Hậu quả ăn cá lau kính để trị tiểu đường
“Không ít bệnh nhân tiểu đường tin vào những bài thuốc truyền miệng không khoa học, kéo dài thời gian điều trị nên có nguy cơ bị cắt cụt chân” – BS Võ Tuấn Khoa, khoa Nội tiết BV Nhân dân 115.
Mặc dù khoa Nội tiết BV Nhân dân 115 TP.HCM có 50 giường bệnh nhưng lúc nào cũng điều trị 70 bệnh nhân nội trú. Trong đó 80% đến 90% là bệnh nhân tiểu đường.
Loét chân vì liên tục ăn cá lau kiếng
Vừa nhăn mặt vì đau nhức ông NVM (52 tuổi, ở Đồng Nai) vừa nói: “Cách đây hơn năm, tôi thấy trong người có những biểu hiện lạ như hay mệt mỏi, luôn khát nước, lại tiểu nhiều. Tôi sụt ký nhanh chóng, từ 62 kg chỉ còn 55 kg trong vòng hai tháng”.
Gặp người bạn, ông M. kể lể sự tình. Người bạn “phán” ông M. có triệu chứng của bệnh tiểu đường và khuyên nên trị theo phương pháp gia truyền. “Người bạn kêu tôi tìm mua vài con cá lau kiếng (kính) rồi hầm với nước dừa và đu đủ. Người bạn còn quả quyết mỗi tuần ăn 2 lần thì sẽ dứt bệnh tiểu đường” – ông M. cho biết.
Tin lời bạn, ông M. làm theo. Ăn cá lau kính ròng rã suốt năm trời, ông M. thấy các triệu chứng nói trên chẳng những không giảm mà còn nặng hơn. Rồi một lần ông M. đạp cây gai và máu rỉ liên tục. “Quá lo sợ, tôi đến BV Nhân dân 115. Sau khi khám, bác sĩ (BS) nói tôi bị tiểu đường type 2 và trong giai đoạn nặng. BS nói tôi bị biến chứng loét chân do chậm điều trị” – ông M. buồn rầu.
Tương tự, bà NTTH (54 tuổi, ở Long An) cũng bị loét chân phải do biến chứng tiểu đường. BS cho biết chân bà H. phải cắt bỏ để không ảnh hưởng tính mạng.
Loài cá lau kính có thể chữa bệnh tiểu đường theo đồn thổi. Ảnh: TRẦN NGỌC
Bà H. kể: “Khám ở phòng mạch tư, BS nói tôi bị tiểu đường và khuyên nên đến BV. Tôi thấy nhiều người bị tiểu đường nhưng BV điều trị không hết nên nghe lời bà hàng xóm tìm mua cá lau kính hầm với nước dừa và đu đủ để ăn”.
Không chỉ vậy, trước nhà có cái ao nhỏ nên bà H. thả mớ cá lau kiếng nuôi để ăn dần. Cá lau kính hầm với nước dừa và đu đủ ăn riết cũng ngán, bà H. chế biến thêm các món khác như hấp sả, hấp bia, nướng muối ớt… “Độ một năm sau, có lần tôi cắt móng chân mà cứ bị chảy máu ri rỉ. Chưa hết, mắt tôi bỗng nhiên bị mờ. Đến BV Nhân dân 115, BS bảo tôi bị tiểu đường type 2 và bị loét bàn chân” – bà H. nói.
Con cá không làm nên thuốc
Theo bà Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, y học cổ truyền có những bài thuốc hỗ trợ triệu chứng tác dụng phụ của tiểu đường. Hoàn toàn không có bài thuốc điều trị dứt tiểu đường.
Video đang HOT
“Điều trị tiểu đường phải đảm bảo ba nguyên tắc: Ăn uống hợp lý, tập luyện thể lực và dùng thuốc (cơ bản vẫn là thuốc Tây, thuốc y học cổ truyền chỉ là hỗ trợ). Nếu chỉ ăn cá lau kiếng, không tập thể lực và không uống thuốc thì chắc chắn không có tác dụng” – bà Lan lưu ý.
Tương tự, BS Võ Tuấn Khoa, khoa Nội tiết BV Nhân dân 115, khuyến cáo: “Tiểu đường điều trị càng sớm càng tốt. Điều trị theo phương pháp không khoa học sẽ kéo dài thời gian, bệnh thêm nặng và nguy cơ biến chứng rất cao. 85% trường hợp cưa chân ở người tiểu đường trên nền có loét chân từ trước”.
