Hậu quả của mang thai sớm sau khi mổ đẻ
Việc mang thai sớm sau khi đẻ mổ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và mẹ.
Nguyên nhân của việc mang thai sớm sau khi mổ đẻ có thể là do bạn vỡ kế hoạch hay do bạn mong muốn có thêm một đứa con nữa vì lo mình đã lớn tuổi. Nhưng dù vì bất cứ lý do gì thì bạn cũng nên biết rằng việc làm này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và của các con.
1. Hậu quả đối với mẹ bầu
- Nguy cơ nứt vỡ tử cung
Đây là nguy cơ đầu tiên mà thai phụ gặp phải khi mang thai quá sớm sau mổ đẻ. Nguy cơ này sẽ tăng cao nếu lần mang thai tiếp theo cách thời gian sinh mổ 6-9 tháng.
- Sức khỏe của mẹ bầu giảm sút
Trong lần sinh mổ đầu tiên, mẹ bầu đã mất rất nhiều máu bởi sinh mổ mất nhiều máu gấp đôi những ca sinh thường. Vì thế, với những phụ nữ sinh mổ trong lần mang thai đầu tiên, nếu muốn sinh con nữa, họ cần phải đợi thêm ít nhất hai năm trở lên để cơ thể phục hồi lại lượng máu đã mất và sức khỏe hoàn toàn ổn định. Nếu mẹ bầu mang thai quá sớm, cơ thể mẹ bầu sẽ yếu và giảm sức đề kháng. Mẹ bầu cũng sẽ không có nhiều thời gian để dưỡng thai tốt vì còn phải chăm sóc con nhỏ.
- Nguy cơ rạn vết thương, nứt và xuất huyết cao
Video đang HOT
Khi sinh mổ lần đầu, vết thương cần một thời gian ít nhất là 9 tháng để bình phục. Nếu trong khoảng thời gian này, người mẹ lại có bầu, vết mổ lấy thai chưa lành sẹo tốt hẳn có thể gây đau trong thai kỳ, chúng sẽ có nguy cơ rạn, nứt và xuất huyết rất cao.
- Ngoài ra, thai phụ cũng đứng trước nguy cơ vết mổ bị nhiễm trùng, nhau tiền đạo, nhau bong non.
2. Nguy cơ cho con
- Trẻ bị sinh non, nhẹ ký, vàng da, thính giác kém
Nguyên nhân của việc trẻ bị sinh non, nhẹ ký, vàng da, thính giác kém chính là do sức khỏe của mẹ bầu không được đảm bảo vì mang thai sớm sau khi mổ đẻ. Thai nhi sẽ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết do cơ thể người mẹ còn yếu và đang tiết sữa cho bé đầu. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến thai nhi kém phát triển về mặt trí tuệ, thể chất khi trẻ lớn lên.
- Nguy cơ mất nguồn sữa mẹ
Em bé đầu đang trong thời gian bú sẽ có nguy cơ mất nguồn sữa mẹ bởi khi mẹ mang thai thì sữa sẽ loãng đi và mất các chất dịnh dưỡng. Điều này làm cho em bé đầu suy giảm sức để kháng cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Theo Phununews
6 mối nguy với trẻ sau sinh mổ
Mổ lấy thai có thể làm giảm hệ thống miễn dịch và khả năng chống nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh.
Xu hướng với các mẹ hiện đại là chọn đẻ mổ thay vì vật vã với những cơn đau đẻ thường kéo dài cả ngày liền, thế nhưng họ không biết rằng đẻ mổ không hề tốt, đặc biệt là với trẻ sơ sinh. Các chuyên gia luôn khuyên chị em nếu đẻ thường được là tốt nhất.
