Hậu quả khó lường vì tự điều trị bệnh vảy nến
Tự điều trị bệnh vảy nến bằng thuốc đông y kết hợp tây y, kèm tự tiêm một số loại thuốc, một người đàn ông rơi vào tình trạng sốt rét liên tục, rối loạn dung nạp đường huyết, giảm albumin máu, tăng men gan.
Tổn thương của bệnh nhân do tự ý điều trị bệnh vảy nến.
Khoa Da liễu dị ứng – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận một bệnh nhân nam, 40 tuổi, tiền sử khỏe mạnh. Bệnh nhân được chẩn đoán vảy nến thông thường tại bệnh viện Da liễu Hải Phòng hai năm nay.
Thời gian qua, bệnh nhân đã tự điều trị bằng các loại thuốc đông y và thuốc tây y, tổn thương nhẵn. 10 ngày nay, sau khi tự tiêm một số thuốc, bệnh nhân thấy sốt liên tục (>38,5 độ C), kèm sốt rét, tổn thương vảy nến xuất hiện nhiều, có nhiều mụn mủ.
Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc vảy nến mụn mủ, rối loạn dung nạp đường huyết, giảm albumin máu, tăng men gan.
Hiện tại, bệnh nhân đã được truyền dịch, truyền đạm, hạ men gan, sử dụng các thuốc làm dịu da. Sau một tuần, men gan đã về ổn định, bệnh nhân được bổ sung thuốc ức chế miễn dịch. Hiện tại bệnh nhân hết sốt, da giảm đỏ nền, tổn thương mụn mủ giảm, có chỗ đã hết, tiến triển tốt dần lên.
ThS, BS Nguyễn Lan Anh, khoa Da liễu dị ứng cho biết, vảy nến là bệnh da tương đối phổ biến, chiếm từ 1-3% dân số. Tổn thương gặp ở da, móng và khớp, tiến triển từng đợt xen kẽ.
Hiện nay, bệnh được xác định là có cơ chế di truyền và tự miễn. Điều trị bệnh vảy nến chủ yếu là các loại thuốc bôi làm mềm da và bạt sừng (salicyclic, corticoid, calcipotriol…), kết hợp với điều trị bằng tia UVB bước sóng chọn lọc 311nm. Những trường hợp nặng dùng thêm các thuốc ức chế miễn dịch hoặc các thuốc sinh học.
“Với việc điều trị đúng phác đồ và sự tư vấn thường xuyên của các bác sĩ chuyên khoa da liễu, rất nhiều bệnh nhân vảy nến kiểm soát được bệnh trong thời gian rất dài. Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhân nói trên là một điển hình trong việc tự điều trị tại nhà và tin tưởng vào các phương pháp chữa bệnh không có cơ sở khoa học, các loại thuốc không rõ nguồn gốc”, BS Lan Anh cho biết.
Theo đó, những phương pháp, loại thuốc (chủ yếu là các thuốc uống và tiêm có thành phần corticoid) mà bệnh nhân đang dùng chỉ làm giảm tổn thương vảy nến tạm thời nhưng gây hậu quả khó lường về sau như chuyển từ vảy nến thể thông thường sang vảy nến thể mủ, vảy nến khớp gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể gây tử vong do tác dụng phụ của thuốc và gây khó khăn trong việc điều trị.
Video đang HOT
BS Nguyễn Lan Anh khuyến cáo, bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý dùng thuốc không chỉ làm cho bệnh vảy nến nặng lên mà còn dẫn đến các bệnh lý nội khoa nghiêm trọng khác, hay gặp nhất là suy tuyến thượng thận, viêm gan do thuốc hoặc suy gan, suy thận do thuốc, đái tháo đường týp 2…
3 loại "thuốc" bổ thận mọc ngay trong vườn: Đông Tây y đều ưu ái gọi là "Rau Viagra"
Cả 3 loại rau quả này đều được Đông và Tây y đánh giá cao trong vai trò bổ thận, tráng dương, kích thích tình dục. Chúng cũng được gọi là "thuốc Viagra trong vườn nhà".
Bổ thận là một thuật ngữ độc đáo của y học cổ truyền và mọi người rất coi trọng nhiệm vụ này trong quá trình chăm sóc sức khỏe. Lý thuyết của y học cổ truyền cho rằng thận là "nguồn sống" và các chức năng sinh lý của nó có liên quan đến các cơ quan khác nhau của con người như xương, máu, da, răng và tai.
Đông y có câu nói nổi tiếng "Thận là gốc của sự sống" để nói về tầm quan trọng của chức năng thận. Trong thực tế, chúng ta cũng đều đã thấy rằng, người thận yếu thì chẳng thể nào có được sức khỏe bình thường, đừng nói có thể làm được những điều lớn lao khi mắc bệnh thận. Do đó, việc chăm sóc thận có thể được coi là một nhiệm vụ mà mỗi người đều nên quan tâm ưu tiên.
Bổ thận là cách để chúng ta thay đổi tình trạng thiếu thận thông qua chế độ ăn uống. Sau đây là một số món ăn có tác dụng tốt trong việc bổ thận. Những thực phẩm này có thể thực sự nuôi dưỡng thận mà hầu hết mọi người đều không biết rõ hoặc chưa tận dụng triệt để trong thói quen ăn uống hàng ngày.
