Hầu tòa đậu xe cản đường còn đập vỡ kính ô tô
Nhân đậu xe cản trở lưu thông ở đường dân sinh nên xảy ra cự cãi với tài xế xe taxi và đập bể kính chắn gió phía trước xe taxi.
Ngày 13-11, TAND TP Cần Thơ xử phúc thẩm đã bác kháng cáo của bị cáo Trần Văn Nhân (31 tuổi), tuyên phạt bị cáo này 6 tháng tù về tội cố ý làm hư hỏng tài sản.
Trước đó, tại tòa, bị cáo Nhân kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, áp dụng hình phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ với các lý do nuôi mẹ già, nhân thân tốt, đã khắc phục hậu quả, gia đình có công cách mạng…
Bị cáo Nhân tại tòa ngày 13-11. Ảnh: NN
HĐXX nhận định bị cáo là người có học đại học sư phạm. Bị cáo có nhận thức pháp luật, chỉ vì câu nói “mày đậu xe kiểu gì vậy” mà bị cáo đập bể kính trước xe ô tô của anh N.
Tòa cho rằng bà ngoại bị cáo có công cách mạng nhưng là người không trực tiếp nuôi dưỡng bị cáo nên bị cáo không được xem xét tình tiết này. Bị cáo có tình tiết tăng nặng là thực hiện hành vi côn đồ. Mức hình phạt tiền hay cải tạo không giam giữ không đảm bảo tính chất răn đe với bị cáo nên không chấp nhận kháng cáo của bị cáo.
Theo hồ sơ, khoảng 16 giờ ngày 1-11-2018, Nhân ngồi uống nước và đậu xe máy dưới lòng đường trước cửa quán cà phê tại đường lộ dân sinh ở phường Hưng Phú, quận Cái Răng. Lúc này, anh LVN, tài xế taxi chở khách về qua quán cà phê trên. Do Nhân đậu xe cản trở lưu thông nên anh N. và Nhân xảy ra cự cãi.
Sau đó, anh N. cho xe chạy đi. Do còn bực tức việc cãi nhau nên Nhân chạy xe máy đuổi theo anh N. khoảng 100m. Nhân thấy anh N. đang đậu xe cặp lề đường trả khách nên chạy xe vượt lên trước xe anh N., dùng tay đập mạnh vào kính chắn gió phía trước xe anh N. làm bể kính.
Sau đó, Nhân bỏ đi còn anh N. đến công an phường trình báo sự việc. Theo giám định, kính chắn gió xe anh N. trị giá 4,5 triệu.
NHẪN NAM
Theo PLO
Video đang HOT
Sau khi tập huấn ở Bộ về, giáo viên cốt cán sẽ tập huấn lại như thế nào?
Bao giờ thì tập huấn lại cho đội ngũ giáo viên còn lại để họ có thể tiếp cận với nội dung mà Bộ đã triển khai cho đội ngũ giáo viên cốt cán?
Những ngày qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mở nhiều lớp tập huấn cho đội ngũ giáo viên cốt cán ở các địa phương về Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Việc tập huấn cho đội ngũ giáo viên cốt cán là rất cần thiết bởi thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới cũng đã cận kề.
Song, vấn đề đặt ra là sau khi đội ngũ giáo viên cốt cán được tập huấn từ Bộ về sẽ triển khai như thế nào đến đội ngũ giáo viên còn lại của địa phương mình?
Bao giờ thì tập huấn lại đại trà giáo viên để họ có thể tiếp cận với nội dung mà Bộ đã triển khai cho đội ngũ giáo viên cốt cán?
Bộ đã mở nhiều lớp tập huấn cho đội ngũ giáo viên cốt cán ở các đại phương (Ảnh minh họa: moet.gov.vn)
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì từ đầu tháng 10/2019 đã có khoảng 700 giảng viên chủ chốt của 7 trường đại học sư phạm tham gia Chương trình bồi dưỡng giáo viên cốt cán của các địa phương trong cả nước.
Tính đến ngày 1/11/2019, toàn quốc đã có hơn 17.000/28.000 giáo viên cốt cán đã được bồi dưỡng trực tiếp về hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Số lượng này đã đạt hơn 60% kế hoạch của Bộ.
Các địa phương đã cử đội ngũ giáo viên cốt cán của mình đến các địa điểm mở lớp của Bộ để tham gia lớp tập huấn khá đầy đủ.
Nhìn chung, việc tập huấn cho đội ngũ giáo viên cốt cán đã và đang diễn ra đúng kế hoạch của Bộ và các địa phương.
Sau khi tập huấn về thì đội ngũ giáo viên cốt cán sẽ tập huấn lại như thế nào?
Thực tế thì trong những năm qua, Bộ, Sở vẫn thường xuyên mở những lớp tập huấn cho đội ngũ giáo viên để chuẩn bị cho việc thay đổi chương trình mới tới đây.
Thế nhưng, việc tập huấn dưới cơ sở thường chưa được làm kỹ lưỡng và thấu đáo.
