Hậu quả của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đối với phụ nữ dân tộc thiểu số
Thời gian qua, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội , ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ và trẻ em, làm suy giảm giống nòi, chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu sổ (DTTS).
Tư vấn cho bà mẹ người DTTS ở Điện Biên về phòng tránh bệnh ở trẻ em. Ảnh: Yến Nhi
Theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế – xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015 cho thấy, tỷ lệ tảo hôn chung của 53 DTTS là 26,6%, trong đó tỷ lệ tảo hôn cao nhất thuộc các DTTS sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội rất khó khăn như: Mông 59,7%; Xing Mun 56,3%, La Ha 52,7%. Gia Rai 42%; Raglay 38,3%; Bru – Vân Kiều 38.9%,… Trong 40/53 DTTS, tỷ lệ này là trên 20%, trong đó có 13 DTTS có tỷ lệ tảo hôn từ 40-50% trở lên; 6 DTTS có tỷ lệ tảo hôn từ 50-60% trở lên.
Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống diễn ra nhiều tại vùng DTTS. Các DTTS có tỷ lệ tảo hôn cao gấp 6 lần so với dân tộc Kinh và gấp gần 3,5 lần so với tỷ lệ chung của cả nước; trong đó 25/53 DTTS có tỷ lệ tảo hôn trên 10%. Các dân tộc có tỷ lệ tảo hôn cao tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phụ nữ; đồng thời làm giảm chất lượng giống nòi, chất lượng dân số. Việc kết hôn sớm, mang thai và sinh đẻ trong lứa tuổi vị thành niên, khi cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn thiện, thiếu hiểu biết, kinh nghiệm và chưa sẵn sàng về mặt tâm lý để mang thai và sinh con gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe bà mẹ, sự phát triển bình thường của thai nhi và trẻ sơ sinh. Phụ nữ kết hôn cận huyết thống khi sinh con rất dễ bị tử vong, bệnh tật và đứa con sinh ra cũng dễ tử vong hoặc bệnh tật, chậm phát triển, suy dinh dưỡng. Những đứa trẻ được sinh ra từ các cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thống thì có tới 25% khả năng bị bệnh và 50% mang gen bệnh tan máu bẩm sinh di truyền Thalassemia. Nước ta được xếp vào khu vực có nguy cơ cao với hơn 5 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh, hơn 20.000 bệnh nhân cần được điều trị.
Đồng thời, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cũng là một những nguyên nhân dẫn tới đói nghèo kéo dài. Trên thực tế, các địa phương có tỉ lệ đói nghèo cao thường diễn ra tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống nhiều. Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của đói nghèo, thất học, suy giảm chất lượng cuộc sống… Những đứa con được sinh ra bởi cặp vợ chồng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống thường dị tật, ốm yếu, sẽ gây gánh nặng y tế lên gia đình, xã hội; nên cuộc sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, khó thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo. Tảo hôn và hôn nhân cận huyết là rào cản đối với việc hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam đã cam kết thực hiện với Liên Hợp Quốc như: Giảm tình trạng đói nghèo, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng nam nữ, giảm tử vong trẻ em, cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em và đấu tranh chống các bệnh dịch.
Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống khiến chất lượng dân số suy giảm, kéo theo chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS cũng kém hơn các vùng miền khác trên cả nước. Những gia đình kết hôn cận huyết thống với gánh nặng kinh tế sẽ ít có cơ hội được cho con cái học tập; người mẹ, người cha ít được tham gia những lớp, khóa tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kĩ năng…
Trước thực trạng trên, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát triển kinh tế-xã hội miền núi, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS. Trong đó, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền gắn với phát động các phong trào vận động đồng bào DTTS giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của đồng bào về hậu quả của hôn nhân cận huyết thống, qua đó giúp người dân hiểu được những hệ lụy nghiêm trọng mà hôn nhân cận huyết thống gây ra cho bản thân họ và xã hội. Ngành dân số, y tế phối hợp với các cơ quan liên quan tập trung tuyên truyền về kĩ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên, thanh niên. Trong đó, tập trung vào các địa bàn có tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cao. Đẩy mạnh công tác truyền thông, cung cấp kiến thức về sự phát triển tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì…
Lên Sơn La tận thấy "rừng" nhãn ghép trái trĩu cành, dân giàu lên thấy rõ
Nhờ được đầu tư đúng mức, cây nhãn Miền Thiết đã trở thành cây kinh tế chủ lực, giúp nhiều hộ nông dân ở huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La có nguồn thu nhập khá giả, vươn lên làm giàu bền vững.
Video đang HOT
