-5, tại Phủ Chủ tịch, diễn ra lễ đón chính thức Công chúa kế vị Thụy Điển V.Đê-xi-rê, nhân dịp Công chúa V.Đê-xi-rê và Phu quân sang thăm chính thức Việt Nam, theo lời mời của Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.
Sau lễ đón, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã hội đàm với Công chúa kế vị Thụy Điển V.Đê-xi-rê. Phó Chủ tịch nước nhiệt liệt chào mừng Công chúa kế vị V.Đê-xi-rê và Phu quân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Thụy Điển thăm chính thức Việt Nam; khẳng định, chuyến thăm của Công chúa là sự kiện quan trọng trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thụy Điển (1969 - 2019).
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và Công chúa V.Đê-xi-rê đánh giá cao và chia sẻ những tình cảm tốt đẹp mà nhân dân hai nước dành cho nhau trong suốt nửa thế kỷ qua. Hai bên thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, rà soát hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Thụy Điển thời gian tới. Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam bày tỏ cảm ơn sự ủng hộ vô tư và trong sáng cả về vật chất lẫn tinh thần của Thụy Điển dành cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập trước đây, cũng như công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam ngày nay. Hai bên nhất trí đánh giá quan hệ hợp tác Việt Nam - Thụy Điển trong những năm gần đây được mở rộng trên nhiều lĩnh vực, đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân hai nước; khẳng định quyết tâm đưa quan hệ hợp tác song phương đi vào chiều sâu hiệu quả.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đề nghị, hai bên tiếp tục duy trì trao đổi đoàn cấp cao, nhằm tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực. Thông qua Công chúa V.Đê-xi-rê, Phó Chủ tịch nước đã chuyển lời hỏi thăm và lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến Quốc vương và Hoàng hậu Thụy Điển thăm Việt Nam.
Công chúa V.Đê-xi-rê đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam; khẳng định, Thụy Điển coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam, nước có vị thế quan trọng trong ASEAN. Công chúa V.Đê-xi-rê cho biết, đây là lần đầu tới Việt Nam với sự tháp tùng của hơn 50 doanh nghiệp hàng đầu Thụy Điển trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Hai bên thống nhất tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước tăng cường hơn nữa hợp tác đầu tư và kinh doanh, nhất là trong các lĩnh vực Thụy Điển có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu, như công nghiệp, chế biến, công nghiệp phụ trợ, khoa học - công nghệ... Nhân dịp này, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đề nghị Thụy Điển tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhằm duy trì hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông; đề nghị Thụy Điển ủng hộ Việt Nam ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2020 - 2021; bày tỏ cảm ơn và đề nghị phía Thụy Điển tiếp tục quan tâm, tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Điển sinh sống, làm ăn và hòa nhập, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước.
* Tối cùng ngày, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng Phu quân chủ trì tiệc chiêu đãi Công chúa V.Đê-xi-rê và Phu quân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Thụy Điển, kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thụy Điển.
Theo NDĐT
Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2019: Tất cả đã sẵn sàng Chiều 6/5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ và tỉnh Hà Nam tổ chức họp báo Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc lần thứ 16 tổ chức tại chùa Tam Chúc từ ngày 12-14/5. Thượng tọa Thích Đức Thiện giới thiệu các...