Vì thế, dẫn đến việc lúng túng cho đội ngũ giáo viên khi áp dụng nội dung mới và chưa đồng bộ với nhau.
Tuy nhiên, đối với đợt tập huấn của Bộ lần này có một quy mô rất lớn, được diễn ra đồng bộ ở tất cả các địa phương.
Những giáo viên cốt cán được các địa phương cử đi tập huấn đa phần là các trưởng hội đồng bộ môn của các huyện, thị, các trường trung học phổ thông.
Bởi, nếu để lâu thì tinh thần đổi mới, nội dung mà những giáo viên cốt cán đã lĩnh hội qua đợt tập huấn khó còn nguyên vẹn.Chính vì vậy, điều cần thiết nhất là ngay sau khi tập huấn ở Bộ về thì các địa phương cần bố trí tập huấn đại trà lại cho giáo viên tức thì sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều nếu để lâu.
Điều đặc biệt là các địa phương cần bố trí thời gian tập huấn tương ứng với thời gian tập huấn ở Bộ.
Vì lâu nay, thường những giáo viên đi tập huấn dù 5 ngày, 3 ngày về thì cũng chỉ bố trí tập huấn lại cho giáo viên gói gọn trong 1 ngày, thậm chí có những đợt tập huấn mà người chủ trì không tập huấn lại.
Họ chỉ gửi cho các trường những file tập huấn rồi yêu cầu làm bài tập.
Ngày tập huấn tập trung thì các trường thay phiên nhau lên trình bày phần bài tập đã chuẩn bị của của mình là xong đợt tập huấn.
Làm như vậy không có hiệu quả mà vô tình giáo viên cũng rất khó lĩnh hội được những nội dung ban đầu mà cấp Bộ và Sở tập huấn cho các giáo viên cốt cán ở các Phòng Giáo dục...
Việc thay đổi Chương trình giáo dục phổ thông mới lần này rất quan trọng bởi nó khác hoàn toàn với các lần trước đây.
Chương trình giáo dục phổ thông mới lần này không tiến hành thực nghiệm rộng như chương trình, sách giáo khoa năm 2000 mà chỉ tập huấn một số nội dung mới rồi đi vào thực hiện đại trà ngay.
Hơn nữa, việc thay đổi lần này sách giáo khoa không còn là quan trọng nữa mà chương trình mới là quan trọng đối với việc giảng dạy trên lớp của giáo viên.
Thế nhưng, đến thời điểm này thì vẫn còn nhiều giáo viên chưa tiếp cận được chương trình tổng thể, chương trình môn học.
Thậm chí, nhiều giáo viên còn chưa phân biệt được các từ ngữ này bởi từ trước đến giờ thì giáo viên chỉ coi trọng sách giáo khoa mà thôi.
Phương pháp dạy học chương trình mới cũng khác, mục tiêu giáo dục lần này cũng khác nữa.Thế nhưng, khi tiếp cận với chương trình tổng thể, chương trình môn học, điều mà chúng tôi cảm nhận được ở tất cả các môn học có kiến thức nặng hơn chương trình hiện hành rất nhiều.
Nhất là ngành giáo dục đang chủ trương chuyển việc dạy học từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực cho học trò.
Dù công việc này không phải là mới mẻ đối với giáo viên nhưng để toàn thể giáo viên thay đổi cách dạy truyền thống cũng không hề là điều dễ dàng.
Vậy nên, việc tập huấn cho giáo viên nhằm lĩnh hội tốt nhất về chương trình giáo dục phổ thông mới lần này rất nặng nề, đòi hỏi những giáo viên cốt cán khi đi tập huấn ở Bộ phải thực sự chú ý, lĩnh hội được những cái hay, cái mới để về tập huấn lại cho giáo viên một cách tốt nhất.
Việc thay đổi chương trình giáo dục phổ thông mới chỉ thực sự hiệu quả khi tất cả các giáo viên trong ngành cùng chủ động tiếp cận với nó để lĩnh hội dần dần đến khi áp dụng đại trà không còn bỡ ngỡ, lúng túng.
Đặc biệt, vai trò của đội ngũ giáo viên cốt cán, vai trò của lãnh đạo các Sở, Phòng và Ban giám hiệu nhà trường, bộ phận chuyên môn là rất quan trọng trong việc phân công, điều động giáo viên cốt cán đi tập huấn cũng như sẽ mở lớp tại địa phương mình nhằm tập huấn đại trà cho giáo viên ở các nhà trường.
THANH AN
Theo giaoduc.net
Sách ứng dụng công nghệ thực tế ảo đạt giải nhất cuộc thi ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp năm 2019 Vượt qua 20 ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp, ý tưởng Sách REBO - Sinh học lớp 10 ứng dụng công nghệ thực tế ảo của nhóm tác giả Võ Nguyễn Đình Trí - Đặng Phước Minh (Hải Châu) đã giành giải nhất cuộc thi 'Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp' Đà Nẵng năm 2019. Ngày 27/10, tại TP. Đà Nẵng diễn ra...