Hậu quả khó lường nếu Mỹ tấn công phủ đầu Triều Tiên
Nhằm đối phó với chương trình tên lửa ngày càng tiến bộ của Triều Tiên, Mỹ đã đặt các biện pháp quân sự lên bàn cân bên cạnh giải pháp đối thoại. Tuy nhiên, biện pháp quân sự cũng không phải lựa chọn dễ dàng bởi nó có thể phải trả giá bằng hàng nghìn mạng sống của những người dân vô tội.
Tổng thống Donald Trump (Ảnh: abc.net.au)
Bình Nhưỡng không ngừng thử tên lửa
Hồi tháng trước, giới chức Mỹ tiết lộ đang các biện pháp quân sự nhằm giải quyết vấn đề Triều Tiên đang được lên kế hoạch và đã sẵn sàng để trình Tổng thống Donald Trump.
CNN dẫn lời cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster cho biết: “Điều chúng tôi cần làm hiện nay là chuẩn bị tất cả các lựa chọn bởi ngài Tổng thống đã nói rõ rằng ông ấy không chấp nhận vũ khí hạt nhân ở Triều Tiên và không chấp nhận bất kì mối đe dọa nào tới đất nước và người dân Mỹ”.
Bất chấp sự phản đối và các lệnh trừng phạt từ cộng đồng quốc tế, Triều Tiên thời gian qua vẫn không ngừng phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này. Vụ phóng tên lửa gần đây nhất vào đêm 28/7 là vụ phóng tên lửa thứ hai chỉ trong vòng một tháng và là vụ phóng thứ 14 kể từ đầu năm tới nay.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tuyên bố vụ phóng thành công và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Bình Nhưỡng đã có khả năng tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ, bao gồm nhiều thành phố lớn như Los Angeles, Chicago và thậm chí là New York.
Trong khi đó, phía Mỹ cho rằng Triều Tiên khó có khả năng phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trước năm 2018. Mặc dù thừa nhận Bình Nhưỡng hiện đã phóng thành công tên lửa song Washington cho rằng tên lửa vẫn còn nhiều hạn chế về khả năng dẫn dường, khả năng quay trở lại bầu khí quyển và độ chính xác trong tấn công mục tiêu xác định.
Triều Tiên công bố video vụ phóng tên lửa liên lục địa thứ hai
Video đang HOT
Tuy nhiên, vụ phóng hồi tuần trước đã cho thấy chương trình tên lửa của Triều Tiên thực tế đã có những tiến bộ vượt xa những gì người ta nghĩ. Điều này đặt ra câu hỏi Mỹ sẽ làm cách nào nếu muốn tấn công quân sự vào Triều Tiên và những hậu quả mà nó có thể để lại.
CNN nhận định rằng, mặc dù tất cả các giả thuyết chiến tranh đều cho thấy Mỹ nhiều khả năng sẽ chiến thắng nếu xảy ra xung đột quân sự, song chiến thắng đó có thể phải đổi bằng hàng trăm nghìn mạng sống, chủ yếu là người dân vô tội ở Hàn Quốc và gần 30.000 lính Mỹ.
Biện pháp quân sự: Hậu quả khôn lường
Khi được hỏi về chiến lược của chính phủ Mỹ nhằm giải quyết vấn đề Triều Tiên, Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham ngày 1/8 đã đề xuất sử dụng các giải pháp quân sự để ngăn chặn những mối đe dọa từ Bình Nhưỡng.
“Có một giải pháp quân sự để phá hủy chương trình tên lửa của Triều Tiên. Nếu buộc phải có chiến tranh thì cuộc chiến sẽ xảy ra ở đó (Triều Tiên). Nếu có hàng nghìn người phải chết, thì cũng sẽ là ở đó chứ không phải ở đây và Tổng thống Trump đã nói với tôi như vậy”, ông Graham cho biết.
Ông Graham cũng khẳng định các giải pháp quân sự là điều không thể tránh khỏi nếu Triều Tiên tiếp tục chương trình tên lửa và hạt nhân của mình.
Sau vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kịch liệt lên án, nhưng cả ông và Phó Tổng thống Mike Pence đều không đưa ra kế hoạch cụ thể để giải quyết vấn đề này.
Trong khi đó, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders ngày 1/8 cho biết mọi giải pháp đã được đặt lên bàn cân. Tuy nhiên, việc sử dụng các biện pháp quân sự vẫn chưa chính thức được xét đến.
Trong một cuộc trao đổi gần đây với Thượng nghị sĩ Lindsey Graham tại Điện Capitol, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã bất ngờ thể hiện sự tán thành đối với chính sách quân sự. Ông Mattis đã thừa nhận chính quyền Tổng thống Trump đang chủ trương một chính sách quân sự đối với Triều Tiên nhằm ngăn cản nước này phát triển tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có khả năng tấn công Mỹ.
Các chuyên gia cho rằng việc Washington tiến hành chiến dịch quân sự chống lại Bình Nhưỡng sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền bạc và buộc Mỹ phải chịu trách nhiệm về sự ổn định và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Những hậu quả là vô cùng khôn lường.
