Hậu quả của việc không thắt dây an toàn khi ngồi ghế sau trên ô tô
Thử nghiệm mới đây của Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc – IIHS (Mỹ) cho thấy, việc hành khách ngồi hàng ghế sau trên ô tô không thắt không thắt dây an toàn có thể dẫn đến chấn thương nặng ở vùng đầu, chân… thậm chí nguy cơ tử vong cao khi xảy ra tai nạn.
Hành khách ngồi hàng ghế sau trên ô tô không thắt không thắt dây an toàn có thể dẫn đến chấn thương nặng ở vùng đầu, chân… thậm chí nguy cơ tử vong
Thắt dây an toàn là một thói quen cần thiết khi sử dụng ô tô. Không chỉ người lái và hành khách ngồi hàng ghế trước, một số quốc gia còn đưa ra quy định bắt buộc những hành khách ngồi hàng ghế sau phải thắt dây an toàn khi sử dụng ô tô. Tuy nhiên, thực tế nhiều người dùng ô tô vẫn còn chủ quan, lơ đãng đến chiếc dây đai an toàn bảo vệ bản thân khi ngồi ở hàng ghế sau ô tô.
Theo kết quả khảo sát của Viện Bảo hiểm An toàn đường cao tốc Mỹ (IIHS) vào năm 2017, cứ 5 người thì có tới 4 người không thắt dây an toàn khi ngồi ở hàng ghế sau trên ô tô. Đáng chú ý, trong số 1.172 người tham gia khảo sát do IIHS tiến hành, chỉ có 72% cho biết có sử dụng dây an toàn khi ngồi hàng ghế sau, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 91% người ngồi ở ghế trước.
Theo IIHS, hơn 50% số người tử vong trên ghế sau vì họ không thắt dây an toàn
Đây chính là một trong những lý do khiến tỉ lệ người ngồi hàng ghế sau trên ô tô bị tử vong khi xảy ra tai nạn ngày càng gia tăng. Theo chuyên gia nghiên cứu Jessica Jermakian của IIHS: “Hơn 50% số người tử vong trên ghế sau vì họ không thắt dây an toàn và con số đó có thể giảm xuống nếu hành khách phía sau đeo chúng”.
Video đang HOT
Để người dùng ô tô thấy được hậu quả của việc ngồi hàng ghế sau trên ô tô không thắt dây an toàn, Viện Bảo hiểm An toàn Đường cao tốc – IIHS (Mỹ) cũng công bố một đoạn video được chính cơ quan này thử nghiệm qua việc mô phỏng tai nạn. Theo đó, tương tự các vụ thử nghiệm để đánh giá mức độ an toàn của xe, IIHS sử dụng hình nộm bố trí ở vị trí người lái và vị trí ghế hành khách ngồi ở hàng ghế sau nhưng không thắt dây an toàn. Sau đó cho xe di chuyển, va chạm ở tốc độ 56km/giờ để đánh giá rủi ro đối với người ngồi hàng ghế sau trên ô tô không thắt dây an toàn khi xảy ra tai nạn.
Hình ảnh từ thử nghiệm của IIHS cho thấy, hành khách ngồi hàng ghế sau không thắt dây an toàn bị lực tác động đẩy dồn về phía trước, va đập vào ghế lái, ghế hành khách phía trước dẫn đến chấn thương, đặc biệt ở phần đầu và chân. Bên cạnh đó có thể dẫn đến tử vong.
Sự an toàn của hành khách và tài xế là điều chính yếu khi ngồi trên xe. Dây an toàn là một thành phần cơ bản góp phần bảo vệ họ. Các nhà sản xuất ô tô cũng đưa ra cảnh báo về tầm quan trọng của việc thắt dây an toàn ở hàng ghế sau. Thế như thực tế nhiều hành khách vẫn không chú ý đến việc thắt dây an toàn.
Liên quan đến vấn đề khá phổ biến này, Ian Reagan – nhà tâm lý học và nhà phân tích việc sử dụng dây an toàn tại Viện Bảo hiểm Đường cao tốc, cho biết: “Một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất của hành khách ngồi ở hàng ghế sau trên ô tô nhưng không thắt dây an toàn là vì mọi người thực sự tin rằng ngồi ở hàng ghế sau cảm giác an toàn hơn ở ghế trước. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng những hành khách ngồi ở hàng ghế sau không thắt dây an toàn có nguy cơ bị chấn thương, tử vong cao hơn gấp 3 lần so với những người có thắt dây an toàn”.
