Hậu quả kinh hoàng từ giày cao gót
Theo nghiên cứu, có tới 25% người đi giày cao gót, nhất là nhóm siêu cao gót với thời gian dài dễ bị tổn thương dây chằng đầu gối và dẫn đến viêm khớp, mắc bệnh thấp khớp…
Mang giày cao gót thường xuyên gây tác hại không nhỏ đến sức khỏe. Hình minh họa.
Giày cao gót được xem là trợ thủ đắc lực trong việc tôn vinh hình thể của chị em phụ nữ. Không những nó giúp chị em “ăn gian” chiều cao mà tạo dáng đi uyển chuyển, thướt tha. Tuy nhiên nó lại là một trong những thủ phạm gây tác hại không nhỏ đến sức khỏe của bạn gái.
Những hệ lụy từ giầy cao gót
Theo các chuyên gia ở Hiệp hội chẩn đoán và điều trị các loại bệnh về chân (SCP) của Mỹ thì những người đi giầy cao gót, đặc biệt là nhóm siêu cao gót thường mắc các chứng bệnh như:
Xuất hiện cục lồi ở gót chân
Đối với giầy cao gót nếu đi lâu, thường xuyên thường phát sinh khối u đau nhức gọi là “cục lồi chân”. Sức đè ép làm cho bàn chân phồng rộp, sưng tấy, viêm túi dịch, đau ở gót chân, gây lồi xương vĩnh viễn. Nên thay bằng giày thấp gót, nếu đau nên chườm nước đá, điều trị chấn thương chỉnh hình, và dùng đệm gót chân.
Biến dạng tư thế đứng
Giầy cao gót làm cho trọng lực dồn xuống bàn chân, tác động đến cấu trúc xương bàn chân. Lâu ngày tạo áp lực gây viêm xương hoặc các dây thần kinh xung quanh bàn chân, làm rạn mao mạch và biến dạng thế đứng.. Theo SCP, nên thay bằng giày thấp gót, cao không quá 2 inxơ (dưới 5cm) và không nên đi quá lâu.
Video đang HOT
Bong gân mắt cá
Hiện tượng này xảy ra khi chân bị trật ra khỏi giày khiến cho các dây chằng mắt cá căng ra và bong, nếu nặng có thể làm rách dây chằng. Nên băng bó cố định và áp dụng giải pháp vật lý trị liệu và điều trị chấn thương càng sớm càng tốt để phòng ngừa biến chứng viêm xương khớp mãn tính.
Đi cà nhắc
Nhất là nhóm dùng giày có gót nhọn, lý do trọng lượng cơ thể dồn về phía trước làm cho chân bị bó hẹp, gây đau nhức phải đi cà nhắc, lắc lư nghiêng ngả, dễ bị vấp ngã. Nên thay bằng giày gót thấp và phẳng
Bướu lồi đau nhức ở ngón chân cái hay còn gọi là viêm bao hoạt dịch ngón chân cái, làm cho ngón chân gập xuống bất thường giống như hình chiếc búa. Thủ phạm chính là do bó ép, hình thành mô hoặc xương tại đáy khớp. Nhất là nhóm người ưa dùng giày cao gót mũi nhọn lâu ngày. Nên thay giày có gót thấp, tránh đi giày mũi nhọn, bó ép quá mức.
Ngón chân bị biến dạng
Phần lớn giầy cao gót thường làm cho trọng lượng cơ thể bị dồn quá nhiều về phía mũi, làm cho các ngón kết lại với nhau. Và lâu ngày bị biến dạng như cong lên, khoằm xuống, khuỷu khớp các ngón trở nên chai cứng, đau đớn. Giải pháp, nếu trầm trọng có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật và nên thay ngay bằng các loại giày thấp gót, có độ rộng hợp lý.
Tổn thương đầu gối, căng cơ
Theo nghiên cứu, có tới 25% đi giày cao gót, nhất là nhóm siêu cao gót với thời gian dài dễ bị tổn thương dây chằng đầu gối và dẫn đến viêm khớp, mắc bệnh thấp khớp do áp lực cơ thể đè lên và do tổn thương cục bộ ở bàn chân gây ra.
Ngoài ra, nó còn gây căng cơ, đau đầu gối và đau lưng. Đặc biệt, nếu lạm dụng còn gây tổn thương gân Asin (Achilles), đây là hệ thống gân quan trọng giúp duy trì tư thế cân bằng khi di chuyển, nếu tổn thương sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại, đặc biệt là hiện tượng biến dạng và viêm nhiễm, chuyên môn gọi là viêm gân (tendinitis) rất khó hồi phục.
Rối lọan chu kì kinh huyệt
Giày cao gót đặc biệt nguy hiểm cho những người bị phù mắt cá chân, bởi vì máu lưu thông ở bàn chân bị cản trở. Đặc biệt đối với các gót giày cao hơn và mỏng hơn có thể mang lại cho bạn những nguy cơ rối loạn chu kì kinh nguyệt, mãn kinh sớm, hình thành các u nang, xuất hiện của chứng huyết khối và mối đe dọa sẩy thai.