Mùa hè này đến đến với huyện Yên Châu (Sơn La), cảm giác đầu tiên mà bạn cảm nhận không phải là cái nóng oi ả của miền sơn cước, mà thay vào đó là mãn nhãn với những rừng nhãn ngút ngàn, lúc lỉu chùm nhãn vàng rộm đang đến mùa thu hoạch.
Tại huyện Yên Châu, đâu đâu cũng thấy không khí lao động tấp nập của bà con mùa nhãn chín. Người bẻ nhãn, người bóc nhãn, xe chở hàng từ các tỉnh Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên... đến thu mua nhãn rôm rả cả 1 vùng núi rừng.
Ông Sơn vui mừng, khi vườn nhãn cho quả sai đầy cành.
Đến thăm hộ gia đình ông Lê Văn Sơn (bản Trung Tâm, xã Tú Nang, huyện Yên Châu) khi ông đang thu hoạch nhãn để bán. Nhìn những chùm nhãn hàng trăm quả, vàng rộm, mọng nước, mới thấy công sức lao động của người nông dân nơi đây được hưởng thành quả thật xứng đáng. Gia đình ông Sơn trồng nhãn từ năm 2000, tuy nhiên khi ấy cả vườn vẫn là giống nhãn địa phương.
Hiện nay ông Lê Văn Sơn có vườn nhãn rộng hơn 1ha.
Trao đổi với PV báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt, ông Lê Văn Sơn chia sẻ: "Trước đây tôi trồng khoảng 300 gốc nhãn địa phương trên nương rẫy, với mong muốn tăng cao nguồn thu nhập. Nhưng giống nhãn địa phương này cho quả bé, không ngọt, năng suất thấp, nguồn thu nhập của gia đình cũng bị ảnh hưởng...".
Trong 1 lần tham gia lớp tập huấn của phòng nông nghiệp huyện tổ chức, ông Sơn đã được giới thiệu về năng suất của loại nhãn Miền Thiết và được hướng dẫn cách ghép nhãn Miền Thiết lên nhãn địa phương.
Từ đó, ông trở về áp dụng vào vườn nhãn trên đất dốc của gia đình. Ông bắt xe xuống mua mắt nhãn ghép Miền Thiết ở dưới Hưng Yên về ghép lên nhãn địa phương. Thời điểm ông chặt đốn cành nhãn, người dân trong bản ai cũng nói tôi bị khùng, gàn dở mới làm những việc dở hơi như vậy.
Bỏ ngoài tai tất cả những lời nói dị nghị không hay, ông tập trung chăm sóc vườn nhãn. Khoảng 3 năm sau vườn nhãn bắt đầu cho quả bói. Lúc đó ông vui mừng khôn xiết, ông nói với vợ rằng lần này gia đình mình thoát nghèo thật rồi...
Ông Sơn đang thu hái nhãn Miền Thiết để bán cho các thương lái.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho vườn nhãn phát triển tốt, ông Sơn đầu tư vốn lắp đặt hệ thống ống dẫn nước từ con suối cạnh nương tưới cho hơn 1ha diện tích nhãn Miền Thiết. Ngoài ra, ông còn dùng các loại phân hữu cơ, phân chuồng, NPK, bón cho cây trồng. Nhờ vậy, mà vườn nhãn của gia đình ông từ khi ghép mắt đến hiện tại đều xanh mơn mởn và cho qua đầy cành.
Nhờ cách chăm sóc tốt, vườn nhãn của ông Sơn cây nào cây nấy đều sai trĩu cành.
Theo kinh nghiệm của ông Lê Văn Sơn, nhãn Miền Thiết ghép lên nhãn địa phương rất dễ chăm sóc. Từ lúc ghép mắt, ra hoa đậu quả chỉ khoảng 3 năm là cho thu hoạch. Nhãn Miền Thiết có đặc điểm quả to, cùi dày, hạt nhỏ, ăn vào dịu ngọt, thanh mát, được thị trường trong và ngoài tỉnh Sơn La ưa chuộng.
Hiện nay, hình thức tiêu thụ chủ yếu xuất dưới dạng quả tươi chiếm khoảng 80%. Mỗi 1 kg nhãn gia đình ông Sơn bán với giá từ từ 10.000 - 15.000 đồng, tùy theo mẫu mã.
Do vườn nhãn rộng và sai quả, ông Sơn phải thuê người bẻ nhãn để kịp bán ra thị trường.
Để giúp người dân từng bước áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng giá trị thu nhập trên một diện tích đất canh tác, có thị trường tiêu thụ ổn định, ông Hà Như Huệ, Chủ tịch UBND huyện Yên Châu, cho biết: "Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo phòng Nông nghiệp tăng cường tuyên truyền, vận động người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất..".
Theo ông Hà Như Huệ, đặc biệt là trong trồng nhãn thì tập trung vào các khâu cải tạo giống, quy trình tưới ẩm để nâng cao năng suất của cây nhãn. Đồng thời, huyện tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho bà con, để từ đó người dân có nguồn thu nhập ổn định và yên tâm gắn bó với ngành nông nghiệp...
Ông Lê Văn Sơn cho biết: "Năm nay, vườn nhãn rất sai quả, tôi ước tính sẽ cho thu gần 30 tấn.
"Từ khi ghép nhãn Miền Thiết, điều kiện kinh tế của gia đình tôi đã khá giả hơn so với trước. Nhận thấy nhãn cho sai quả và thu nhập cao, nên tôi trồng thêm 300 cây trên nương nữa. Hiện nay, vườn của gia đình tôi có hơn 600 gốc nhãn, trong đó có khoảng 300 cây đang cho thu hoạch...", ông Sơn cho hay.
Cứ đến mùa thu hoạch, các thương lái đều đánh xe vào tận vườn nhà ông Sơn thu mua, nên đầu ra cho sản phẩm luôn được bảo đảm và bán được giá cao. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm ông thu lãi gần 200 triệu đồng...
Cơ sở nền tảng để hoạch định chính sách dân tộc Mới đây, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với Tổng cục Thống kê tổ chức công bố kết quả Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội (KT-XH) của 53 dân tộc thiểu số (DTTS). Kết quả của cuộc điều tra đã phần nào khắc họa được "bức tranh" KT-XH vùng DTTS, đây là cơ sở...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Y bác sĩ khóc khi điều dưỡng quỳ gối trước 'món quà' từ người chồng vắn số

