Hậu ly hôn: khi phụ huynh… ngoảnh mặt
Vợ chồng ly hôn, con do một người trực tiếp nuôi dưỡng, người kia có trách nhiệm trợ cấp kinh tế.
Vượt trên cả quy định pháp luật, việc thăm nom, cấp dưỡng nuôi con còn là đạo lý, tình thâm của người làm cha mẹ. Thế nhưng…
Mẹ chẳng buồn thăm con
Trong phiên xử ly hôn cách đây ba năm, vợ chẳng buồn “giành giật”, anh Tuyên (*) được Tòa án nhân dân Q.1 trao cho quyền trực tiếp nuôi con. Chị Hằng, vợ anh kháng cáo, không phải để giành quyền nuôi con mà vì căn nhà chung không được chia theo tỷ lệ mong muốn. Cuối năm 2018, cấp phúc thẩm Tòa án nhân dân TP.HCM sửa một phần bản án liên quan đến tranh chấp tài sản, quyền nuôi con vẫn thuộc về anh Tuyên. Ở yêu cầu hỗ trợ nuôi con, người đàn ông ấy không làm khó vợ: “Tôi chỉ đề nghị vợ cấp dưỡng mỗi tháng 100.000 đồng”.
Kết hôn năm 2010, anh Tuyên – chị Hằng sinh con gái năm 2011. Sau 5 năm chung sống, cả hai nảy sinh nhiều bất đồng nên chị Hằng gửi đơn xin ly hôn. Thuyết phục vợ không thành, cha mẹ lại già yếu, anh Tuyên đưa con về sống với ông bà ở Q.5; giúp quản lý hai khách sạn gia đình. Chị Hằng ở lại căn nhà chung tạo lập trong quá trình hôn nhân, mở spa kinh doanh. Anh Tuyên cho biết, gần hai năm kể từ lúc ly thân cho đến ngày tòa mở phiên sơ thẩm, số lần vợ đến thăm con đếm trên đầu ngón tay. Tưởng vợ bận, nhưng trong ngày xét xử, anh Tuyên phát hiện bụng vợ đã… lùm lùm. “Đó là câu trả lời cho những lần con hỏi: sao lâu rồi không thấy mẹ sang thăm, hay lắm khi con bé gọi mà mẹ không nghe máy” – anh Tuyên cay đắng.
Sau phiên sơ thẩm, chị Hằng càng… bặt tăm. Theo anh Tuyên, quãng ấy, anh không còn đối diện bao câu hỏi “khó nhằn” của con, như “mẹ đâu?”, “mẹ có em bé à ba?”, “sao con không được gặp em bé”… Anh xót xa hơn khi nghe con gái buồn buồn, kể bạn A. có mẹ đón đưa, chiếc cặp màu hồng của bạn B. do mẹ mua… Trong cả hai phiên xử, anh Tuyên đều yêu cầu vợ cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 100.000 đồng; nhưng trong phiên phúc thẩm, anh quyết liệt: “Tôi chẳng cần tiền, tôi chỉ muốn cô ấy thực hiện trách nhiệm người mẹ”.
Sự ràng buộc để mỗi tháng, chị Hằng mang đến 100.000 đồng trợ cấp, anh Tuyên hy vọng, sẽ là dịp con gái được gặp mẹ, để gợi dậy mối thâm tình cốt nhục đã lạnh lẽo nơi vợ cũ với con mình. Tiếc thay, mong mỏi của anh đã trở nên vô nghĩa. Sau nửa năm kể từ phiên phúc thẩm, anh kể: “Tòa xử hôm trước, hôm sau cô ấy nhắn cho tôi: cần tôi chuyển một lần 10 năm nuôi con không? Tôi còn biết làm gì”.
Cha biền biệt vui duyên mới
Gửi đơn đến Báo Phụ Nữ TP.HCM, chị Lam (Q.Tân Phú) khổ sở cho hay, ngày ly hôn, chồng chị đồng ý mức cấp dưỡng nuôi con 3 triệu đồng/tháng. Suốt nửa năm sau đó, anh Quân – chồng chị – đều đặn tới thăm con, thực hiện nghĩa vụ trợ cấp. Nhưng một năm rưỡi tiếp theo, viện cớ công việc khó khăn, anh không còn đưa tiền, việc thăm viếng cũng thưa dần. Nhiều lần nhắn tin, gọi điện, chị Lam bị phản pháo: “cô đẻ thì tự nuôi đi”. Chị Lam tìm hiểu, phát hiện chồng cũ đã lập gia đình, chuyển về TP.Vũng Tàu sinh sống. Hiện tại, chị đang gửi đơn đến cơ quan thi hành án yêu cầu chồng thực hiện nghĩa vụ; song song, chị khởi kiện ra tòa nhờ xem xét cưỡng chế thi hành án đối với anh Quân.
