Hậu máy bay rơi, những đại gia Nga nào sẽ “dính đòn”?
Trong khi vụ điều tra về trách nhiệm của Nga trong vụ máy bay MH17 rơi còn chưa hoàn toàn ngã ngũ, các chuyên gia kinh tế thế giới đã dự đoán về những biện pháp trừng phạt kinh tế mà Mỹ và phương Tây nhắm vào quốc gia này cũng như danh sách các đại gia và tập đoàn kinh tế lớn của Nga có thể bị liên quan.
Chuyên trang kinh tế của CNN vừa công bố danh sách 10 công ty và tỷ phú Nga được cho là thân chính phủ của Tổng thống Vladimir Putin và có thể sẽ dính phạt do ảnh hưởng của vụ rơi máy bay Malaysia Airlines MH17. Nếu các công ty và tập đoàn bị chặn nguồn vốn từ Mỹ và phương Tây cũng như giao dịch với các công ty nước ngoài thì các tỷ phú Nga có thể sẽ phải chịu các quyết định phong toả tài sản hay lệnh cấm nhập cảnh vào một số nước.
Danh sách các công ty và tỷ phú Nga có thể sẽ dính các đòn trừng phạt kinh tế của Mỹ và Phương Tây:
Rosneft: Công ty dầu mỏ lớn nhất tại Nga, thuộc sở hữu một phần của tập đoàn dầu mỏ BP của Anh và đang là đối tác của tập đoàn dầu mỏ lớn nhất nhì nước Mỹ ExxonMobil (XOM).
Rosneft, công ty dầu mỏ lớn nhất tại Nga, doanh nghiệp đứng đầu trong danh sách dễ dính các đòn trừng phạt kinh tế của Mỹ và Phương Tây.
Công ty này hiện đã mất quyền vay vốn dài hạn tại Mỹ nhưng vẫn sở hữu một lượng tiền mặt dồi dào để lưu thông tại thị trường này cũng như có thể xuất khẩu dầu đi nhiều nước. Rosneft còn đang hoàn tất quá trình thâu tóm mảng kinh doanh dầu mỏ của tập đoàn Morgan Stanley của Mỹ.
Novatek: Công ty sản xuất khí đốt độc lập lớn nhất nước Nga. Giống như Rosneft, Novatek hiện không được phép vay vốn dài hạn tại Mỹ nhưng vẫn có nhiều cơ hội hợp tác và tìm kiếm các nhà đầu tư khác ngoài Mỹ.
VEB: Ngân hàng có chủ tịch là Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và đang phụ trách các khoản thanh toán cho Chính phủ Nga. Dưới tác động của các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, ngân hàng này sẽ phải tìm cách huy động vốn bằng các loại tiền tệ khác ngoài USD từ các nhà đầu tư trong nước và Ngân hàng trung ương Nga.
Video đang HOT
Gazprombank: Ngân hàng cấp vốn chính cho lĩnh vực năng lượng của Nga và có cổ đông lớn là tập đoàn sản xuất khí đốt Gazprom. Theo các chuyên gia, khả năng ngân hàng này dính án phạt kinh tế của Mỹ là cao nhưng tầm ảnh hưởng của các chính sách đó sẽ không nhiều và Gazprombank có thể sẽ vẫn sống tốt nhờ sự trợ giúp của Chính phủ Nga.
Kalashnikov: Công ty sản xuất súng lớn nhất của Nga nổi tiếng với loại súng trường AK-47. Công ty này hiện đã bị Mỹ phong tỏa tài sản và cấm giao dịch với các doanh nghiệp, cá nhân Mỹ giống 7 hãng sản xuất vũ khí lớn khác của Nga.
Tỷ phú Igor Sechin: CEO của tập đoàn Rosneft và là một trong hàng chục đại gia Nga đã bị Mỹ phong tỏa tài sản. Tỷ phú này từng tuyên bố việc cổ phiếu Rosneft giảm giá vì tin tức bị trừng phạt hồi tháng 3 chính là cơ hội mua vào của nhà đầu tư và cảnh báo việc Mỹ đưa Rosneft vào danh sách trừng phạt sẽ khiến các ngân hàng và nhà đầu tư Mỹ sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Tỷ phú Yuri Kovalchuk: Người thân cận với Tổng thống Putin và cũng đã bị phong tỏa tài sản từ tháng 3. Tỷ phú này là cổ đông lớn nhất của Bank Rossiya – nhà băng lớn thứ 17 tại Nga và đang bị Mỹ trừng phạt. Ngân hàng do ông này sở hữu chuyên cung ứng vốn cho các ngành dầu mỏ và khí đốt và có ba chi nhánh nằm trong danh sách đen của Mỹ.
