Hậu quả từ sự can thiệp của Ả Rập Saudi ở Syria
Trước tuyên bố mới đây của Ả Rập Saudi về việc gửi lực lượng bộ binh đến Syria để “chống lại Daesh”, các chuyên gia Nga quan ngại về nguy cơ mất ổn định khu vực, kết thúc triển vọng cho hòa bình Syria, và một cuộc chiến tranh tàn khốc giữa Riyadh với các dân tộc khác.
Hôm thứ Năm (4-2), Đại sứ quán Ả Rập Saudi tại Washington công bố rằng Ả Rập sẵn sàng gửi quân tới Syria để tham gia vào chiến dịch mặt đất nhằm chống lại Daesh (tên gọi khác của IS) nếu được liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu đồng thuận.
Trong trao đổi với kênh truyền hình Ả Rập Al-Arabiya, phát ngôn viên của Bộ Quốc Phòng Ahmed Asseri giải thích rằng “Ả Rập Saudi sẵn sàng tham gia vào các chiến dịch chiến đấu trên bộ nào mà liên minh chống Daesh cho phép thực hiện ở Syria”.
“Nếu có được sự đồng thuận từ lãnh đạo của liên minh, Ả Rập sẵn sàng tham gia hỗ trợ vì chúng tôi tin rằng các chiến dịch không kích không phải là giải pháp lý tưởng, mà phải có sự kết hợp giữa các chiến dịch trên không và mặt đất”, ông cho biết thêm.
Trước đó, theo tờ The Guardian đưa tin, không trích dẫn nguồn, Riyadh có thể điều “hàng ngàn binh lính thuộc lực lượng đặc biệt” sang Syria ” nhằm phối hợp với Thổ Nhĩ Kỳ.”
“Nếu một hoặc cả hai nước thực sự gửi quân sang Syria, cuộc khủng hoảng tại Syria sẽ trở nên vượt ngoài tầm kiểm soát”, Vladimir Sazhin, một chuyên gia cao cấp tại Viện nghiên cứu Trung Đông của Nga nói với hãng thông tấn Nga RIA Novosti.
Động thái của Ả Rập Saudi sẽ khiến việc thực hiện các giải pháp hòa bình trở nên khó khăn
Các nhà phân tích cho thấy sự can thiệp của Ả Rập Saudi sẽ không chỉ đe dọa tiến trình hòa bình Geneve, mà còn có thể dẫn đến việc chia rẽ các vùng của Syria. “Động thái của Ả Rập Saudi sẽ khiến việc thực hiện các giải pháp hòa bình trở nên khó khăn. Tình hình hiện nay dường như cho thấy rằng Syria sẽ được chia thành ba phần, mặc dù thực tế các quốc gia lớn Mỹ, Nga và Iran đều không muốn điều này”.
Sazhin giải thích, trong ba vùng của Syria, vùng thứ nhất sẽ do chính phủ Syria kiểm soát với người Alawites, người theo Ki-tô giáo, Druze và các dân tộc khác cùng sinh sống, vùng thứ hai sẽ là vùng tự chủ của người Kurd, và vùng lãnh thổ thưa thớt dân cư ở phía đông-vùng thứ ba- sẽ chịu sự kiểm soát Daesh và lực lượng đối lập của người Sunni.
Video đang HOT
Trong tình huống xấu, sự can thiệp của Riyadh có thể đẩy Tehran vào một cuộc xung đột trực tiếp. “Để đáp trả Ả Rập Saudi, Iran rất có thể sẽ thực hiện động thái tương tự. Vụ xung đột giữa hai cường quốc trong khu vực có thể gây nhiều mối nguy hại”.
Đồng thời, các nhà phân tích cũng cho thấy, về bản chất sự can thiệp Ả Rập ở Syria sẽ không có tác động đáng kể đến quá trình hoạt động chống Daesh.
“Tôi không nghĩ rằng lực lượng quân đội không mấy hiệu quả của Ả Rập Saudi sẽ có tác động đáng kể đến quá trình chiến sự. Mặt khác, nếu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp, đây sẽ là một vấn đề lớn, bởi vì người Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã nổi tiếng với khả năng quân sự của họ”.