Xe chở hơn 30 người bất ngờ cháy ngùn ngụt, khách hoảng loạn la hét, thoát ra ngoài

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị tước danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu

Phát hiện hơn 2.500 đôi giày, áo thun giả nhãn hiệu MLB, North Face...

TikToker Võ Hà Linh bị 'tố' bán hàng phá giá, quản lý thị trường TP.HCM nói gì?

Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Tiếng kêu thất thanh sau khi ô tô lao xuống ao, lật ngửa khiến người phụ nữ tử vong

Vì sao thực phẩm giả, kém chất lượng bán tràn lan tại TP.HCM?

TP.HCM: Xe đạp điện dựng trước kho hàng chuyển phát nhanh phát nổ, cháy ngùn ngụt

Thông tin mới vụ dầu gội, kem chống nắng của công ty chồng Đoàn Di Băng

Vụ sụt lún đường dẫn cầu Hòa Bình: Khảo sát không phát hiện túi bùn?

Đoàn kiểm tra bị 'nhốt' khi kiểm tra cơ sở chữa bệnh bằng nước
Có thể bạn quan tâm

Giải nhiệt ngày hè với nộm tai sụn rong biển giòn ngon, thanh mát, ăn vào là mê
Ẩm thực
11:09:48 23/05/2025
Sau khi "chia tay" 6 món vô dụng trong nhà, tôi thấy cuộc sống dễ thở hơn
Sáng tạo
11:05:27 23/05/2025
Tiết lộ phí chuyển nhượng của Lamine Yamal
Sao thể thao
10:54:53 23/05/2025
Cô gái lần đầu đi tàu hoả ở Ấn Độ một mình, phải thốt lên: "Đây là trải nghiệm tồi tệ nhất cuộc đời tôi!"
Netizen
10:44:40 23/05/2025
Chuyên gia chỉ ra những hiểu lầm tai hại khi nghi mắc Covid-19
Sức khỏe
10:43:48 23/05/2025
Đang ở cữ nhưng cứ bật điều hòa là em chồng lại lén tắt đi, tôi đề nghị một câu xong không thấy cô em bén mảng vào phòng nữa
Góc tâm tình
10:38:02 23/05/2025
Ngân 98 thông báo diễn biến mới nhất liên quan vụ bán thuốc giảm cân nghi có chứa chất cấm
Sao việt
10:35:50 23/05/2025
3 bộ vỏ máy tính nhìn xuyên thấu vừa xuất hiện tại Computex 2025
Đồ 2-tek
10:35:13 23/05/2025
Du lịch Trung Quốc 'nóng' lên với những điểm đến tránh nắng hè 2025
Du lịch
10:34:35 23/05/2025
Bắt giam tài xế say xỉn lái ô tô lao lên vỉa hè khiến 3 người thương vong
Pháp luật
10:32:54 23/05/2025