Tỷ phú Gennady Timchenko: Nhà sáng lập hãng kinh doanh năng lượng Gunvor có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ) và là chủ tập đoàn Volga Group và nhiều công ty con đang bị Mỹ phong tỏa tài sản. Ông nổi tiếng trên toàn thế giới sau khi bán sạch cổ phiếu trong Gunvor chỉ 2 ngày trước khi bị công bố có tên trong danh sách trừng phạt của Mỹ.
Tỷ phú Sergei Chemezov: Giám đốc của Rosneft và là người được ông Putin chỉ định điều hành Rostec, tập đoàn nhà nước quản lý 13 công ty con, 8 trong số đó hoạt động trong mảng công nghiệp quốc phòng.
Anh em tỷ phú Boris và Arkady Rotenberg: Anh em nhà Rotenberg được cho là có mối quan hệ thân thiết với ông Putin từ lâu và đã hỗ trợ các dự án của ông Putin thông qua việc tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng trị giá 7 tỷ USD trong Olympic Sochi tại Nga. Họ sở hữu hai nhà băng chịu sự trừng phạt của Mỹ là InvestCapitalBank và SMP Bank.
Theo Lao động
Mỹ đang rất sợ Trung Quốc yếu đi
Trong tất cả những tranh luận về sự hung hăng ngày một tăng của Trung Quốc, nguy cơ bất ổn về kinh tế và xã hội là điều mà phương Tây lo lắng hơn cả.
Trung Quốc áp sát, khiêu khích máy bay Nhật Bản, chơi "chọi gà" với tàu thuyền Việt Nam và thử thách sự bền bỉ của Mỹ. Tuy nhiên, sức mạnh của Trung Quốc không phải là điều mà Tổng thống Mỹ Barack Obama lo sợ. Chính sự mong manh của Bắc Kinh mới là điều đáng sợ nhất.
Khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong vòng 24 năm qua, các vấn đề nội bộ của Trung Quốc ngày càng được quan tâm. Trong khi người Mỹ lo sợ trước viễn cảnh sẽ bị một siêu cường mới vượt mặt thì tổng thống của họ lại cảm thấy phiền lòng trước sự bất ổn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
"Chúng tôi hoan nghênh sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc bắt đầu suy yếu thì chúng ta cũng sẽ gặp phải những vấn đề an ninh quốc gia lớn hơn, theo nhiều cách", ông Obama nói trong buổi trả lời phỏng vấn gần đây.
Mặc dù không ai hi vọng điều này xảy ra trong thời gian tới nhưng nếu có, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ phải đối mặt với một loạt các biến động có thể xảy ra cùng lúc. Sau hơn 3 thập kỷ tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng hơn 17 lần so với năm 1978. Tốc độ thay đổi chóng mặt của Trung Quốc vẫn đang được đẩy nhanh.
"Trung Quốc đang biến đổi lớn, điều đó là cần thiết cho xã hội hiện đại, nhưng trong nhiều trường hợp, nó sẽ gây bất ổn xã hội", Kenneth Lieberthal, người xử lý các vấn đề châu Á tại Nhà Trắng thời cựu Tổng thống Bill Clinton nói. "Và họ đang làm mọi thứ với tốc độ, phạm vi, quy mô mà chưa một nước nào từng dám làm trước đây".
Kết quả như thế nào thì cũng đều ảnh hưởng tới Mỹ. Trung Quốc hiện đang nắm giữ lượng trái phiếu chính phủ Mỹ kỷ lục trị giá 1,3 nghìn tỷ USD và thương mại Trung-Mỹ năm vừa rồi đạt 562 tỷ USD, tăng 38% so với 5 năm trước đó. Trong tình huống tồi tệ, bất ổn lớn có thể tạo ra dòng người tị nạn khổng lồ hoặc thậm chí là gây nguy hiểm cho việc kiểm soát khoảng 250 đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc, Lieberthal nói. "Đó không phải tương lai mà mọi người muốn chiêm ngưỡng".
Hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng Trung Quốc sẽ không phải đối mặt với tình huống đó. Quyền lực và sự thịnh vượng của đất nước này dường như được mở rộng từng ngày và đang ở đỉnh cao so với 2 thế kỷ trước.
