Hậu phương luôn hướng về các anh
Trong ngày 15.5, Báo Thanh Niên đã tiếp tục đón nhận sự đóng góp của nhiều bạn đọc, thể hiện tấm lòng hậu phương luôn hướng về biển đảo.
Anh Nguyễn Quang Thông, Tổng biên tập Báo Thanh Niên (bìa trái) tiếp đại diện Ngân hàng SCB đến trao tiền ủng hộ bảo vệ biển Đông – Ảnh: D.Đ.M
Sáng 15.5, ông Diệp Bảo Châu – Phó tổng giám đốc điều hành, bà Đoàn Quế Thanh – Giám đốc đối ngoại, và bà Nguyễn Thị Phương Loan – thành viên HĐQT của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã đến tòa soạn Báo Thanh Niên trao 500 triệu đồng gửi đến các lực lượng đang bảo vệ biển đảo. Ông Châu cho biết đây là số tiền do các cá nhân trong HĐQT Ngân hàng SCB quyên góp.
Tính đến 18 giờ ngày 15.5, Báo Thanh Niên đã nhận được 2.282.508.000 đồng từ bạn đọc ủng hộ hướng về biển Đông, nằm trong chương trình Đồng hành với ngư dân trẻ ra khơi do T.Ư Hội LHTN VN và Báo Thanh Niên phát động.
Video đang HOT
Bà Loan tâm sự: “Số tiền này là tấm lòng của các thành viên HĐQT gửi đến các anh, mong các anh tiếp tục vững lòng tin và kiên trì chiến đấu vì hậu phương đang luôn hướng về các anh”. Ngoài ra, ông Châu cũng cho biết trong ngày các thành viên của HĐQT Ngân hàng SCB đã trao cho Báo điện tử Một thế giới số tiền 200 triệu đồng gửi đến các đơn vị, lực lượng và ngư dân đang bảo vệ biển đảo quê hương.
Anh Nguyễn Quang Thông, Tổng biên tập Báo Thanh Niên, đã thân mật đón tiếp và gửi lời cảm ơn đến các thành viên HĐQT Ngân hàng SCB. Anh Thông khẳng định số tiền này sẽ được nhanh chóng chuyển đến các lực lượng đang bảo vệ biển đảo và mong muốn sẽ có thêm nhiều đơn vị ủng hộ chương trình này.
Sáng cùng ngày, tại tòa soạn Báo Thanh Niên, một nhà giáo ngoài 80 tuổi đề nghị không nêu tên, đóng góp 1 triệu đồng kèm lời nhắn gửi: “Cảm ơn lực lượng cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư VN, cảm ơn ngư dân kiên cường bám biển, chúng tôi rất biết ơn các anh”. Ông Nguyễn Tuấn Anh (ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM) góp 2 triệu đồng và nhắn nhủ: “Người dân chúng tôi luôn đứng cạnh các chiến sĩ, mong các anh vững vàng bảo vệ biển đảo của chúng ta”. Ngoài ra còn có nhóm các anh Hà, Vinh và Tý góp 500 ngàn đồng với bộc bạch: “Chúc các chiến sĩ đang gìn giữ biển khơi sức khỏe, ngoan cường và chắc tay súng”.
Buổi chiều, các chị Phạm Trần Mỹ Ngọc, Trần Thị Mười và Hàn Thị Thuê – cùng công tác tại Nhà Thiếu nhi Q.5, TP.HCM đến đóng góp 5 triệu đồng. Ông Nguyễn Việt Hà, ngụ Q.7, TP.HCM cũng góp 200 ngàn đồng và bày tỏ: “Rất mong Báo Thanh Niên huy động được sức mạnh vật chất và tinh thần của nhiều người dân, của bạn đọc trong và ngoài nước nhằm phát huy tinh thần yêu Tổ quốc, cùng hướng về bảo vệ vững chắc biển Đông”.
Học sinh Trường tiểu học Hạ Long ủng hộ 30 triệu đồng hướng về biển Đông Ngày 15.5, tập thể giáo viên và học sinh Trường tiểu học Hạ Long, TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) tổ chức mít tinh hướng với chủ đề “Trường tiểu học Hạ Long với biển đảo quê hương”. Tại buổi lễ, gần 1.400 học sinh đã xếp hàng thành hình bản đồ Việt Nam cùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Dịp này, giáo viên và học sinh của trường đã quyên góp được hơn 30 triệu đồng để ủng hộ lực lượng làm nhiệm vụ ngoài Hoàng Sa và Trường Sa. Ban giám hiệu nhà trường đã gửi toàn bộ số tiền này đến Báo Thanh Niên để ủng hộ lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư đang làm nhiệm vụ ngoài đảo.