Dưới đây là những mối nguy với trẻ sơ sinh sau đẻ mổ
Khả năng miễn dịch thấp
Các chuyên gia khoa sản cho hay, đường sinh tự nhiên của mẹ (qua âm đạo) có chứa nhiều vi khuẩn có ích giúp kích thích hệ vi sinh đường ruột cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trẻ sinh mổ không đi qua đường âm đạo nên không được tiếp xúc với những vi khuẩn có ích này khiến hệ vi sinh đường ruột chậm kích hoạt hơn. Ngoài ra, việc chậm được tiếp xúc với các kháng thể có ích trong sữa mẹ do phải cách ly 4 - 5 giờ sau sinh cũng là nguyên nhân cho việc chậm kích hoạt hệ miễn dịch của trẻ. Một em bé sinh thường mất 10 ngày để hoàn thiện hệ miễn dịch trong khi quá trình này mất 6 tháng ở một em bé sinh mổ.
Bên cạnh đó, trẻ sinh mổ còn dễ có nguy cơ tồn dịch trong phổi do lồng ngực của trẻ không bị ép chặt và làm sạch hết nước ối như khi đi qua đường sinh tự nhiên của mẹ, dẫn đến các bệnh khò khè, suy hô hấp cấp và tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp sau này. Trẻ sinh mổ có thời gian nằm viện dài hơn trẻ sinh thường, tuy đây là một môi trường được khử trùng nhưng không hoàn toàn vô trùng, do đó trẻ dễ bị lây nhiễm bởi các mầm bệnh khác từ môi trường bệnh viện, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trẻ sau sinh mổ thường phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn trẻ sinh thường. (ảnh minh họa)
Dễ mắc bệnh
Trẻ sinh mổ dễ mắc các chứng bệnh như vàng da, mất nước, nhiễm trùng... hô hấp như viêm phổi, phế quản mãn tính, hen suyễn, hệ tiêu hóa yếu, tiểu đường tuýp 1, sâu răng do không được tiếp nhận một số loại hormon có lợi trong quá trình chuyển dạ.
Giảm kết nối mẹ - con
Việc sinh mổ cũng khiến mối quan hệ tình cảm giữa mẹ và con có phần hạn chế khi bé bú gặp bất lợi vì bé sẽ khó bú mẹ hơn và thời gian phục hồi của mẹ lâu nên con không được chăm sóc chu đáo từ mẹ trong những ngày đầu;
Dễ sinh sớm
Trẻ sinh mổ có thể gặp phải trường hợp chào đời sớm, đặc biệt trong những trường hợp xác định ngày dự sinh không chính xác, lúc này bé dễ gặp vấn đề về đường hô hấp, vàng da, mất nước, nhiễm trùng...
Chậm bắt nhịp với cuộc sống
Trẻ sinh mổ cũng sẽ chậm bắt nhịp với cuộc sống hơn trẻ sinh thường vì có thể bé cũng sẽ chịu ảnh hưởng của một số loại thuốc trong quá trình mổ đẻ.
Nhiễm độc thuốc gây mê
Cho dù ca mổ thường được tiến hành rất nhanh nhưng thuốc gây mê cho mẹ cũng rất dễ ngấm vào cơ thể trẻ. Trẻ bị nhiễm thuốc mê của mẹ có thể ngủ luôn, mất phản xạ khóc. Điều này dễ gây ra suy hô hấp, nhiễm trùng hô hấp mai sau. Nếu người mẹ thuộc dạng dị ứng với thuốc mê, nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng sau sinh vì tác dụng độc của thuốc mê nữa đấy.
Không chỉ nguy với trẻ, khi sinh mổ chính người mẹ cũng phải chịu những rủi ro như nhiễm trùng vế mổ, lâu phục hồi, mất máu, tai biến trong những lần mang thai sau... Vì vậy, mẹ bầu hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chọn sinh mổ hay sinh thường nhé.
Theo Khampha
"Gỡ điểm" thi tốt nghiệp môn Ngữ văn Nếu có kiến thức vững vàng, phương pháp ôn thi và kỹ năng làm bài tốt, học sinh có thể đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn sắp tới. Đó là chia sẻ của thầy Lê Văn Hồng - Tổ trưởng tổ Ngữ văn Trường THPT Tháp Mười (Đồng Tháp). Nắm vững kiến thức trọng tâm của...