Tuy nhiên, các chính sách của Mỹ vẫn nhận thức rất rõ về những điểm yếu của Trung Quốc,
Ely Ratner, nhân viên cấp cao thuộc Trung tâm an ninh Mỹ cho biết: "Mỹ muốn hỗ trợ để Trung Quóc tăng trưởng kinh tế và ổn định. Chúng tôi chắc chắn sẽ không tham gia vào những hoạt động làm tổn hại đến sự ổn định kinh tế và chính trị của họ bởi điều này không có lợi đối với chúng tôi".
John Kerry (giữa), Dương Khiết Trì (trái), Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn và Jack Lew tại cuộc đối thoại song phương năm ngoái. Ảnh: AFP
Mức độ hợp tác của 2 nước sẽ được thể hiện trong cuộc hội đàm đối thoại kinh tế và chiến lược diễn ra vào ngày 9-10/7 tới đây. Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Jack Lew và Ngoại trưởng John Kerry, Phó thủ tưởng Trung Quốc Uông Dương và Ủy viên quốc vụ viện Dương Khiết Trì sẽ đồng chủ trì cuộc họp.
Trong lúc các quan chức Mỹ tới Bắc Kinh để dự cuộc đàm phán thì các lực lượng của Trung Quốc vẫn đang phải tháo gỡ những thách thức mới do công cuộc hiện đại hóa "lộn xộn" của mình gây ra. Mỗi tháng có hơn 1 triệu người Trung Quốc di cư từ nông thôn lên thành phố bỏ lại đằng sau tất cả mọi thứ thân thuộc vì một tương lai không chắc chắn.
Từ năm 2004, dân số thành thị của Trung Quốc đã tăng lên 200 triệu người, tương đương dân số Brazil và chính phủ đang lên kế hoạch để chuyển nhiều người tới thành phố hơn nữa. Đến năm 2030, Trung Quốc sẽ có 1 tỷ dân thành thị, tăng lên từ con số 731 triệu người hiện nay, theo số liệu từ Ngân hàng thế giới.
Trong khi vệc chuyển dân từ nông thôn ra thành thị nói chung sẽ làm tăng thu nhập nhưng cũng làm xã hội mất ổn định và bị xa lánh, ông Lieberthal nói.
Sự giàu có của Trung Quốc đã dịch chuyển sang vị thế quân sự mạnh hơn, hung hăng hơn. Chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát và khiêu khích chiến đấu cơ của Nhật Bản tại các đảo đang tranh chấp trên biển Hoa Đông, trong khi tàu hải quân Trung Quốc đâm tàu Việt Nam tại Biển Đông.
Cuối tháng 5, Trung Quốc đã lại sôi sục tại diễn đàn an ninh khu vực được tổ chức tại Singapore. Thiếu tướng Zhu Chenghu, giáo dư tại ĐH Quốc phòng Trung Quốc đã cảnh báo các đồng minh của Mỹ tại châu Á không nên mong chờ sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ tại khu vực và so sánh phản ứng của Mỹ với cuộc khủng hoảng Ukraine là "rối loạn cương dương".
Thay vì chỉ ra mối quan tâm chính là sự ổn định của Trung Quốc, các nhận định của tổng thống Obama cho thấy nỗ lực để làm dịu những nghi ngờ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc về quyết định chú ý hơn đến châu Á của mình, Andrew Nathan, chuyên gia Trung Quốc tại ĐH Columbia, New York nói.
Các lãnh đạo Trung Quốc thấy chiến lược "tái cân bằng" châu Á của ông Obama là dấu hiệu cho thấy ông muốn ngăn chặn sự xuất hiện của một đối thủ siêu cường. Bằng việc nhấn mạnh nguyên tắc của Mỹ đối với một Trung Quốc thống nhất, thịnh vượng, ông Obama đang cố để giảm đi lo lắng này.
Theo Người Đưa Tin
Kinh tế Nga "đóng băng" do lệnh trừng phạt của phương Tây IMF dự đoán, kinh tế Nga chỉ tăng trưởng 0,2% trong năm nay, thấp hơn so với con số ước tính 0,4% của Ngân hàng Trung ương Nga. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa đưa ra cảnh báo, các lệnh trừng phạt kinh tế mới của phương Tây đối với Nga liên quan đến khủng hoảng Ukraine có thể ảnh hưởng tiêu...