Trao đổi với RIA Novosti, ông Sergei Demidenko, một chuyên gia cao cấp tại Viện Đánh giá và phân tích chiến lược của Nga, cho biết tuyên bố của Ả Rập Saudi được đưa ra một cách thiếu cẩn trọng. Cả Riyadh và Ankara đều hiểu rằng bất kỳ sự can thiệp nào cũng sẽ đưa Ả Rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ vào tình trạng bất ổn.
Hậu quả sẽ cực kì thảm khốc, đặc biệt cho Thổ Nhĩ Kỳ với nền kinh tế đang chật vật, và Ả Rập Saudi cùng nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào dầu mỏ của nước này.
Nếu Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân đến Syria, chính hai nước sẽ là những người đầu tiên hứng chịu hậu quả thảm khốc- trở thành trung tâm của một chiến tranh và xung độc sắc tộc khốc liệt.
Các nhà phân tích cho thấy, Syria rất có thể trở thành Lebanon thứ hai. Thực tế là, ngay sau khi đem quân đến Lebanon, Israel đã buộc phải rút lui, “vì Israel không biết cách chiến đấu chống lại các nhóm du kích”. Điều tương tự rất có thể sẽ xảy ra với Syria.
Syria là một nước có “một số lượng lớn của các nhóm dân tộc khác nhau, và đánh bại họ là điều hầu như không thể. Ả Rập Saudi sẽ phải đối mặt với tổn thất rất lớn, sẽ rơi vào tình trạng mất ổn định hoàn toàn, sẽ lãng phí ngân sách của họ vào một cuộc chiến tranh vô ích và cuối cùng, sẽ không đạt được gì khác ngoài mất ổn định khu vực và bất ổn trong chính nền kinh tế của nước này”.
Hơn nữa, cũng như Sazhin, Demidenko chỉ ra sự hạn chế của quân đội Saudi Arabia. Ông lưu ý rằng các hoạt động quân sự của quốc gia này chưa lần nào thực sự thành công, điển hình là cuộc chiến ở Yemen. Họ không biết chiến đấu, họ không muốn chiến đấu, và nếu họ chiến đấu thì họ chỉ cũng tham gia một cách gián tiếp.
Cuối cùng, các nhà phân tích tin rằng Riyadh nên cẩn trọng trước những hậu quả khó lường mà việc can thiệp ở Syria có thể đem lại. Nhiều chuyên gia tin rằng tuyên bố của Ả Rập Saudi chỉ là động thái “thông báo giả”, một yếu tố của chiến tranh thông tin. Có lẽ là một cách để gây ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán hòa bình Syria, chứ không phải là ý định thực sự của Ả Rập Saudi.
Nếu Ả Rập Saudi thực sự đã can thiệp, thì chính nước này sẽ là người đầu tiên đối diện với một cuộc chiến tranh khu vực toàn diện,” Demidenko kết luận.
Theo Vũ Phương Thảo/Sputnik
Pháp luật TPHCM
Putin được gì sau 4 tháng oanh tạc ở Syria?
Sau 4 tháng thực hiện các cuộc không kích ở Syria, Điện Kremlin tự tin khẳng định chiến dịch quân sự lớn nhất của Nga ở ngoại quốc kể từ khi Liên Xô tan rã là "đáng đồng tiền bát gạo".
Theo báo Mỹ Washington Post, với mục tiêu được khẳng định là chống khủng bố quốc tế, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã làm đảo chiều "số phận" của các lực lượng trung thành với chính quyền ông Bashar al-Assad.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: AP)
Trước đó, các lực lượng của Chính phủ Syria đã để mất nhiều vùng lãnh thổ trọng yếu về tay quân nổi dậy trong cuộc nội chiến kéo dài đã 5 năm. Nhưng giờ đây, họ đang ở thế tấn công. Thậm chí, tuần trước họ còn giành được thắng lợi lớn khi chiếm lại thị trấn chiến lược Sheikh Miskeen từ tay phe nổi dậy mà Mỹ ủng hộ.
Theo giới phân tích, Chính phủ Nga tin tưởng họ đã giành được nhiều thành tích trong chiến dịch Syria với chi phí cực thấp, thương vong tối thiểu cùng với sự ủng hộ lớn của người dân.
"Chiến dịch được xem là khá thành công", Washington Post dẫn lời ông Evgeny Buzhinsky, một Trung tướng về hưu và hiện là Phó chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở Moscow. Ông cho rằng, chính quyền Putin có thể sẽ tiếp tục chiến dịch này trong một năm nữa, thậm chí lâu hơn. Tuy nhiên, tất cả "phụ thuộc vào thành công trên mặt đất".