Theo IIHS, hơn 50% số người tử vong trên ghế sau vì họ không thắt dây an toàn
Tại Việt Nam, việc thắt dây an toàn khi ngồi trên ô tô, kể cả người lái, hành khách phía trước cũng như người ngồi ở hàng ghế sau đã được quy định và đưa ra hình thức xử phạt nếu không chấp hành. Cụ thể, tại Khoản 5 Điều 11, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.
Đối với người điều khiển ô tô, mức xử phạt hành chính đối với vi phạm tương tự quy định tại Điểm P Khoản 3 Điều 5 của Nghị Định là từ 800.000 đồng cho đến 1 triệu đồng.”
Chia sẻ cách thắt dây an toàn đúng cách cho phụ nữ mang thai
Các quy tắc thắt dây an toàn khi mang thai khá dễ dàng, đặc biệt nó có thể bảo vệ bạn và em bé khỏi chấn thương khi xảy ra tình huống xấu.
Tầm quan trọng của dây an toàn
Trên thực tế, nhiều phụ nữ mang bầu cảm thấy không thoải mái khi thắt dây an toàn, do vậy mà đã bỏ qua việc này. Thậm chí, họ nghĩ rằng đai dây an toàn có thể đè lên em bé vì nó gây áp lực lên bụng. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Bởi đeo dây an toàn là biện pháp an toàn tiêu chuẩn mà tất cả người tham gia giao thông cần thực hiện. Dây an toàn được sinh ra với chỉ một tác dụng: giữ cho hành khách không bị văng khỏi ghế, lao về phía trước khi xe dừng lại đột ngột. Nói ngắn gọi, nó có nhiệm vụ làm triệt tiêu quán tính.
Sử dụng dây an toàn đúng cách giúp giảm thiểu nguy cơ bị thương khi xảy ra tai nạn và cũng có thể cứu mạng bạn trong những tình huống nguy hiểm.
Phụ nữ mang thai cần thắt dây an toàn đúng cách (Ảnh: POH)
Kinh nghiệm thắt dây an toàn dành cho phụ nữ mang thai
Bước 1: Kéo căng đai dưới bụng vòng qua hông để giữ phần xương chậu của bạn mà không gây áp lực lên bất kỳ khu vực nào. Hãy cẩn thận, không đặt nó lên trên hoặc trên bụng của bạn.
Bước 2: Đặt dây đeo vai giữa ngực nhưng cách xa cổ và đặt lệch sang một bên ngực. Đeo dây theo cách này sẽ giúp dây đai không bị lỏng. Để điều chỉnh tốt hơn, bạn nên sửa chiều dài của dây đeo. Không bao giờ đặt nó phía sau lưng, dưới một cánh tay và quá gần cổ.
Bước 3: Cuối cùng hãy điều chỉnh ghế khiến bạn thoải mái nhất khi ngồi. Cố gắng giữ lưng ở tư thế thẳng đứng để tạo khoảng cách giữa tay lái và bụng của bạn.
Tuy nhiên, khoảng cách không nên quá xa để chân chạm đến bàn đạp và tay chạm đến vô lăng. Ngoài ra, khi bạn ngồi ở ghế hành khách, hãy nghiêng ghế lại để có thể ngồi trong tư thế nghỉ ngơi.
Một số biện pháp an toàn khác dành cho phụ nữ mang thai
Bạn cần nhớ, không nên tắt công tắc túi khí. Dây đai an toàn hoạt động với túi khí để cung cấp sự an toàn tốt nhất cho người lái.
Một số phụ nữ mang thai nghĩ rằng họ không cần dây an toàn nếu có túi khí, điều này rất nguy hiểm. Bởi nếu không thắt dây đai, bạn có thể va vào vật gì đó hoặc bị đẩy ra khỏi xe ô tô nếu xe bị va chạm.
Hãy ghi nhớ, không lái xe quá 5 đến 6 giờ mỗi ngày. Bởi lái xe trong nhiều giờ có thể gây mệt mỏi cho phụ nữ mang thai, không tốt cho em bé.
Nếu xe ôtô của bạn có xảy ra va chạm khi di chuyển, hãy đến bệnh viện ngay lập tức ngay cả khi bạn không bị thương.
Những thói quen khiến ô tô nhanh xuống cấp Mỗi dòng xe đều có đặc điểm riêng về vận hành, độ bền, chất lượng nhưng thực tế là "của bền tại người". Mua được chiếc xe ô tô, thay vì vui mừng nhiều người chuyển sang trạng thái lo lắng vì nghĩ đến chuyện thiếu kinh nghiệm sử dụng ô tô sao cho bền, đẹp. 1. Khởi động không theo quy trình...