Bệnh nguy hiểm, phải kiểm soát đúng cách
Tiểu đường có hai loại: Type 1 và type 2. Khoảng 95% bệnh nhân tiểu đường rơi vào type 2. Phân loại type mang ý nghĩa về mặt nguyên nhân và điều trị, không liên quan bệnh nặng hay nhẹ. Tuy nguy hiểm nhưng tiểu đường là bệnh có thể kiểm soát được bằng cách kết hợp thuốc, ăn uống lành mạnh và tập thể dục.
BS VÕ TUẤN KHOA , khoa Nội tiết BV Nhân dân 115 TP.HCM
Cá lau kiếng không chữa được tiểu đường
Hiện chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh cá lau kiếng có tác dụng chữa bệnh này. Nếu cá lau kiếng thực sự trị hết tiểu đường thì số người mắc bệnh này đâu tăng nhanh như hiện nay.
TS-BS TRƯƠNG THỊ NGỌC LAN , Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM
Trần Ngọc
Theo Pháp luật TPHCM
4 câu hỏi phổ biến mà các bác sĩ phụ khoa ở nước ngoài thường được nghe nhiều nhất từ bệnh nhân của họ
Các bác sĩ sản phụ khoa tại Mỹ đã thống kê và đưa ra một vài câu hỏi mà bệnh nhân của mình hỏi nhiều nhất trong các lần khám phụ khoa như sau.
Trong khi ở nước ta nhiều chị em còn ngại ngần với chuyện đi khám phụ khoa thì với phụ nữ ở nhiều nước khác đây lại là việc hoàn toàn bình thường. Đi khám phụ khoa theo định kì hoặc khi có các biểu hiện lạ là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.
Mỗi kì kiểm tra nên có sự tương tác, trao đổi cởi mở giữa bác sĩ với người bệnh thì mới có thể đạt kết quả tốt nhất.
Nói đến khám phụ khoa, nhiều chị em nghĩ ngay đến chuyện nằm trên bàn để bác sĩ kiểm tra và kết luận. Thế nhưng, nếu chỉ thụ động như vậy thì đôi khi chị em có thể bỏ lỡ việc cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến sức khỏe của mình cho bác sĩ và việc kết luận bệnh có thể không hoàn toàn chính xác. Mỗi kì kiểm tra nên có sự tương tác, trao đổi cởi mở giữa bác sĩ với người bệnh thì mới có thể đạt kết quả tốt nhất.
Bạn có thắc mắc những chị em khi đi khám phụ khoa thường hỏi bác sĩ về những vấn đề gì không? Thông thường, đó sẽ là những vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khỏe của mình. Các bác sĩ sản phụ khoa tại Mỹ đã thống kê và đưa ra một vài câu hỏi mà bệnh nhân của mình hỏi nhiều nhất trong các lần khám phụ khoa như sau:
1. Chu kì kinh nguyệt của tôi có bình thường không?
Bất kỳ thay đổi nào trong chu kì kinh nguyệt, ví dụ như chậm kinh, mất kinh, kinh nguyệt kéo dài, máu kinh ra nhiều hơn... đều có thể cho bạn biết điều gì có thể xảy ra.
Đây được đánh giá là câu hỏi phổ biến nhất của chị em mỗi khi đi khám phụ khoa nhưng thật không may, nó không phải là một câu hỏi có thể dễ dàng trả lời. Bác sĩ Alan Copperman, giám đốc y khoa tại Progyny, một công ty sinh sản có trụ sở tại New York, cho biết: "Rất khó để đánh giá chu kì kinh nguyệt của một người có bình thường hay không, thay vào đó, hãy tìm hiểu xem có gì bất thường không.
Bất kỳ thay đổi nào trong chu kì kinh nguyệt, ví dụ như chậm kinh, mất kinh, kinh nguyệt kéo dài, máu kinh ra nhiều hơn... đều có thể cho bạn biết điều gì có thể xảy ra. Sau đó, bạn có thể thảo luận với bác sĩ của bạn và được điều trị".
2. Tôi có thể làm gì nếu kinh nguyệt thực sự ra nhiều?
Dòng chảy kinh nguyệt rất nhiều cũng có thể là kết quả của một vấn đề tuyến giáp và trong trường hợp này họ cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Kinh nguyệt ra nhiều hiểu đơn giản là ngấm tràn băng vệ sinh trong một thời gian rất ngắn. Theo các bác sĩ sản phụ khoa, điều này có thể có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ.