Những lợi ích mà Nga đạt được có tiếp tục hay không thì phải chờ mới biết được. Năm ngoái, Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo Moscow đang sa chân vào một "bãi lầy". Hiện chưa rõ khi nào Nga có thể tuyên bố chiến thắng và cũng không rõ nước này có một chiến lược rút lui hay không.
Tuy nhiên, vì các lực lượng của ông Assad đang giành lợi thế trở lại, và khi các cuộc đàm phán về hòa bình ở Syria ở Geneva biến thành nơi đổ lỗi lẫn nhau, thì có rất ít áp lực khiến Kremlin phải rút lui.
"Putin đủ sức chơi ván cờ địa chính trị ở Trung Đông, bởi nó không tốn kém quá nhiều", Konstantin von Eggert, một chuyên gia phân tích chính trị độc lập ở Moscow, bình luận. Theo ông Eggert, can thiệp quân sự vào Syria đã cho phép Putin chống lại những gì ông coi là ý đồ của Mỹ định thay đổi chế độ ở Damascus, giúp ông thể hiện sức mạnh quân sự Nga, đồng thời trấn an được các đồng minh trong khu vực rằng Nga là một đối tác trung thành.
Đến nay chỉ có một số thiệt hại cụ thể mà chiến dịch ở Syria gây cho Moscow, trong đó có vụ đánh bom máy bay chở du khách Nga từ Ai Cập về nước làm 224 người tử vong. Chi nhánh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) trên bán đảo Sinai đã nhận trách nhiệm.
Ngoài ra, một chiến đấu cơ Su-24 của Nga bị tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ ở vùng biên Syria hồi tháng 11 năm ngoái khiến một phi công thiệt mạng. Một binh sĩ Nga bị giết trong chiến dịch giải cứu, có thể là bởi đạn của quân nổi dậy được Mỹ hậu thuẫn.
Và hôm 3/2, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận một cố vấn quân sự Nga đã chết trong một vụ tấn công đạn cối trước đó trong tuần. Moscow quy kết IS là thủ phạm.
"Đây là một cuộc chiến có giới hạn, không thực sự có ảnh hưởng ở Nga. Còn không có cả những chiếc quan tài", Maxim Shevchenko, một nhà báo Nga ủng hộ Moscow can thiệp quân sự vào Syria và đã từng tới nước này những ngày đầu tháng 1, nhận định.
Các quan chức Nga, trong đó có Tổng thống Putin cùng Ngoại trưởng Sergei Lavrov, cũng đập tan những cáo buộc từ nhiều phía rằng chiến đấu cơ Nga tập trung hỏa lực vào quân nổi dậy ôn hòa chống chính phủ Syria thay vì nhắm tới IS.
Sự can thiệp của Nga còn làm đảo ngược kế hoạch của chính quyền Obama về một kịch bản dàn xếp thông qua đàm phán giữa các bên ở Syria, trong đó có điều kiện Tổng thống Assad phải từ chức. Phe đối lập không muốn tham gia các cuộc thương lượng trong tuần ở Geneva, một phần bởi Mỹ đã "nhượng bộ" yêu sách này.
Ở nhiều phương diện, việc Putin quyết định can thiệp quân sự vào Syria quan trọng không kém gì một công cụ ngoại giao trên chiến trường. Mặc dù vẫn còn nhiều câu hỏi về sức mạnh hiện nay của quân đội Syria cùng khả năng giành lại thêm lãnh thổ của họ, nhưng rõ ràng sự can thiệp của Moscow có một ảnh hưởng rất lớn đối với các cuộc đàm phán về tương lai Syria.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Thủ tướng Malaysia trắng án tham nhũng, 681 triệu USD chỉ là quà Tổng chưởng lý Malaysia, ông Mohamed Apandi Ali, ngày 26-1 tuyên bố Thủ tướng Najib Razak vô tội trong vụ điều tra về khoản tiền 681 triệu USD chuyển vào tài khoản thủ tướng Najib Razak. Theo ông Apandi Ali, số tiền 681 triệu USD là món quà từ gia đình hoàng gia Ả Rập Saudi. "Tôi hài lòng với kết quả điều...