Hậu quả mưa lũ: Nông dân mất trắng tài sản, bí bách việc mưu sinh
Nước lũ đi qua, để lại ở xứ Thanh những mất mát, đau thương, hoang tàn cho người dân, đặc biệt là nông dân. Nhiều gia đình nông dân ở huyện miền núi Thạch Thành ( Thanh Hóa) bỗng chốc trở nên trắng tay, bí bách.
Sau 4 ngày chạy trốn dòng lũ dữ, sáng 15.10, vợ chồng anh Đinh Thế Hùng (40 tuổi), chị Nguyễn Thị Điệp (36 tuổi), ở thôn Ngọc Động, xã Thành Tân, huyện Thạch Thành mới dám dắt díu 4 đứa con về nhà khi nước đã rút.
Chị Nguyễn Thị Điệp ở thôn Ngọc Động, xã Thành Tân, Thạch Thành trong căn nhà tạm. Ảnh: H.Đ
102 người chết và mất tíchThống kê của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, tính đến sáng 16.10, số người chết, mất tích trong đợt mưa lũ vừa qua đã tăng lên 102 người.Trong đó, số người chết là 72 (Sơn La: 6 người; Yên Bái: 15; Hòa Bình: 23; Thanh Hóa: 16; Nghệ An: 9, Hà Nội: 2; Quảng Trị: 1). Có 30 người được xác định đang mất tích, nhiều nhất là Hòa Bình với 10 người, Thanh Hóa 5 người. Về tài sản, có 222 nhà bị sập đổ hư hỏng; 2.300 nhà di dời khẩn cấp; 49.402 nhà bị ngập. Về chăn nuôi, có 9.300 con gia súc và 290.523 con gia cầm bị chết, cuốn trôi.T.Đ
Nhìn thấy ngôi nhà của mình tan hoang sau cơn lũ dữ, anh Hùng thẫn thờ, kể lại: “Trưa ngày 11.10, nước lũ từ đổ về, đất, đá từ trên đồi đổ xuống kéo theo những cây keo của gia đình tôi trồng ở phía trên đồi xuống đập vào tường và mái nhà. Thấy nước lũ cuồn cuộn, vợ chồng tôi không còn kịp suy nghĩ gì, mà hô hào mấy đứa con ôm nhau chạy thoát thân thôi. Sau 4 ngày gia đình tôi đi trốn lũ, hôm nay về thì thấy nhà cửa bị tan hoang như vậy. Sáng nay, vợ chồng tôi vừa phải dựng tạm chiếc lều bạt lên để lấy chỗ cho các con trú thân, rồi mới dọn dẹp, sửa sang dần được”.
Vừa nhặt nhạnh những gì còn sót lại sau cơn lũ khủng khiếp, chị Điệp, nghẹn ngào: “Nhìn thấy nhà cửa của mình, mà không cầm được nước mắt các bác ạ. Như vậy là gia đình tôi mất sạch rồi, chẳng còn gì nữa. Nhà cửa tan hoang như vậy, không biết vợ chồng chúng tôi và các con phải làm sao đây. Bao nhiêu công sức, mồ hôi và cả nước mắt của vợ chồng đổ vào đây, bây giờ nhìn cảnh như vậy, tôi làm sao có thể nín lòng được”.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn- Trưởng thôn Ngọc Động, cho biết; gia đình anh Hùng, chị Điệp thuộc diện hộ nghèo của thôn. Hai vợ chồng anh chị ấy lại đông con, cuộc sống đang vất vả lắm. Cũng may, hôm lũ đổ về vợ, chồng con cái anh chị ấy nhanh chân chạy thoát thân được, nếu không thì chẳng biết chuyện gì xảy ra nữa”.
Ở Thạch Thành, sau trận lũ lịch sử vừa rồi, tất thảy có 10 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, 32 căn bị ảnh hưởng nặng nề do sạt lở đất và hơn 4.500 ngôi nhà ngập chìm trong biển nước, khiến cuộc sống của những người nông dân ấy đang vô cùng khốn khó. Theo thống kê của huyện Thạch Thành, trận lũ vừa qua mực nước vượt đỉnh lũ lịch sử năm 2007 tới 0,39m, đã gây thiệt hại cho người dân địa phương này ước tính hơn 150 tỷ đồng.
Tại huyện miền núi Thường Xuân, lũ cũng đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề. Đặc biệt, huyện này có tới 6 người chết, 2 người mất tích. Hàng nghìn ngôi nhà của người dân bị ngập chìm trong biển nước… Ước tính thiệt hại về vật chất đã lên tới hơn 100 tỷ đồng.
Theo Danviet
Huyện ngoại thành Hà Nội chìm trong biển nước nhìn từ flycam
Nước dâng cao gây vỡ đê bối sông Đáy, nhiều ngôi làng Nam Định đang bị cô lập.
Lũ thượng nguồn đổ về hạ lưu khiến đoạn đê bối thuộc hai xã Yên Khang và Yên Bằng (Ý Yên, Nam Định) bị vỡ, nhấn chìm nhiều nhà dân, có nơi ngập gần đến tầng hai. Vùng ngoài đê phía tả sông Đáy chạy qua hai xã có khoảng 300 hộ dân đang bị cô lập, hàng chục ao cá bị lũ cuốn mất trắng.
"Đây là trận lũ to nhất trong nhiều năm trở lại đây. Dù đã được thông báo nhưng nước lên quá nhanh khiến người dân không xoay xở kịp, nhiều tài sản bị hư hại", ông Nguyễn Văn Vinh (60 tuổi) nói.
Hệ thống đê bối tả sông Đáy bao quanh các xã Yên Trị, Yên Khang, Yên Bằng, Yên Quang... đang có hiện tượng bị nước thẩm thấu trong thân đê, nguy cơ sạt lở cao, đe dọa hàng nghìn hộ dân.
Nhiều ngôi làng ở xã Yên Khang đang bị cô lập. Ảnh: Việt Linh
Ông Hoàng Thanh Ba, Chủ tịch xã Yên Khang cho biết, nước lũ dâng cao tràn qua đoạn đê bối dài khoảng 8km. Chính quyền đang cử người túc trực 24/24h hộ đê.
Từ ngày 9 đến 12.10, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rất to. Tại Bái Thượng (Thanh Hóa) mưa trong hai ngày tới hơn 500mm, Hòa Bình trên 450mm. Hồ Hòa Bình lần đầu tiên kể từ khi xây dựng phải mở 8 cửa xả đáy vào trưa 11.10.Nhiều khu vực ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội bị ngập sâu, có nơi tới 2m. Miền núi Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình bị lũ quét, sạt lở đất.Đến hết hôm qua, mưa lũ làm 55 người chết, 38 người mất tích, chủ yếu ở Hòa Bình, Yên Bái, Thanh Hóa.
Theo Việt Linh (VNE)
Lũ lịch sử sau 32 năm, Ninh Bình sơ tán gấp 200.000 dân Mực nước lũ trên sông Hoàng Long tại Bến Đế đã vượt mức lịch sử năm 1985, tỉnh Ninh Bình đã phải sơ tán gấp 200.000 dân khỏi vùng nguy hiểm. Tình hình mưa lũ phức tạp, nước ngày càng dâng cao. Ảnh minh họa: Nghiêm Anh Hải Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, 5 giờ sáng nay...