“Hậu” nông thôn mới: Đồng Nai nâng chất nông thôn mới nâng cao
Với 43 xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, tỉnh Đồng Nai thuộc tốp đầu cả nước trong xây dựng “hậu” nông thôn mới.
Trong năm 2020, tỉnh đặt mục tiêu có thêm 7 – 8 xã NTM nâng cao. Đến nay, toàn tỉnh đã có thêm 5 xã hoàn thành NTM nâng cao với 3 xã đã được công nhận. Có 12 xã đã đạt từ 15 – 19 tiêu chí, dự kiến số xã đạt NTM nâng cao sẽ vượt hơn mục tiêu đề ra.
Mô hình trồng bưởi sạch tại xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu. Ảnh: B.N
Tính đến nay, các mục tiêu xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tại Đồng Nai đều đạt cao hơn mục tiêu đề ra. Không chỉ về số lượng mà chất lượng các xã NTM nâng cao cũng ngày càng nâng chuẩn về tiêu chí.
Có được kết quả trên do công tác kiểm tra, rà soát trong xây dựng NTM luôn được tỉnh chú trọng. Cụ thể, hàng năm, Ban chỉ đạo nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng NTM tỉnh đã tổ chức kiểm tra từ 50 – 60 đơn vị (sở, ngành, huyện, xã) về thực hiện Chương trình xây dựng NTM.
Hoạt động sơ kết xây dựng NTM tại tỉnh và các địa phương cũng được tổ chức để đánh giá kết quả thực hiện và đề ra những giải pháp thật cụ thể để khắc phục khó khăn, hạn chế nhằm sớm hoàn thành mục tiêu chương trình đề ra.
Nhờ đó, các vùng quê đã thực sự thay đổi về diện mạo với điều kiện sống của người dân không ngừng được cải thiện, kéo gần hơn với khu vực thành thị. Ngay cả những huyện nghèo miền núi, vùng sâu, vùng xa như: Cẩm Mỹ, Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu… cũng đã “thay da đổi thịt”.
Video đang HOT
Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu Phạm Minh Phước chia sẻ, địa phương đang triển khai đề án phát triển nông nghiệp sạch gắn với minh bạch nguồn gốc nông sản, sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với mô hình du lịch sinh thái… để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trên mảnh đất sản xuất của người nông dân.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh, tỉnh vẫn giữ vững quan điểm không chỉ chạy theo về số lượng mà phải ngày càng được nâng về chất, các tiêu chí NTM nâng cao phải tiếp tục được nâng lên, nhất là thu nhập của người dân nông thôn.
Làm nông nghiệp hữu cơ: Lấy lại niềm tin bị "đánh cắp"
Thị trường là yếu tố quyết định đến sự thành bại của sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Việt Nam. Không chỉ nhận thức của người trực tiếp sản xuất mà lòng tin của người tiêu dùng về NNHC cũng cần được xây dựng lại.
Giữ niềm tin
Chưa bao giờ ngành hồ tiêu đối diện nhiều khốn khó như mấy năm trở lại đây. Tuy nhiên, khi giá bán giảm, trên địa bàn xã Lâm San (huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) nhiều nông dân vẫn kiên trì thực hiện mô hình hồ tiêu hữu cơ.
Sản xuất hồ tiêu sạch phục vụ xuất khẩu ở xã Lâm San, Cẩm Mỹ (Đồng Nai). Ảnh: Nguyễn Vy
"Cần kịp thời thời ngăn chặn các tổ chức, cá nhân lợi dụng phong trào nông sản, thực phẩm hữu cơ để trục lợi trái pháp luật. Từ đó, dần hình thành cộng đồng có ý thức cao, cùng nhau sản xuất NNHC".
Ông Đoàn Văn Thanh
Ông Lê Văn Tình là một trong những nông dân có thâm niên gần 20 năm gắn bó với cây hồ tiêu. Ông Tình kể, khi giá tiêu dao động ở mức thấp từ 40.000-50.000 đồng/kg, giá tiêu sạch vẫn chưa thể giúp bà con có thu nhập cao. Tuy nhiên, do không chọn được cây trồng nào thích hợp hơn, nhiều bà con ở đây vẫn tiếp tục gắn bó và hướng sang trồng tiêu hữu cơ.
Vài năm gần đây, ông Tình chuyển hơn 2ha hồ tiêu chăm sóc truyền thống sang hướng hữu cơ. Đồng thời đăng ký làm thành viên của HTX chuyên thu mua và xuất khẩu tiêu. Ông Tình cho biết, sản xuất hữu cơ tuy năng suất không cao nhưng bù lại, đất đai màu mỡ, cây trồng không bị kiệt sức, sức khỏe nông dân và người dùng đảm bảo. Và quan trọng hơn là hồ tiêu có đầu ra ổn định.
Theo ông Trương Đình Bá - Chủ tịch Hội ND xã Lâm San, giá tiêu sau quá trình lên rất cao rồi lại rơi xuống thấp. Sơ đồ hình Sin này đã ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập của nông dân. Dù không còn ở thời kỳ đỉnh cao, nhưng tiêu vẫn là cây trồng chủ lực được tỉnh quan tâm hỗ trợ để nông dân đứng vững trong nền kinh tế hội nhập.
Nhu cầu của thị trường ngày càng đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm. Hội ND xã Lâm San đã nỗ lực triệu tập từ cán bộ tới hội viên nông dân, những người cùng chí hướng để vươn tới làm nông sản hữu cơ. Đến nay, đã có hơn 20 hộ đăng ký tham gia nhóm trên địa bàn 6 ấp. Hàng tuần, hàng tháng nhóm vẫn ngồi lại trao đổi với nhau về phương pháp sản xuất hữu cơ.
Hiện nay, xã Lâm San đang có hơn 1.600ha hồ tiêu với hơn 1.200ha sản xuất an toàn và khoảng 300ha sản xuất theo hướng hữu cơ. Lãnh đạo xã Lâm San đặt mục tiêu đến 2022 sẽ chuyển khoảng 50% diện tích trồng hồ tiêu an toàn sang sản xuất theo hướng hữu cơ. Theo ông Bá, sản xuất tiêu sạch không có nghĩa là không được sử dụng thuốc BVTV. Vấn đề là khi nào cần và sử dụng bao nhiêu là vừa để hạt tiêu không còn dư lượng thuốc. Muốn làm được như vậy, nông dân phải nắm vững kiến thức để thực hành nông nghiệp tốt.
"Bên cạnh nỗ lực của chính quyền từ Trung ương đến địa phương, người nông dân cũng cần có quyết tâm làm ra sản phẩm hữu cơ, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường" - ông Bá nói.
Đảm bảo đúng giá trị thực
Nông dân Lầu Sĩ Nịp (thôn 5, xã Long Bình, huyện Phú Riềng, Bình Phước) kể, tỉnh Bình Phước có điều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp với cây ăn trái, nhất là cây có múi. Quá trình làm nông nghiệp hữu cơ đã cho thấy những hiệu quả tích cực.
Với diện tích vườn bưởi 40ha đã có nền cơ bản là 70% đạt chứng nhận hữu cơ, ông Nịp đang quyết tâm chuyển đổi toàn bộ lên chứng nhận GlobalGAP. "Tôi đã tính đến hướng tự xuất khẩu. Hàng đạt tiêu chuẩn cao thì sẽ có nhiều khách hàng biết tới hơn. Mình có sẽ có nhiều thuận lợi mở rộng thị trường" - ông Nịp tâm sự.
Để mục tiêu này hoàn thành, ông Nịp chia sẻ, không chỉ nông dân mà ý thức người dùng về NNHC cũng là một vấn đề cần được tuyên truyền để kích thích thị trường, tạo lối mở cho đầu ra nông sản hữu cơ.
Đồng tình, ông Phạm Thanh Chung - Giám đốc HTX Hồ tiêu hữu cơ Lộc Quang (Bình Phước) cho rằng, lòng tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm hữu cơ đang có vấn đề. Xã hội hiện nay có rất nhiều người có thu nhập khá. Họ mong muốn và sẵn sàng trả chi phí cao hơn, thậm chí gấp 2-3 lần để sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ.
Tuy nhiên, họ rất hoài nghi, không có niềm tin chắc chắn sản phẩm mình dùng có phải là hữu cơ 100% hay không. "Từ đó mức tiêu thụ cũng còn hạn chế. Điều này tác động trở lại việc đẩy mạnh sản xuất NNHC"- ông Chung cho biết.
Ông Đoàn Văn Thanh - Phó Chủ tịch Hội ND TP.HCM cho rằng, gần đây, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến các vấn đề an toàn thực phẩm. Sản xuất, phân phối thực phẩm bẩn thực sự là vấn đề xã hội gây nhức nhối. Nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tâm lý người tiêu dùng; đồng thời gây khó khăn cho tiêu thụ thực phẩm sạch. Khủng hoảng niềm tin về thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn là có thực.
Để NNHC phát triển, ông Thanh cho rằng, cần phải thay đổi sự nhận thức và có sự chung tay từ nhà nước, doanh nghiệp tới cả người dùng, để giúp quá trình sản xuất, chế biến, phân phối luôn được giám sát công khai, minh bạch.
Châu Thành nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao Bên cạnh tiếp tục nâng chất và giữ vững các tiêu chí, chỉ tiêu đã đạt được, các xã nông thôn mới (NTM) của huyện Châu Thành (An Giang) còn tập trung tuyên truyền và huy động các nguồn lực cùng chung tay xây dựng NTM nâng cao, theo đúng lộ trình đã đề ra. Qua đó, góp phần thay đổi diện mạo...