Video đang HOT
Trong mỗi phiên xử, mức cấp dưỡng nuôi con được tòa tuyên thường dựa trên thu nhập của người trợ cấp. Nhiều trường hợp, người có quyền trực tiếp nuôi con được khuyên thay vì nhận trợ cấp mỗi tháng, chuyển sang đề nghị đối phương “thanh toán” một hoặc vài kỳ cho đến khi con 18 tuổi. Một thẩm phán chia sẻ: “Không nhiều người có khả năng cấp dưỡng luôn một lần, song, tôi vẫn thường khuyên nếu có thể thì nên “tất toán” luôn cho vợ/chồng đang trực tiếp nuôi con. Việc này phòng tránh không ít rủi ro sau đó”.
Thực tế, bản án sờ sờ nhưng người thi hành có tuân thủ hay không còn tùy thuộc nhiều yếu tố. Quyền lợi của đứa trẻ, trách nhiệm của bậc sinh thành – cụ thể hóa bằng bản án, quy định của pháp luật – lắm khi vẫn bị gạt ra do sự đánh đồng với cảm xúc yêu ghét trong “thì hiện tại”.
Sự vi phạm nghĩa vụ này của người làm cha mẹ – chưa nói ảnh hưởng đến cuộc sống con cái ra sao, hay vi phạm pháp luật (điều 186 Bộ luật Hình sự ở tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, có mức phạt lên đến hai năm tù giam) thế nào; thì đạo lý, bổn phận của đấng sinh thành cũng không cho phép họ hành xử “cạn tàu ráo máng” như vậy.
(*): Tên nhân vật trong bài đã thay đổi.
TUYẾT DÂN
Theo phunuonline.com.vn
Tỷ phú đáng mặt nhất hậu ly hôn: Chia tài sản cho vợ còn động viên sau chia tay và luôn ca ngợi vợ trên mặt báo
Cùng là người nhiều tiền, cùng có 1 tình yêu khiến bao người ngưỡng mộ nhưng cách xử lý đổ vỡ hôn nhân của những người đàn ông ấy hoàn toàn khác nhau.
Sau những ồn ào vụ ly hôn nghìn tỷ của ông vua cafe Trung Nguyên, sau những giọt nước mắt của 1 người vợ thất bại và nụ cười mãn nguyện của người đàn ông đã chiến thắng vợ con, người ta lại nhớ đến những tỷ phú khác trên thế giới. Cùng là người nhiều tiền, cùng có 1 tình yêu khiến bao người ngưỡng mộ nhưng cách xử lý đổ vỡ hôn nhân của những người đàn ông ấy hoàn toàn khác nhau.
Nếu Jeff Bezos - ông trùm Amazon sẵn sàng chia cho vợ 50% tài sản của mình dù bà không sáng lập nên Amazon, cũng không tham gia hoạt động kinh doanh thì tỷ phú Wissam Al Mana - giám đốc điều hành của Al Mana Group, tập đoàn lớn ở Qatar lại còn "chơi đẹp" hơn với người phụ nữ mình từng gọi vợ.
Vợ chồng tỷ phú Wissam Al Mana thời còn mặn nồng.
Chàng tỷ phú si tình
Phu nhân của vị tỷ phú này không phải ai xa lạ mà chính là cô em gái của huyền thoại âm nhạc Michael Jackson - Janet Jackson. Cô là nữ ca sĩ nhạc Pop da màu tuy không có gương mặt xinh đẹp xuất thần hay thân hình nóng bỏng nhưng lại dễ dàng lọt vào mắt xanh của chàng tỷ phú điển trai nhờ sự tài năng vốn có.
Trong 1 buổi tiệc khai trương khách hàng tại Dubai vào tháng 4 năm 2010, Janet và Mana đã có cơ hội gặp nhau. Không ai biết họ đã đến với nhau thế nào nhưng chỉ vào mùa hè năm đó, người ta đã bắt gặp cặp đôi trai tài gái sắc có 1 chuyến nghỉ mát đến Sardinia.
Theo các phương tiện truyền thông: "Hành tung của họ khá bí ẩn nhưng lại rất giống những cặp đôi yêu nhau hay hàng chục cặp vợ chồng khác trong khách sạn. Cô khoác tay anh khi họ đi qua sảnh vào buổi sáng, anh ấy lại hôn lên trán cô vào bữa trưa. Trông họ rất dịu dàng và ngọt ngào với nhau".
