Hậu Mỹ-Trung “”đấu khẩu”" tại Shangri-La: Món lợi kinh tế?
Dù tuyên bố mạnh mẽ với Trung Quốc về biển Đông nhưng Washington sẽ không dễ dàng bỏ qua những lợi ích về kinh tế với nước này.
Mỹ – Trung đối thoại thường niên sau căng thẳng về biển Đông
Tối 5/6, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tới Bắc Kinh để tham dự cuộc đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung lần thứ 8 sẽ diễn ra trong 2 ngày 6 và 7/6 tại đây.
Tham gia đối thoại còn có sự hiện diện của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì và Phó thủ tướng Trung Quốc Uông Dương.
Dự kiến cuộc đối thoại sẽ thảo luận một loạt các vấn đề ngoài Biển Đông, trong đó có biến đổi khí hậu, an ninh mạng, chống khủng bố, hợp tác kinh tế và thương mại.
Một tuyên bố của Bộ tài chính Mỹ cho hay các cuộc đối thoại sẽ tập trung vào “nhiều vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu liên quan tới lợi ích kinh tế và chiến lược trước mắt và dài hạn”.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tới Bắc Kinh để tham dự cuộc đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung lần thứ 8 sẽ diễn ra trong 2 ngày 6 và 7/6
Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung thường niên được xem là cơ hội để hai nền kinh tế thế giới thảo luận các vấn đề quan tâm, trong đó có việc tìm giải pháp cho những bất đồng giữa 2 nước.
Đặc biệt, cuộc đối thoại càng được chú ý hơn khi giữa Washington và Bắc Kinh vừa có màn đấu khẩu gay gắt với nhau về biển Đông tại diễn đàn an ninh hàng đầu khu vực Shangri-la vừa được tổ chức tại Singapore từ ngày 3-5/6.
Trình bày quan điểm tại diễn đàn, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã hối thúc Bắc Kinh ngừng “tự cô lập” và tham gia vào một mạng lưới an ninh châu Á.
Video đang HOT
“Căng thẳng đang gia tăng trong khu vực và ngay trong khán phòng này vì các hành động của Trung Quốc”, ông Carter nhấn mạnh.
Trong khi đó, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc tại Shangri-la cho biết nước này đến Singapore không phải để cãi nhau, cũng không tới để nói riêng về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.
“Trung Quốc sẽ tận dụng triệt để diễn đàn này để nói về chính sách và thực tiễn an ninh, thúc đẩy hợp tác hòa bình. Trung Quốc sẽ dùng thái độ bình tĩnh để nói về chủ quyền, không mắc bẫy dư luận tiêu cực”, ông Tôn khẳng định.
Không chỉ thế, Đô đốc Trung Quốc còn cảnh báo “các hành động của một số quốc gia vì lợi ích ích kỷ của riêng họ”.
Mỹ sẽ không bỏ lợi ích kinh tế với Trung Quốc?
Thực tế thời gian qua, Trung Quốc đang không ngừng gia tăng các hoạt động gây hấn tại biển Đông bất chấp sự phản đối của Mỹ cũng như cộng đồng quốc tế.
Đặc biệt, căng thẳng đã leo thang sau khi tờ Thời báo Hoa nam Buổi sáng của Hong Kong hồi tuần trước cho biết Bắc Kinh có thể thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.
Dù tỏ thái độ cương quyết và lên án gay gắt các hành vi làm gia tăng căng thẳng trong khu vực tuy nhiên giới phân tích cho rằng Mỹ sẽ không dễ dàng bỏ qua những lợi ích kinh tế với Bắc Kinh khi tham gia cuộc đối thoại Chiến lược và Kinh tế giữa 2 nước lần này.
Điều này đã được chính Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định trước khi lên đường tới Bắc Kinh tối 5/6.
“Cuộc đối thoại tuần này là tìm cách thúc đẩy hợp tác”, ông Kerry nhấn mạnh.
Dù còn lời qua tiếng lại về biển Đông nhưng chắc chắn Mỹ sẽ không dễ dàng bỏ qua những lợi ích về kinh tế với Trung Quốc.
Ngoài ra, Ngoại trưởng Mỹ cũng kêu bật các lĩnh vực hợp tác giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong đó có thỏa thuận hạt nhân Iran, việc đối phó với dịch ebolatại tây Phi và các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc chống lại Triều Tiên.
Thực tế, dù còn lời qua tiếng lại, nhưng trong năm 2015, mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục phát triển mạnh mẽ khi Trung Quốc vượt Canada để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ trong tháng 11/2015.
Theo số liệu thống kê từ Phòng Thương mại Trung Quốc tại Mỹ (CGCC), hơn 800.000 lao động Mỹ sống phụ thuộc vào lượng hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu sang Trung Quốc. Cơ quan này nhận định quan hệ hợp tác thương mại với Trung Quốc đã góp phần tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế Mỹ.
Ngoài ra, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Mỹ trong năm ngoái dự kiến vượt 10 tỷ USD năm thứ ba liên tiếp kể từ năm 2013.
Theo_Báo Đất Việt
Kết quả chuyến đi Moscow của Ngoại trưởng John Kerry
Giải quyết tình hình Syria, cuộc chiến chống khủng bố và hòa bình ở Donbass... là những chủ đề chính trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Moscow
Giải quyết tình hình Syria, cuộc chiến chống khủng bố và hòa bình ở Donbass... là những chủ đề chính trong chuyến đi Moscow của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Phần công việc chủ yếu rơi vào ngày thứ hai của chuyến đi Moscow của Ngoại trưởng John Kerry. Hôm 24/3, đàm phán Nga-Mỹ đã kéo dài tổng cộng gần 8 tiếng đồng hồ và diễn ra trong hai giai đoạn: bốn tiếng cho cuộc họp giữa hai ngoại trưởng Kerry và Sergei Lavrov và gần bốn tiếng nữa cho cuộc hội đàm của Tổng thống Nga Vladimir Putin với Ngoại trưởng Mỹ ở điện Kremlin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Ông John Kerry tuyên bố rằng các cuộc đối thoại của ông ở Moscow là hữu ích và có kết quả.
Ngoại trưởng John Kerry nói sau các cuộc đàm phán: "Tôi xin cảm ơn về việc ông Sergei (Lavrov) và Tổng thống Putin đã dành thời gian ngày hôm nay cho một cuộc đối thoại hết sức nghiêm túc và mang tính xây dựng, tôi có thể nói rằng cuộc đối thoại rất sâu sắc và thấu đáo".
Về phần mình, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga nói: "Chúng tôi khẳng định rằng không bao giờ đóng cửa và không né tránh tương tác, luôn sẵn sàng hợp tác trên cơ sở bình đẳng, trên cơ sở tôn trọng lợi ích lẫn nhau".
Sự quan tâm đặc biệt của các bên được dành cho vấn đề Syria. Moscow và Washington đã thỏa thuận về sự cần thiết tiến hành các cuộc đối thoại trực tiếp giữa chính phủ Syria và các đại diện của phe đối lập. Hai bên ghi nhận sự tiến bộ trong việc giảm mức độ bạo lực ở Syria nhờ sự hợp tác Nga-Mỹ.
Ngoại trưởng Kerry kêu gọi tìm giải pháp nhanh chóng cho vấn đề Syria để tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố IS.
Một chủ đề trọng tâm nữa của cuộc đàm phán Nga-Mỹ là tình hình phía đông nam Ukraine. Cả Moscow lẫn Washington đều nhất trí rằng để giải quyết tình hình ở Donbass hiện nay, không có phương án thay thế nào khác ngoài việc thực thi Thỏa thuận Minsk.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã sẵn sàng dỡ bỏ "tất cả các biện pháp trừng phạt" Nga sau khi Thỏa thuận Minsk được thực hiện, ngoại trưởng Mỹ nói thêm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong phần mở đầu cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Kerry tại điện Kremlin, nói nước Nga luôn vui mừng chào đón những chuyến thăm của các đại diện Mỹ, vốn diễn ra trong không khí làm việc và tạo điều kiện thúc đẩy trong những vấn đề quan trọng nhất.
Cả hai bên đồng ý rằng việc suy giảm hơn nữa quan hệ song phương Nga-Mỹ là không phù hợp lợi ích của mỗi quốc gia.
Minh Châu (Theo Sputnik)
Theo_Kiến Thức
Đối thoại chiến lược Mỹ - Trung mở đầu bằng chủ đề Biển Đông Phát biểu khai mạc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung Quốc ngày 6.6, Chủ tịch Trung Quốc cho biết Bắc Kinh và Washington cần tin tưởng lẫn nhau hơn và nên nỗ lực xoa dịu căng thẳng ở Biển Đông. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại phiên khai mạc Đối thoại Chiến lược và Kinh...