Hậu Shangri-La, Nhật Trung không ngừng ‘chiến tranh ngôn ngữ’
Theo AFP, hôm 2/6, Nhật Bản đã không ngại ngần “đập lại” lời chỉ trích khắc nghiệt từ phía Trung Quốc về bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Đối thoại Shangri-La vừa qua.
Theo AFP, hôm 1/6, tại Đối thoại Shangri-La 13, Trung tướng Vương Quán Trung của Trung Quốc đã có một bài phát biểu chỉ trích gay gắt ông Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Ông này cho rằng bài phát biểu của ông Abe và ông Hagel là “không thể chấp nhận” và “không thể tưởng tượng được”, rằng hai bên đang &’kết bè phái’ chống lại Bắc Kinh và nhiều lời lẽ khắc nghiệt khác.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga (trái), chỉ trích mạnh mẽ phát biểu của Trung tướng Vương Quán Trung của Trung Quốc tại Shangri-La 13.
AFP dẫn lời Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga hôm 2/6 cho rằng: “Chúng tôi tin vị quan chức cấp cao trên của Trung Quốc đã tuyên bố dựa trên sai lầm và phỉ báng đất nước chúng tôi”.
Ngoài ra, ông Suga cho biết, đoàn đại biểu Nhật Bản tại Singapore cũng đã ngay lập tức “phản đối mạnh mẽ” những lời chỉ trích từ phía Trung Quốc.
Hôm 30/5, trong bài phát biểu lễ khai mạc Đối thoại Shangri-La, ông Abe đã thúc giục các quốc gia tôn trọng các quy định pháp luật. Dù không chỉ đích danh Trung Quốc, nhưng theo nhiều nhà ngoại giao, câu nói này là nhằm ám chỉ hành vi hung hăng của Trung Quốc trong các tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông.
Tiếp đó, ngày 31/5, ông Hagel cũng cảnh báo Trung Quốc đã “hành động gây mất ổn định” ở Biển Đông và liệt kê hàng loạt hành vi vi phạm của Trung Quốc ở khu vực này, bao gồm việc đưa trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Video đang HOT
Đáp lại, ông Vương tức giận cho rằng: “Phái đoàn Trung Quốc … có cảm giác rằng các bài phát biểu của ông Abe và ông Hagel là một hành động khiêu khích Trung Quốc”.
Ông này còn nói thêm: “Các bài phát biểu của ông Abe và ông Hagel đã cho tôi thấy rằng họ đang phối hợp với nhau, hỗ trợ nhau, khuyến khích lẫn nhau và họ lợi dụng việc có quyền phát biểu trước… Họ đã hành động khiêu khích và thách thức Trung Quốc”.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ thông tấn xã AFP. AFP là trung tâm tiếng Pháp lớn nhất và thông tấn xã lớn thứ ba trên thế giới sau AP và Reuters. Hiện AFP có văn phòng đại diện tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Theo Infonet
Tướng Trung Quốc: Nhật, Mỹ 'kết bè phái' thách thức Bắc Kinh
Sau khi liên tiếp bị Mỹ và Nhật chỉ trích tại Diễn đàn Shangri-La 2014, Trung Quốc đã phản bác, buộc tội họ "kết bè phái" và khiêu khích Bắc Kinh, tờ Asia News Network (ANN) bình luận.
Ngày 1/6, tại Diễn đàn đối thoại Shangri-La 2014, Trung tướng Vương Quán Trung của Trung Quốc đã có một bài phát biểu đáp trả kéo dài 9 phút với tất cả những từ ngữ khắc nghiệt nhất từng được quan chức Trung Quốc sử dụng. Vị tướng của quân đội Trung Quốc cho biết "không thể chấp nhận" và "không thể tưởng tượng" được rằng Mỹ và Nhật Bản lại công khai tấn công Bắc Kinh tại một diễn đàn mở như vậy.
Trung tướng Vương Quán Trung, Phó Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-La 2014.
"Các bài phát biểu đã cho tôi ấn tượng rằng họ phối hợp nhau, hỗ trợ nhau, khuyến khích lẫn nhau và tận dụng lợi thế phát biểu trước để tiến hành khiêu khích và thách thức Trung Quốc", ông Vương nói. Ông Vương Quán Trung là người dẫn đầu đoàn đại biểu quân đội Trung Quốc tới diễn đàn đối thoại lần này.
Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng đã có cuộc hội đàm riêng tư tại diễn đàn đối thoại tổ chức ở Shangri-La, Singapore.
Theo tờ Strait Times (Singapore), trong bài phát biểu ở buổi lễ khai mạc Diễn đàn đối thoại an ninh châu Á - Thái Bình Dương hôm thứ Sáu (30/6), ông Abe tránh chỉ trích trực tiếp Trung Quốc. Tuy nhiên, ông liên tục sử dụng ngôn ngữ mà Tokyo đã sử dụng trong các lần chỉ trích Bắc Kinh khi xử lý tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển Hoa Đông. Cụ thể như "nỗ lực thay đổi hiện trạng thông qua ép buộc hoặc vũ lực".
Tờ ANN nhận định, việc tránh đề cập trực tiếp không khiến Trung Quốc bớt tức giận hơn. Tướng Vương đã nói rằng dù ông Abe có nói trực tiếp là Trung Quốc hay không thì khan giả cũng đều biết ông đang chỉ trích ai.
"Đáng ra ông Abe cần thúc đẩy các đề xuất mang tính xây dựng. Nhưng ông ấy đã đi ngược lại mục đích của cuộc đối thoại và tiến hành khiêu khích. Tôi nghĩ rằng hành động đó là không chấp nhận được và không phù hợp với tinh thần của cuộc đối thoại này", vị tướng Trung Quốc nói thêm.
Trước đó, vào thứ Bảy (31/5), Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã chỉ trích ông Abe, nói rằng ông không nên sử dụng bài phát biểu của mình để "khuấy động hận thù và gây nhầm lẫn cho dư luận".
Đối với ông Hagel, Vương Quán Trung cáo buộc ông tiếp tay cho "các yếu tố gây mất ổn định, tạo ra rắc rối và tiến hành khiêu khích".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng đã sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ khác thường để chỉ trích Trung Quốc hôm thứ Bảy, khẳng định các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông là "gây mất ổn định" và "đơn phương". Ông cũng tuyên bố sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với kế hoạch của ông Abe trong việc biến Nhật Bản thành một tác nhân quan trọng trong an ninh khu vực. Động thái này đã nhận sự phản đối từ phía Trung Quốc, ANN đưa tin cho biết.
Cũng theo ANN, những lời lẽ nóng nảy tại hội nghị năm nay đã được dự kiến trước đó, do căng thẳng tăng cao trong các khu vực tranh chấp lãnh thổ, đẩy cao nguy cơ một cuộc tranh chấp địa chiến lược ở châu Á - Thái Bình Dương.
Những phát biểu nặng nề của ông Hagel và ông Vương sẽ gợi ra câu hỏi về việc liệu quan hệ Mỹ - Trung Quốc có bị ảnh hưởng hay không.
ANN trích dẫn lời Giáo sư Xia Liping của Đại học Đồng Tế ở Thượng Hải khẳng định "chắc chắn sẽ có một số tác động thực sự" trong quan hệ song phương Mỹ - Trung. Nhưng ông cũng nói thêm rằng cả hai có một số cơ sở chung trong mong muốn giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Cohen nói với Tờ Straits Times rằng sẽ không phải là điều xấu nếu cả hai bên "hiểu cho nỗi thất vọng của nhau" về những căng thẳng đã tồn tại.
Ông nói thêm: "Chúng ta đang trải qua một thời gian khó khăn. Tôi không nghĩ sẽ có bất kỳ câu hỏi nào về việc Trung Quốc và Mỹ cần phải có một mối quan hệ tốt".
Kết luận về diễn đàn đối thoại năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen thừa nhận bầu không khí rất căng thẳng nhưng "những ngôn ngữ nặng nề còn hơn là những sự kiện được đề cập (sẽ nặng nề)". "Nếu có sự phản ánh và (sự phản ánh được) giải quyết, thì Đối thoại Shangri-La sẽ đóng một vai trò rất tích cực", ông nói thêm.
Bài viết tham khảo nguồn thông tin của tờ Asia News Network và Strait Times của Singapore.
Theo Infonet
Cần kết thúc sự mập mờ của Trung Quốc về "đường 9 đoạn" Khi Đối thoại Shangri La lần thứ 13 bế mạc hôm 1.6, nhiều học giả trên thế giới yêu cầu Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) Vương Quán Trung, giải thích về cái gọi là "đường 9 đoạn" của Trung Quốc trên biển Đông. Ông tướng này chỉ cho biết Trung Quốc chuẩn bị "đàm phán...