Theo TNO
Trợ cấp thất nghiệp 'kiểu' hành dân
Nhiều người dân phản ánh bị hành về thủ tục hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp tại Văn phòng bảo hiểm thất nghiệp chi nhánh Q.Bình Tân, TP.HCM.
Làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Văn phòng đại diện chi nhánh Q.Bình Tân, TP.HCM- Ảnh: Bùi Chiến
Anh Đặng Thanh Sơn, ngụ Q.Bình Tân, cho biết đầu năm 2014 anh nhận quyết định nghỉ việc tại một công ty nước ngoài, nên cuối tháng 3.2014 anh đến Văn phòng bảo hiểm thất nghiệp chi nhánh Q.Bình Tân, thuộc Trung tâm giới thiệu việc làm TP.HCM tại số 637 tỉnh lộ 10, P.Bình Trị Đông B, làm thủ tục nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. Sau khi nộp hồ sơ gồm quyết định nghỉ việc cùng sổ bảo hiểm xã hội theo quy định, anh được nhân viên chi nhánh này trả hồ sơ kèm 2 mẫu đơn Đăng ký thất nghiệp (mẫu số 1) và Thông tin đăng ký thất nghiệp (mẫu số 2), đồng thời hướng dẫn về nhà đọc kỹ, điền vào 2 mẫu đơn này rồi hẹn tuần sau lên nộp.
Đúng hẹn, anh Sơn mang hồ sơ lên nhưng nhân viên ở đây cho rằng trong quyết định nghỉ việc của anh không ghi địa chỉ của công ty trước đây anh làm việc và yêu cầu xin lại quyết định khác. Dù anh Sơn giải thích đây là công ty ở nước ngoài và quyết định nghỉ việc chỉ cấp một lần, hơn nữa trên góc trái và đường viền dưới chân của quyết định có đầy đủ địa chỉ nhà máy sản xuất của công ty ở Khu công nghiệp Sông Mây (Đồng Nai) cùng văn phòng đại diện nằm ở đường Bà Huyện Thanh Quan (TP.HCM), nhưng nhân viên chi nhánh vẫn không chịu.
"Tôi buộc phải trở lại văn phòng đại diện công ty cũ nhờ xác nhận đã có thời gian làm việc tại đây và phải chờ một tuần lãnh đạo văn phòng đi nước ngoài về mới ký được...", anh Sơn kể và cho biết khoảng 16 giờ ngày 7.4.2014, anh Sơn mang hồ sơ đến nộp cho chi nhánh thì nhân viên ở đây nói đã hết giờ làm việc, không tiếp nhận hồ sơ.
Sáng 10.4.2014, anh Sơn lại đến nộp hồ sơ nhưng nhân viên chi nhánh hướng dẫn anh phải làm thẻ ATM của Ngân hàng Đông Á, dù anh đã có tới 5 loại thẻ ATM của các ngân hàng khác. Sau khi mất một buổi để làm thủ tục mở thẻ ATM của Ngân hàng Đông Á và hoàn tất các thủ tục khác, anh Sơn mới được chi nhánh cấp cho một "Phiếu hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp", với thời gian hẹn trả kết quả là ngày 13.5.2014.
Trường hợp anh Phạm Mạnh Thành, tài xế xe buýt vừa nghỉ việc, cũng tương tự. Anh cho biết phải nhiều lần tới lui tại Văn phòng đại diện bảo hiểm thất nghiệp chi nhánh Q.Bình Tân và trải qua nhiều thủ tục mới nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. "Nhân viên ở đây làm việc rất dửng dưng, trả lời lạnh lùng hoặc cụt ngủn nên hầu như người lao động thất nghiệp tự mày mò, xoay xở rất vất vả", anh Thành phản ánh.
Sáng 11.4.2014, ông Trần Xuân Hải, Giám đốc và ông Nguyễn Cao Thắng, Phó giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm TP.HCM, cho chúng tôi biết sẽ rà soát lại các thủ tục gây khó khăn cho người lao động, đồng thời chấn chỉnh hoạt động tại chi nhánh này. Riêng việc làm thẻ ATM của Đông Á, ông Thắng giải thích đó là quy định của bảo hiểm xã hội TP.HCM nhằm thuận tiện trong việc quản lý (?!).
Trong lúc chờ đợi sự chấn chỉnh từ lời hứa của cơ quan chủ quản, không biết người thất nghiệp có tiếp tục bị hành?
Theo TNO
Hà Nội ưu tiên công dân trình độ đại học tham gia quân đội Năm 2014, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu có trên 30% tân binh lên đường bảo vệ Tổ quốc đạt trình độ đại học và cao đẳng, nhằm bổ sung cho lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam đảm bảo sức khỏe cũng như tri thức. Thông tin này được Trung tướng Phí Quốc Tuấn, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ...