Hậu quả thảm khốc nếu Mỹ tấn công phủ đầu Triều Tiên
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson không loại trừ khả năng tấn công phủ đầu ngăn Triều Tiên tiếp tục phát triển hạt nhân, nhưng giải pháp này có thể dẫn đến cuộc chiến tranh Triều Tiên lần hai, với những hậu quả thảm khốc.
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân nổ ra nếu Mỹ tấn công phủ đầu Bình Nhưỡng.
Giáo sư Robert L. Gallucci, cựu quan chức cấp cao Mỹ từng đóng vai trò đàm phán trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên năm 1994, mới đây đã đưa ra cảnh báo trên tờ La Times, về những hậu quả nếu Mỹ tấn công phủ đầu Triều Tiên.
Hậu quả thảm khốc
cảnh báo của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson về “20 năm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên thất bại” và “Mỹ sẵn sàng cân nhắc việc tấn công phủ đầu”, cho thấy chính quyền Trump đang giải quyết vấn đề Triều Tiên theo một hướng khác.
Theo Giáo sư Gallucci, có hai cách hiểu lời phát biểu của ông Tillerson. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể muốn tấn công quân sự để ngăn Bình Nhưỡng tiếp tục phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa. Điều này giống như việc Mỹ khởi động cho cuộc xâm lược Iraq năm 2003.
Ngoại trưởng Mỹ Tillerson cũng có thể đơn giản chỉ đề cập đến khả năng Mỹ tấn công phủ đầu Triều Tiên nếu cơ quan tình báo kết luận rằng, Bình Nhưỡng sắp phóng tên lửa đến Los Angeles, Seoul, Tokyo hay các thành phố khác trên thế giới.
Máy bay ném bom chiến lược B-1B của Mỹ tập trận cùng chiến đấu cơ Hàn Quốc.
Video đang HOT
Nhưng dù kịch bản có như thế nào, việc Mỹ tấn công Triều Tiên cũng sẽ dẫn đến hành động đáp trả của Bình Nhưỡng. Người dân Hàn Quốc, lực lượng Mỹ trên báo đảo Triều Tiên sẽ là nạn nhân đầu tiên.
Giáo sư Gallucci nhận định, có rất nhiều mục tiêu nằm trong tầm ngắm của tên lửa và lực lượng pháo binh Triều Tiên. Thậm chí, chiến tranh Triều Tiên lần hai hoàn toàn có thể nổ ra.
Chuyên gia Harry Kazianis của tờ National Interest cũng đồng tình khi cho rằng, không giống như Tổng thống Iraq Saddam Hussein trước đây, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chắc chắn sẽ không khoanh tay đứng nhìn Mỹ và đồng minh tập hợp lực lượng, vũ khí.
Bình Nhưỡng chắc chắn sẽ tiến hành một cuộc tấn công phủ đầu mạnh mẽ vì biết rằng đây là cơ hội duy nhất.
Triều Tiên có thể sử dụng những vũ khí hủy diệt hàng loạt mà Mỹ từng cáo buộc nước này đang sở hữu. Các báo cáo gần đây của phương Tây đều cho rằng năng lực vũ khí hóa học của Triều Tiên rất mạnh.
Loạt 4 tên lửa đạn đạo tầm trung Triều Tiên phóng thử hồi đầu tháng này.
Một khi chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc chắc chắn sẽ can thiệp để bảo vệ đồng minh. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột quy mô lớn giữa nhiều cường quốc trong khu vực, kéo theo những hậu quả khó lường.
Bên cạnh đó, những tên lửa đạn đạo tầm xa mới nhất của Triều Tiên đang tạo ra mối đe dọa ngày càng rõ ràng hơn đối với các thành phố lớn ở Mỹ.
Theo Giáo sư Gallucci, người Mỹ đã một lần từng sống nỗi sợ hãi về việc Washington không thể tự bảo vệ mình trước các vũ khí chiến lược của Liên Xô, và ngày nay, viễn cảnh đáng sợ này đang quay lại.
Mỹ giải quyết vấn đề Triều Tiên bằng cách nào?
Theo Giáo sư Gallucci, Ngoại trưởng Mỹ Tillerson nên làm rõ việc Triều Tiên đang tạo ra mối đe dọa mới nào khiến cho các chính sách răn đe của Mỹ mất tác dụng.
Nhưng theo ông Gallucci, đó không phải là chất lượng hay số lượng vũ khí hạt nhân Triều Tiên. Ở thời điểm cao trào của Chiến tranh Lạnh, Liên Xô có tới 30.000 vũ khí hạt nhân sẵn sàng khai hỏa trong bệ phóng ngầm, tàu ngầm hay máy bay ném bom chiến lược.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho rằng, chính sách của Mỹ với Triều Tiên 20 năm qua đã không đem lại tác dụng.
Hiện tại, Triều Tiên chỉ sở hữu không đến 20 vũ khí hạt nhân. Điều quan trọng là người dân Mỹ nên được biết rõ vì sao Washington lại muốn gây nên chiến tranh Triều Tiên lần hai.
Một số quan chức Mỹ có thể cho rằng, giải pháp thay thế cho hành động quân sự có thể là việc áp đặt trừng phạt cứng rắn hơn, gây sức ép mạnh hơn để buộc Trung Quốc kiềm chế Triều Tiên. Theo Giáo sư Gallucci, những cách tiếp cận như vậy rất khó có thể ngăn Triều Tiên tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Giáo sư Gallucci phân tích, cách tốt nhất ngoài việc gây chiến là tìm kiếm giải quyết trực tiếp vấn đề, hướng đến việc bình thường hóa quan hệ hai nước. 20 năm trước, Mỹ đã đạt thỏa thuận đóng băng chương trình sản xuất plutonium của Bình Nhưỡng. Dù thỏa thuận này chỉ kéo dài trong một thập kỷ nhưng ông Gallucci hy vọng, cuộc đàm phán mới sẽ đem đến những kết quả tích cực hơn.
Cuối cùng, Giáo sư Mỹ kết luận, Hoa Kỳ chưa bao giờ có đủ năng lực đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa. Thay vào đó, Washington luôn dùng quân bài răn đe, tấn công hạt nhân phủ đầu.
Nếu như chính quyền mới của Mỹ cảm thấy chính sách này không còn hiệu quả, thì nên thận trọng với các bước đi tiếp theo, bởi một cuộc chiến tranh khởi nguồn từ bán đảo Triều Tiên là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo Danviet
Malaysia tìm cách đàm phán với Triều Tiên sau các đòn trả đũa
Vì sự an toàn của các công dân đang bị kẹt lại ở Bình Nhưỡng, Malaysia sẽ đàm phán với Triều Tiên về các vấn đề liên quan qua kênh bí mật, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết hôm nay 8/3.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak. (Ảnh: Star)
Phát biểu với báo giới hôm nay 8/3 bên ngoài trụ sở Quốc hội sau cuộc họp khẩn cấp với Hội đồng an ninh quốc gia, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết, hiện chính phủ Malaysia chưa có ý định cắt quan hệ ngoại giao với Triều Tiên sau những lùm xùm quanh vụ công dân Triều Tiên Kim Chol bị sát hại ở Kuala Lumpur.
"Hiện tại mối quan hệ này vẫn tiếp diễn bởi qua đó có thể cho chúng tôi một kênh liên lạc. Chúng tôi cần một kênh liên lạc với họ và đàm phán. Chúng tôi cũng sẽ không đóng cửa đại sứ quán", Thủ tướng Najib nói.
Ông cho biết thêm, phía Malaysia đang tìm hiểu thực sự phía Triều Tiên muốn gì. "Chúng tôi đang cần tìm hiểu xem liệu chính phủ Triều Tiên muốn gì. Đồng thời, chúng tôi cũng giữ nguyên quyết định cấm công dân Triều Tiên ở Malaysia xuất cảnh, yêu cầu cảnh sát điều tra cái chết của ông Kim Chol", ông Najib nói.
Tuy nhiên, ông từ chối tiết lộ chi tiết đàm phán với phía Triều Tiên nhằm đảm bảo an toàn cho 11 công dân Malaysia đang bị kẹt lại ở đây. "Chúng tôi đang nỗ lực và đã lên kế hoạch, nhưng không thể tiết lộ điều gì. Sự an toàn của các công dân Malaysia là điều quan trọng nhất, đôi khi một số việc tốt nhất nên tiến hành một cách bí mật. Đây là một vấn đề nhạy cảm, chúng tôi cần ưu tiên sự an toàn của công dân Malaysia nên nếu có vấn đề gì chúng tôi không thể đàm phán thông qua truyền thông", ông Najib nhấn mạnh.
Bình luận trên được đưa ra trong bối cảnh Malaysia và Triều Tiên rơi vào một cuộc khủng hoảng ngoại giao do cuộc điều tra liên quan đến cái chết của công dân Triều Tiên Kim Chol. Triều Tiên hôm qua 7/3 đã ra lệnh cấm xuất cảnh đối với các công dân Malaysia tại nước này cho đến khi cuộc điều tra ổn thỏa. Đáp lại, Malaysia cũng tạm thời cấm các nhà ngoại giao Triều Tiên rời khỏi nước này. Giới chức Malaysia chỉ trích động thái cấm xuất cảnh của Bình Nhưỡng giống như "bắt cóc con tin" và đề nghị lập tức trả tự do cho 11 công dân Malaysia đang mắc kẹt ở Triều Tiên do lệnh cấm xuất cảnh.
Những căng thẳng ngoại giao giữa 2 nước bắt nguồn từ những tranh cãi xung quanh vụ công dân Triều Tiên Kim Chol. Giới chức Malaysia cho rằng, ông Kim Chol, người được cho là ông Kim Jong-nam anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, đã bị sát hại bằng chất độc thần kinh VX khi đang chờ bắt chuyến bay đi Macao tại sân bay Kuala Lumpur sáng 13/2. Tuy nhiên, đến nay, Triều Tiên chỉ xác nhận nạn nhân là công dân của họ và đề nghị phía Malaysia trao trả thi thể ngay lập tức.
Minh Phương
Theo Star
Nga 'phớt lờ' Obama, mời đội của Trump đàm phán về Syria Nga được cho là đã mời chính quyền sắp tới của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump dự đàm phán hoà bình Syria ở Kazakhstan, phớt lờ chính quyền Obama. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: WashingtonPost, AP Sergey Kislyak, Đại sứ Nga tại Mỹ, gửi lời mời dự các cuộc thảo luận...