Những "viên thuốc bổ thận" có sẵn trong vườn, vừa rẻ vừa tốt
1. Hẹ
Hẹ còn được gọi là " rau viagra" nhờ chức năng bổ thận và tăng cường dương khí cho nam giới. Y học cổ truyền cho rằng hẹ có tác dụng làm ấm không khí và tiếp thêm sinh lực cho thận và mang lại lợi ích cho việc bổ dương.
Hẹ còn có tác dụng tăng cường năng lượng, có thể mang lại vai trò điều trị tuyệt vời đối với chứng rối loạn cương dương và xuất tinh sớm.
Trong các nghiên cứu hiện đại, nhiều chuyên gia dinh dưỡng và thực phẩm còn gọi hẹ với danh xưng mang tính thời đại là "Rau Viagra" hay là rau tráng dương.
Hẹ khi mọc thành ngồng có hoa hay sinh hạt đều có thể được sử dụng làm thuốc, có tác dụng nuôi dưỡng thận, tăng cường chức năng vận động của dạ dày, làm tăng hưng phấn, cải thiện tâm trạng, chống mồ hôi và làm se da. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, một số người gọi hẹ là "rau rửa đường ruột" nhờ tác dụng thải độc, làm sạch đường ruột của chúng.
Các chất dinh dưỡng chính hẹ là vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, niacin, carotene, carbohydrate và khoáng chất. Lá hẹ cũng rất giàu cellulose, chứa 1,5 gram cellulose trên 100 gram hẹ, cao hơn hành lá và cần tây.
Lá hẹ có thể thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa sự xuất hiện của ung thư đại trực tràng, đồng thời làm giảm sự hấp thụ cholesterol, ngăn ngừa và giảm nhẹ cholesterol. Điều trị xơ cứng động mạch, bệnh tim mạch vành và các bệnh khác.
Các chuyên gia cho rằng hàng ngày chế biến món tôm tép với hoặc trứng cuộn với hẹ chính là "món ăn kích thích tình dục" tuyệt vời.
2, Đậu bắp
Đậu bắp cũng được gọi là rau quả bổ thận nổi tiếng. Khi chúng ta ăn quả đậu bắp còn non mềm, có dính nhớt với hương vị độc đáo và giá trị dinh dưỡng cao. Đông y cho rằng đây chính là món ăn phù hợp để bổ sung hàng ngày còn tốt hơn nhân sâm (người ta cũng gọi đập bắp là nhân sâm xanh ở Nhật Bản và Hàn Quốc).
Đậu bắp non mềm là loại quả rất giàu vitamin A,B,C, sắt, kali, canxi và các nguyên tố vi lượng khác, hàm lượng protein cao tới 15% đến 26%, carbohydrate 6,4%, chất béo 2%, cellulose 1%, cung cấp 150 kcal năng lượng trên 100 gram.
Ngoài ra, đậu bắp non còn chứa một lượng chất glycoprotein kết dính, có thể giúp tiêu hóa, điều trị viêm dạ dày, loét dạ dày, bảo vệ gan và tăng cường sức chịu đựng của cơ thể con người trước sự tấn công của bệnh tật.
Lá đậu bắp non cũng có thể ăn được, hoa, hạt và rễ có tác dụng chữa bệnh đối với các vết loét, và có tác dụng chống ung thư nhất định.
Hạt đậu bắp chứa nhiều kali, canxi, sắt, kẽm, mangan và các khoáng chất khác, có thể được sử dụng để chiết xuất dầu, protein hoặc thay thế cho cà phê.
Ở nhiều nước cũng đặt cho đậu bắp một cái tên dễ nhớ hơn chính "quả Viagra", quả tráng dương. Loại quả kỳ diệu này có thể kích hoạt hệ thống thần kinh trung ương nam giới và các cơ quan tình dục nam giới. Là một loại thực phẩm chứa lượng chất nhớt rất nhiều và quyết định hàm lượng chất nhầy bên trong cơ thể.
Các chuyên gia cho rằng đậu bắp có thể được chiên xào, nấucanh, luộc, nướng... rất đa dạng và dễ ăn.
3, Hành lá cây to (hành Tây)
Hành tây xứ Wales hay loại hành cây to được gọi là rau "bậc thầy trong nhóm rau kích thích tình dục". Hành tây xứ Wales rất giàu chất dinh dưỡng, có thể thư giãn mạch máu, thúc đẩy lưu thông máu và tốt cho tim mạch.
Nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra rằng các loại vitamin khác nhau trong hành tây lá có thể đảm bảo sự tiết ra bình thường của hormone và có thể kích thích ham muốn tình dục một cách hiệu quả, từ đó "cải thiện âm dương và nuôi dưỡng âm".
Đối với đàn ông, ăn hành lá hoặc hẹ ba lần một tuần có thể cải thiện hiệu suất tình dục vô cùng hiệu quả.
Các chuyên gia cho rằng hành tây lá có thể chế biến thành các món xào và làm gia vị cũng mang lại tác dụng tuyệt vời cho các món ăn, đồng thời bổ thận tráng dương, kích thích tình dục mạnh mẽ.
Nhiều kỹ thuật mới đem tin vui cho người bệnh Sinh thiết kết hợp MRI chẩn đoán sớm ung thư tuyến tiền liệt, mổ 3D các bệnh ở phụ nữ, trị hết bệnh vảy nến bằng thuốc sinh học, tầm soát không cần lấy máu... là những kỹ thuật mới đang có tại TP HCM Gần đây, nhiều bệnh viện (BV) tại TP HCM đã đầu tư kỹ thuật y khoa mới, góp...