Hậu quả trong việc buông lỏng quản lý tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc: Tồn đọng hàng ngàn hồ sơ xin cấp giấy CNQSD đất của người dân
Ngoài việc om GCNQSD đất của người dân nhiều năm không trả, còn hàng chục GCNQSD đất được chính quyền thị xã Phúc Yên cấp chồng nhau gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sinh hoạt của người dân.
Được tái lập từ năm 2003, thị xã Phúc Yên được mở rộng bao gồm 9 đơn vị hành chính trong đó có 4 xã và 5 phường. Thế nhưng, từ ngày tái lập và mở rộng đến nay, hàng ngàn hồ sơ xin cấp CNQSD đất của người dân thị xã vẫn còn tồn động. Nguyên nhân của việc tồn đọng trên chính là hậu quả trong việc buông lỏng quản lý dẫn đến tồn động kéo dài.
Báo cáo số 81/BC-TN&MT của phòng TN&MT của UBND thị xã Phúc Yên ngày 23/07/2012 về công tác giải quyết hồ sơ xin cấp giấy CNQSD đất còn tồn đọng từ năm 2011 trở về trước thì hiện nay, trên địa bàn thị xã vẫn còn 1259 hồ sơ về đất đai còn tồn đọng.
Video đang HOT
Hàng ngàn hồ sơ cấp CGNQSD đất tồn đọng tại thị xã Phúc Yên
Từ khi được tái lập năm 2003, thị xã Phúc Yên đã có sự phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực và trở thành đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt, trong giai đoạn 2006-2010, nền kinh tế trên địa bàn thị xã có tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu dịch chuyển theo hướng tích cực. Giá trị tăng trưởng của các ngành kinh tế trên thị xã tăng bình quân 23,05%/năm; trong đó, công nghiệp tăng 21,78%, dịch vụ tăng 25,57%, nông nghiệp tăng 5,37%/năm. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn thị xã là: Công nghiệp 94,88%; dịch vụ 4,7%; nông nghiệp 0,42%. Sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng cao, tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng 5 năm qua đạt 118.235,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, đồng hành cùng với sự phát triển của thị xã thì những hồ sơ còn tồn đọng đang là bài toán nan giải tại thị xã gây bức xúc kéo dài trong nhân dân.
Trong 9 đơn vị hành chính thuộc thị xã Phúc Yên thì xã Ngọc Thanh là xã hiện nay còn nhiều tồn đọng về hồ sơ xin cấp giấy CNQSD đất nhất lên tới 507 hồ sơ. Các xã và phường khác cũng còn tồn đọng rất nhiều hồ sơ cụ thể: phường Trưng Trắc (60 hồ sơ), phường Đồng Xuân (152 hồ sơ), xã Tiền Châu (106 hồ sơ), phường Phúc Thắng (80 hồ sơ), xã Nam Viêm (42 hồ sơ), xã Cao Minh (45 hồ sơ), phường Trưng Nhị (69 hồ sơ), phường Hùng Vương (58 hồ sơ) và phường Xuân Hòa (140 hồ sơ).
Các hồ sơ không chậm giải quyết do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là việc chậm xử lý và cố tình không xử lý cho người dân của chính quyền địa phương. Nhiều hồ sơ Hội đồng xét duyệt đất đai của xã xét duyệt chưa rõ ràng về nguồn gốc sử dụng, đất ở trùng vào đất lâm nghiệp hoặc xét duyệt không đúng đối tượng, mục đích. Một số GCNQSD đất đã ký nhưng chưa được đóng dấu, chưa có số và chưa vào sổ cấp. Nhiều hồ sơ khác không được cấp là do chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vì vậy không được cấp. Một số khác bị trả lại do hồ sơ đấu giá không nộp tiền sử dụng đất và đề nghị UBND thị xã hủy kết quả trúng thầu. Nghiêm trọng hơn là hàng trăm GCNQSD đất đã ký xong từ các năm trước nhưng chính quyền địa phương vẫn lưu giữ mà không trả cho người dân?
Ngoài việc om GCNQSD đất của người dân nhiều năm không trả, còn hàng chục GCNQSD đất được chính quyền thị xã Phúc Yên cấp chồng nhau gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sinh hoạt của người dân.
Việc buông lỏng trong quản lý đất đai của các cấp chính quyền thị xã Phúc Yên cũng là nguyên nhân khiến tình trạng khiếu tố phức tạp và đông người kéo dài tại địa phương này.
Theo PLXH
Nữ quái và chiêu lừa bán xe SHi "giá rẻ"
Ngân khoe có mối cung cấp xe máy SHi giá rẻ hơn hàng chục triệu đồng so với thị trường; từ đó lừa được những người mất cảnh giác, chiếm đoạt hàng tỷ đồng.
Khoảng tháng 2- 2011, Nguyễn Thị Ngân (SN 1965), nhà ở xã Vạn Yên, huyện Mê Linh, Hà Nội làm quen và giới thiệu với ông Nguyễn Văn Hùng, nhà ở xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, rằng có nguồn mua xe máy trực tiếp trong nhà máy của Công ty Honda Việt Nam với giá thấp hơn giá thị trường.
Nghe bùi tai, ông Hùng nhờ Ngân mua giúp 20 chiếc xe máy các loại. Mấy ngày sau, Ngân mang xe đến giao cho ông Hùng, với giá mỗi xe đều thấp hơn giá thị trường từ 2- 3 triệu đồng. Thực chất, đây là màn "thả thính" của Ngân; cô ta đã đi mua số xe máy trên tại một cửa hàng ở Phúc Yên, Vĩnh Phúc theo giá thị trường, chấp nhận bù lỗ để tạo được lòng tin của ông Hùng.
Tháng 10-2011, vẫn giọng điệu có nguồn cung cấp xe giá rẻ, Ngân gặp ông Hùng để bàn thảo hợp đồng mua 21 chiếc xe máy SHi 150 với giá thấp hơn thị trường 30 triệu đồng/chiếc. Ông Hùng đã chuyển cho Ngân hơn 2,1 tỷ đồng. Số tiền này sau đó đã bị Ngân chiếm đoạt. Cũng với thủ đoạn tương tự, Ngân đã chiếm đoạt được của ông Lê Văn Kiên, nhà ở xã Liên Mạc, huyện Mê Linh khoảng 2,7 tỷ đồng. Khi bị ông Kiên đòi tiền gắt, Ngân đã gán nợ một mảnh đất tại Vĩnh Phúc trị giá 1,2 tỷ đồng...
Vụ án trên hiện đã được cơ quan ANĐT CATP Hà Nội khởi tố để điều tra, với bị can chính là Nguyễn Thị Ngân cùng hành lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Quá trình bị điều tra, Ngân xuất trình tờ giấy biên nhận đã giao cho một cá nhân số tiền 20 tỷ đồng. Tuy nhiên qua xác minh, cơ quan công an làm rõ giấy biên nhận trên là giả mạo. Đề nghị ai là bị hại của Nguyễn Thị Ngân, đến cơ quan ANĐT CATP Hà Nội; địa chỉ số 6 phố Quang Trung, quận Hà Đông, để trình báo, giải quyết.
Theo ANTD
Dân quỳ gối van xin, cán bộ cười khẩy Đoạn video quay cảnh một vị cán bộ tỉnh với thái độ thờ ơ và cười khẩy trước những người nông dân cao tuổi đang quỳ lạy khiến dư luận Trung Quốc đang hết sức phẫn nộ. Sự việc xảy ra tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, năm người phụ nữ đứng tuổi quỳ giữa đường trong thời tiết giá lạnh, họ vừa...