Quân đội Mỹ có thể làm gì?
Tầm xa ước tính của tên lửa Triều Tiên (Đồ họa: BBC)
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham đã mô tả một kịch bản khá khốc liệt nếu Mỹ sử dụng biện pháp quân sự chống Triều Tiên. Nếu Mỹ không kích Triều Tiên trước thì nhiều khả năng Triều Tiên sẽ tấn công Hàn Quốc để đáp trả. Các cuộc tấn công qua lại chắc chắn sẽ gây nhiều thương vong và đe dọa hàng nghìn mạng sống, bao gồm cả lính Mỹ đang đồn trú trong khu vực.
Việc không kích cục bộ nhằm vào các bãi phóng và các cơ sở quân sự của Triều Tiên cũng có thể để lại những hậu quả tương tự. Vấn đề còn phức tạp hơn khi nhiều khả năng Triều Tiên sẽ che giấu các vụ thử đến phút cuối. Lúc đó, Mỹ sẽ không được cảnh báo trước mỗi khi Bình Nhưỡng chuẩn bị phóng tên lửa hoặc thử hạt nhân.
Giới chuyên gia cho biết Triều Tiên đang ngày càng tiến bộ trong việc giấu các thông tin về chương trình hạt nhân. Ví dụ, việc đưa tên lửa ra bãi phóng được thực hiện nhanh hơn khiến các vệ tinh của Mỹ có rất ít hoặc không đủ thời gian để quan sát các hoạt động của tên lửa trước khi được phóng. Bình Nhưỡng cũng đã tăng số lượng bãi phóng tên lửa.
Việc tăng cường sự hiện diện quân sự tại bán đảo Triều Tiên cũng là một lựa chọn khác của chính quyền Tổng thống Trump. Tuy nhiên cho đến nay, giải pháp này phát huy rất ít hiệu quả trong việc kiềm chế tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Có ý kiến cho rằng Mỹ có thể tìm cách lật đổ chính quyền hiện nay ở Triều Tiên. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson mới đây đã khẳng định đây không lại sự lựa chọn của Washington.
Cho tới nay, Mỹ vẫn hy vọng đạt được một giải pháp ngoại giao để ngăn chặn chương trình tên lửa đang phát triển nhanh chóng của Triều Tiên và chỉ có hành động quân sự nếu Bình Nhưỡng thực sự đe dọa lợi ích quốc gia của Mỹ.
Chính quyền của Tổng thống Trump đang cân nhắc những giải pháp quân sự toàn diện, có hiệu quả hơn là chỉ triển khai các máy bay ném bom B-1 tới bán đảo Triều Tiên, song không nhất thiết là phải trực tiếp không kích Bình Nhưỡng.
Nhật Minh
Theo Dantri
Thượng nghị sĩ Mỹ nói Trump sẵn sàng chiến tranh với Triều Tiên
Một thượng nghị sĩ cho rằng Tổng thống Mỹ sẽ thực hiện chiến tranh với Triều Tiên, không cho phép nước này phát triển tên lửa hạt nhân tầm xa.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AAP.
"Sẽ có chiến tranh với Triều Tiên vì chương trình tên lửa nếu họ tiếp tục cố dùng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công trúng Mỹ", AFP dẫn lời Lindsey Graham, thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà, mô tả cuộc thảo luận giữa ông với Tổng thống Donald Trump.
"Ông đã nói với tôi như vậy. Tôi tin ông. Nếu tôi là Trung Quốc, tôi cũng sẽ tin ông và làm một điều gì đó. Các vị có thể ngăn Triều Tiên, bằng quân sự hoặc ngoại giao", ông Graham hôm 1/8 cho hay trong chương trình Today Show của NBC. "Tôi thích cách tiếp cận ngoại giao hơn. Nhưng họ sẽ không được phép để một tên lửa với vũ khí hạt nhân ở trên bắn trúng Mỹ".
Tuần trước, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cho rằng nước này có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào ở Mỹ, sau vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới nhất.
Các cường quốc đang cố gây sức ép lên chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng bằng những lệnh trừng phạt được Liên Hợp Quốc ủng hộ, nhưng vẫn không thể đe doạ nước này và Washington đang trở nên nản chí.
Ông Graham cho rằng nếu ngoại giao, cụ thể là sức ép từ Trung Quốc lên nước láng giềng Triều Tiên không thể chặn chương trình, Mỹ sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài hành động quân sự. "Có một lựa chọn quân sự: đó là phá huỷ chương trình của Triều Tiên và bản thân Triều Tiên".
Trọng Giáp
Theo VNE
Các thượng nghị sĩ Mỹ bật đèn xanh phê chuẩn lệnh trừng phạt Nga Các nghị sĩ Mỹ đạt được thỏa thuận mở đường cho Thượng viện phê chuẩn các lệnh trừng phạt mới với Nga. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Bob Corker nói chuyện với các phóng viên tại tòa nhà quốc hội vào ngày 26/7. Ảnh: Washington Post. Kevin McCarthy, lãnh đạo phe đa số hạ viện và Bob Corker, Chủ...