Theo Phunutoday
Cỏ mần trầu đẹp da, bổ máu
Mang tiếng là loài cỏ dại, mọc hoang ven sông và "cứng đầu" vì kháng thuốc diệt cỏ, nhưng cỏ mần trầu lại là cây dược liệu quý của nhiều nước Á Châu.
Ảnh minh họa: Internet
Mịn da mượt tóc
"Đã 10 năm đi qua, tôi vẫn có nhớ y nguyên cái ngày thầy giáo chủ nhiệm gọi tôi ra và mách cho cách dùng cỏ mần trầu uống, rửa mặt để trị trứng cá. Lúc ấy tôi còn là cô học sinh lớp 11, hễ ra ngoài là lấy khăn che, ngồi học cũng lấy tay giữ má vì trên mặt mọc đầy trứng cá. Thầy giáo tôi còn mách dùng nước mần trầu gội đầu làm đen và mượt tóc. Nghe thầy mách thì vừa vui vừa xấu hổ. Nhưng đúng là hiệu nghiệm, mặt tôi nhẵn nhụi dần". Đó là lời kể của chị Trúc Giang, nhân viên hải quan cảng Chùa Vẽ (Hải Phòng).
Sự thực thì cỏ mần trầu không chỉ là bài thuốc truyền miệng mà nó có tên trong sách dược liệu của nhiều quốc gia. Cỏ mần trầu còn gọi là cỏ vườn trầu, thanh tâm thảo, ngưu cân thảo... tên khoa học là Eleusine indica, thuộc họ lúa.
Cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi đã viết: cỏ mần trầu là vị thuốc mát, có tác dụng ra mồ hôi, chữa sốt rát, làm mát gan. Nhờ vậy, chúng được dùng để trị mụn nhọt, rôm sảy, thanh nhiệt mùa hè, thoát mồ hôi làm sạch da, trị trứng cá, sốt cao, co giật...
Vì vậy để giải nhiệt, chữa hôn mê, có thể nấu cỏ mần trầu tươi hoặc khô, kết hợp với nhân trần làm nước uống hoặc kết hợp với rễ cây cỏ tranh. Trong trường hợp mẩn ngứa, nổi mụn nên giã cỏ tươi, vắt nước cốt để uống. Còn người dân quê dùng mần trầu nấu chung với hương nhu, bồ kết gội đầu để bóng mượt, ngăn rụng tóc.
Trị cao huyết áp
Dù một số nước châu Mỹ đang phàn nàn vì cỏ mần trầu có khả năng kháng thuốc diệt cỏ, gây phiền nhiễu trong các trang trại trồng lạc thì chúng vẫn được các nhà thuốc Đông y ưa dùng. Trong các bài thuốc Đông y hiện nay, mần trầu được nhắc chủ trị chính là cao huyết áp, ho lao, thai phụ hỏa nhiệt, động thai, trẻ rôm sảy, thống phong, viêm não truyền nhiễm.
Theo GS.Đỗ Tất Lợi, muốn trị cao huyết áp thì dùng 500g rửa sạch giã nát thêm chừng một bát nước đun sôi để nguội, sau đó chắt lấy nước cốt, lọc qua vải mỏng. Uống ngày hai lần vào sáng và chiều, dùng trong một thời gian dài. Để tránh viêm não truyền nhiễm thì pha cỏ mần trầu làm trà uống liên tục 3 ngày, nghỉ 10 ngày, rồi lặp lại như vậy. Ngoài ra thân mần trầu còn có tác dụng cầm máu nên chúng được giã nát dùng ngoài để cầm máu vết thương.
Người nước ngoài dùng ưa chuộng
Không chỉ người Việt Nam thích dùng các bài thuốc dân gian từ cỏ mần trầu mà nhiều nước khác ở khu vực Á châu và Nam Mỹ cũng dùng loại cây này trị bệnh.
Ở Malaysia, nước ép cỏ mần trầu được dùng cho phụ nữ sau khi sinh để mau hết sản dịch và dùng cho bệnh nhân hen suyễn.
Người Philippin thì dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa kiết lỵ, nước sắc dùng gội đầu sạch gàu, chống rụng tóc.
Người dân Bangladesh thì dùng rễ mần trầu kết hợp với một số loại cây khác để điều trị sa tử cung.
Người dân Sri Lanka lại dùng cỏ mần trầu rã nhỏ đắp lên da để trị bong gân.
Còn dân Venezuela thì nấu nước tắm cho trẻ sơ sinh nhằm trị vàng da...
Theo SKGD
Các bước tự kiểm tra ung thư da Chỉ cần 5 phút bạn có thể tự kiểm tra xem mình có đang mắc bệnh ung thư da hay không. Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mặc dù khối u ác tính (dạng nguy hiểm nhất của căn bệnh ung thư da) đã tăng 6% mỗi năm nhưng chỉ có 18% phụ...