Hậu mắc sởi vẫn có thể tử vong
TS. Nguyễn Khắc Hiền – Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, giai đoạn hậu mắc sởi trẻ vẫn có thể vong. Thực tế trong 1, 2 tuần qua tại Hà Nội đã có tình trạng như vậy.
Ảnh mang tính minh họa
Theo TS. Nguyễn Khắc Hiền, ở giai đoạn hậu sởi, sức đề kháng của trẻ suy giảm mạnh, nhiều trẻ khi về nhà được người thân đến thăm, ôm ấp bế bồng, sự tiếp xúc gần giai đoạn này vô tình khiến trẻ dễ bị nhiễm các bệnh khác, bội nhiễm nguy hiểm. Vì vậy, khi bệnh nhi được xuất viện, gia đình cần chăm sóc, theo dõi trẻ, khi có hiện tượng ho, sốt, khó thở cần tái khám để kịp thời điều trị.
Cũng theo ông Nguyễn Khắc Hiền, dịch sởi ở Hà Nội tuy đã được khống chế và lắng xuống nhưng người dân tuyệt đối không được chủ quan vì số ca nặng, biến chứng tử vong có thể gia tăng vào thời điểm “đuôi dịch”. Tại Hà Nội, hiện đã có 21 quận, huyện qua 21 ngày không có bệnh nhân sởi mới. Tuy nhiên, một số bệnh khác như tay chân miệng, sốt xuất huyết, thuỷ đậu lại có xu hướng tăng lên.
Từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận 287 trường hợp mắc tay chân miệng, số ca mắc giảm 38,9% so với cùng kỳ năm 2013 nhưng trong tuần qua lại ghi nhận thêm 49 ca mắc sởi, tập trung nhiều ở Phú Xuyên, Thanh Oai, Mỹ Đức và Chương Mỹ. Còn về thuỷ đậu ghi nhận 1.207 trường hợp, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2013, từ đầu tháng 5 đến nay ghi nhận 48 trường hợp. Sốt xuất huyết đến nay có 51 trường hợp, trong tuần ghi nhận thêm 8 ca mắc mới.
Vnmedia
Hiến máu cứu bệnh nhi sởi
Lần đầu tiên, từ y bác sĩ cho đến các lao công bệnh viện đã hiến máu cho các bệnh nhân nhỏ tuổi, đặc biệt bệnh nhân đang mắc sởi, ngay tại Bệnh viện Nhi trung ương.
Video đang HOT
Sáng 10/5, tại Bệnh viện Nhi trung ương đã diễn ra chương trình hiến máu nhân đạo "Giọt hồng trao em". Chương trình do Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ và các hội nhóm thanh niên khác trên địa bàn Hà Nội phối hợp tổ chức. Chương trình thu được hơn 200 đơn vị máu.
Mỗi năm, Bệnh viện Nhi sử dụng hết khoảng 5,6 triệu ml máu. Bình thường, nguồn máu được cung cấp từ Viện Huyết học truyền máu trung ương. Nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu, Bệnh viện Nhi phải tự tìm kiếm thêm các nguồn máu khác để sử dụng trong phạm vi bệnh viện.
Đặc biệt, từ tháng 2/2014 tới nay dịch bệnh sởi bùng phát, nhu cầu truyền máu cho các bệnh nhi bị biến chứng do sởi càng làm ngân hàng máu báo động đỏ.
Các y, bác sĩ hầu như không có ngày nghỉ, phải đi tổ chức vận động hiến máu nhiều nơi. "Vài tháng nay, thứ 7, chủ nhật nào chúng tôi cũng đến các cơ quan, đơn vị để tổ chức hiến máu, như sang Châu Quỳ, Đông Anh, hay đến tập đoàn FPT... thu về được số lượng máu lớn", một cán bộ khoa Truyền máu, Bệnh viện Nhi cho biết.
"Giọt hồng trao em" là một hoạt động thiết thực, bổ sung cho nguồn máu thiếu trầm trọng hiện nay. Chương trình được tổ chức ngay tại bệnh viện, thu hút nhiều cán bộ, nhân viên của bệnh viện, sinh viên trên địa bàn Hà Nội tham gia.
Nhiều y, bác sĩ của Bệnh viện Nhi cũng tham gia hiến máu.
Sinh viên các trường đại học ở Hà Nội luôn là lực lượng đông đảo nhất trong các chương trình hiến máu nhân đạo.
Bác sĩ Lê Xuân Tùng, thành viên Ban tổ chức chương trình cho biết: "Chúng tôi thật không ngờ chương trình tạo hiệu ứng mạnh mẽ đến vậy. Không chỉ các lãnh đạo bệnh viện, những nhân viên lớn tuổi, mà đến cả người làm hàng ăn trong canteen, bố mẹ bệnh nhân, bác sĩ trực cũng tranh thủ xuống hiến. Cuối giờ cả chị lao công cũng đăng ký hiến giọt máu của mình cho các bệnh nhi".
Tại BV Nhi, số bệnh nhân đang điều trị sởi là 226. Số bệnh nhân nghi sởi nhập viện trong ngày là 22. Rất nhiều bệnh nhân có biến chứng nặng của dịch bệnh đang được điều trị, trong đó nhiều bệnh nhi phải tiến hành lọc máu, thay máu.
Bên cạnh hoạt động hiến máu, chương trình còn truyền thông chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Các bác sĩ, cùng tình nguyện viên truyền thông điệp vệ sinh tay đúng cách đến người nhà bệnh nhân.
Theo thạc sĩ Đỗ Mạnh Hùng - Phó chủ tịch CLB Thầy thuốc trẻ Hà Nội, hoạt động này xuất phát từ thực tại lây nhiễm bệnh chéo ở Bệnh viện Nhi thời gian qua. Người nhà bệnh nhân xả rác bừa, không tuân thủ nội quy bệnh viện, đi thăm người bệnh nhiều đưa môi trường lạ vào bệnh viện, làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo trong bệnh viện...
Các tình nguyện viên tham gia chương trình sẽ hướng dẫn người nhà bệnh nhân nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe, nhằm phòng tránh các bệnh dịch thường gặp như sởi, tay chân miệng, thủy đậu...
Theo báo cáo thường nhật của Bộ Y tế, ngày 10/5/2014, cả nước ghi nhận thêm 39 trường hợp mắc sởi, nâng tổng số người bị sởi lên 4.311 trường hợp tính từ đầu năm tới nay. Trong ngày không có bệnh nhân tử vong, tuy nhiên ngày 9/5, có 2 bệnh nhân tử vong, một ở Bệnh viện Nhi và một ở Bệnh viện Bạch Mai.
Phan Dương - Thạch Nguyễn
Theo VNE
Nỗi lo bệnh thuỷ đậu và nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng Những ngày qua, khi dịch sởi tạm lắng, bệnh thủy đậu, chân tay miệng đang có nguy cơ bùng phát khiến người dân hoang mang, lo lắng. Trước nỗi lo các bệnh truyền nhiễm "vào mùa", các chuyên gia cho rằng, bài học từ vụ dịch sởi cho thấy, Bộ Y tế "phản ứng chậm" với công tác phòng, chống dịch và sự...