Tiến sĩ Copperman cho biết: "Khi một người phụ nữ có kinh nguyệt, có thể họ sẽ trải qua tình trạng chuột rút hoặc kinh nguyệt ra nhiều hơn những người khác. Dòng chảy kinh nguyệt là một chức năng sinh sản bình thường và nó chỉ bất thường khi can thiệp vào cuộc sống của người phụ nữ. Nếu dòng chảy kinh nguyệt của bạn ngăn cản bạn trong việc đi học, đi làm hoặc không thể thực hiện những hoạt động bình thường thì tức là bạn cần phải được giúp đỡ giải quyết. Chảy máu nhiều có thể gây ra bệnh thiếu máu, suy nhược và kiệt sức".
"Dòng chảy kinh nguyệt rất nhiều cũng có thể là kết quả của một vấn đề tuyến giáp và trong trường hợp này họ cần được điều trị càng sớm càng tốt", tiến sĩ Prudence Hall, bác sĩ phụ khoa và người sáng lập của Trung tâm Hall ở Santa Monica, California nói.
3. Tôi có thể bị lạc nội mạc tử cung không?
Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung có thể khó khăn. Hiện tại, cách duy nhất để thực sự biết là trải qua một nội soi chẩn đoán nội soi, đó là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu.
Nhiều người nổi tiếng đang nói về việc bị lạc nội mạc tử cung, có nghĩa là nhiều phụ nữ nhận ra rằng cơn đau cực độ mà họ phải đối phó trong thời kỳ của mình cũng có thể là triệu chứng của căn bệnh này. Ngoài ra, lạc nội mạc tử cung còn có thể gây ra các triệu chứng khác như: Đau khi quan hệ tình dục, khó có thai, kinh nguyệt kéo dài...
Tiến sĩ Mary Jane Minkin, giáo sư lâm sàng sản khoa và phụ khoa tại Trường Y Y Đại học Yale, nói: "Chắc chắn nếu ai đó có thời kì kinh nguyệt kinh khủng, tôi sẽ khuyến khích họ thử các loại thuốc ngừa thai khác nhau, hoặc một vòng tránh thai. Nhưng nếu các biện pháp này không có tác dụng, tôi nghĩ việc kiểm tra lạc nội mạc tử cung là một điều hợp lý cần làm". Theo tổ chức Lạc nội mạc tử cung của Mỹ, cứ 10 phụ nữ thì có 1 người bị bệnh này.
Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung có thể khó khăn. Hiện tại, cách duy nhất để thực sự biết là trải qua một nội soi chẩn đoán nội soi, đó là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Nhưng nếu lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn, điều trị sớm có thể sẽ có hiệu quả hơn.
4. Làm thế nào tôi có thể đảm bảo 100% rằng tôi sẽ không mang thai hoặc bị nhiễm trùng qua đường tình dục (STI)?
Các biện pháp ngừa thai hiện nay có tác dụng khá tốt.
Khi nghe câu hỏi này, tiến sĩ Minkin nói: "Các biện pháp ngừa thai hiện nay có tác dụng khá tốt. Bao cao su được coi là biện pháp tránh thai vừa có tác dụng ngăn ngừa mang thai vừa tránh được các nhiễm trùng qua đường tình dục. Tuy nhiên, trong trường hợp bao cao su bị rách, bạn có thể bị STIs do các vi khuẩn như lậu và chlamydia, hpv có thể lây qua tiếp xúc da với da. Vì vậy, điều quan trọng nhất vẫn là sự chú ý của bạn".
Để tránh mang thai, các bác sĩ gợi ý biện pháp vòng tránh thai. Tiến sĩ Copperman nói: "Tôi nghĩ rằng biện pháp này có hiệu quả đến 99% mà lại an toàn, không phụ thuộc vào người dùng. Khi sử dụng biện pháp tránh thai này, bạn hoàn toàn có thể yên tâm và không phải lo lắng quá đến các ảnh hưởng về hormone như khi dùng thuốc".
Nguồn: Health
Theo Helino
Vì sao các vị vua cổ đại chọn hạt dẻ cười là siêu thực phẩm? Nghiên cứu hiện đại cho thấy các vị vua cổ đại đã chọn hạt dẻ cười là loại siêu thực phẩm với các đặc tính chữa bệnh và nhiều lợi ích sức khỏe, theo naturalnews. Shutterstock Kích thước nhỏ của hạt dẻ cười với thành phần dinh dưỡng khổng lồ. Nó chứa nhiều vitamin B, cụ thể là thiamin (B1), riboflavin (B2), niacin...