Mana còn được biết đến với biệt danh Sam. Những người thân, bạn bè cho biết anh rất thân thiện. Nhiều nguồn tin nói rằng: "Sam nổi tiếng ở các quán VIP Dubai nhưng anh ấy không phải 1 kẻ ăn chơi, anh ấy là người đàn ông tốt. Nếu anh ấy đi du lịch với Janet thì thật sự là nghiêm túc. Anh ấy hiếm khi có mối quan hệ công khai như vậy. Vì Sam là người tôn thờ tôn giáo và đạo đức con người".
Nhiều người còn cảm thấy khó hiểu khi vị tỷ phú điển trai lại si mê cuồng nhiệt nữ ca sĩ nhạc Pop.
Vị tỷ phú này rất kín tiếng trong chuyện cá nhân, nhưng khi được hỏi, anh chỉ dùng những câu ngắn gọn mà súc tích để kể về cô gái của mình như: "Tôi thật may mắn khi được hẹn hò với người phụ nữ trong mơ của mình" hay "người con gái ấy rất đặc biệt và tài năng, tôi không bao giờ hết ngạc nhiên về cô ấy".
Bất ngờ vào năm 2012, Janet và Mana kết hôn. Khác hẳn với những gì người ta hay tưởng tượng về 1 đám cưới xa hoa của những người giàu có, Janet chia sẻ: "Chúng tôi đã kết hôn trong một buổi lễ yên tĩnh, riêng tư và đẹp dịu dàng. Quà tặng đám cưới của chúng tôi dành cho nhau là những đóng góp cho tổ chức từ thiện trẻ em mà chúng tôi đã chọn".
Sau kết hôn, ngôi sao nhạc Pop này đã phải hủy bỏ chuyến lưu diễn vòng quay thế giới khi cô mang thai con trai đầu lòng. Có lẽ việc làm vợ đã khiến Janet bị bó buộc với sự nghiệp âm nhạc. Nhưng thay vì buồn bã, Janet lại tuyên bố: "Vợ chồng tôi đang lên kế hoạch cho gia đình nhỏ của chúng tôi. Vì vậy, tôi phải trì hoãn chuyến lưu diễn. Điều quan trọng là tôi làm tôi phải nghỉ ngơi theo yêu cầu của bác sĩ. Tôi sẽ tiếp tục chuyến lưu diễn sớm nhất có thể".
Cuối cùng Janet đã hạ sinh con trai ở tuổi 50 trong tình yêu và sự che chở của ông chồng tỷ phú.
Cái kết bất ngờ đầy tiếc nuối của chuyện tình đẹp và ông chồng tuyệt vời nhất hậu ly hôn
Chỉ 3 tháng sau khi sinh con trai, Janet và Mana bất ngờ tuyên bố ly hôn với 1 lý do vô cùng khó hiểu, khiến bao người hâm mộ tiếc nuối. Đó là vì họ quá bận rộn và không cùng chung chí hướng trong công việc. Sau 5 năm chung sống, 1 người bạn thân của Janet đã tiết lộ: họ chia tay trong hòa bình và con trai sẽ ở với mẹ.
Nhiều nguồn tin cho biết, cô ca sĩ người Mỹ sẽ nhận được 1 món tiền lớn đến vài trăm triệu đô sau khi ly hôn với ông Wissam Al Mana.
Sau ly hôn, vị tỷ phú này đã làm lay động bao trái tim khi gửi tin nhắn cho vợ cũ bằng những câu từ rất mùi mẫn: "Gửi đến người đẹp nhất thế giới, cảm ơn em vì tình yêu thiêng liêng, sự quan tâm vĩnh cửu như 1 người bạn thân nhất của tôi".
Wissam Al Mana vẫn là người cha đầy trách nhiệm.
Thêm vào đó, Mana còn đăng kèm bức ảnh cậu con trai kháu khỉnh trên trang cá nhân cùng rất nhiều những từ ngữ tình cảm dành cho vợ cũ. Không hiểu lý do khiến họ ly hôn là gì nhưng ông chồng tỷ phú có vẻ vẫn nặng tình và không ngừng quan tâm đến người từng là vợ mình.
Không những thế, trước báo giới, truyền thông, Wissam Al Mana luôn dành cho vợ cũ những lời ngợi khen, trân trọng.
Chắc hẳn sẽ có nhiều người nghĩ hành động của vị tỷ phú kia là do anh ấy còn yêu vợ nhưng đó chỉ là 1 trong những cách hành xử hậu ly hôn. Kể cả việc đường ai nấy đi là do vợ chồng đã hết tình nhưng những điều văn minh sau chia tay dành cho nhau là thứ thật sự cần thiết. Dù không thể đủ tình cảm và bao dung để dành cho nhau những lời tốt đẹp sau đổ vỡ, rạn nứt hôn nhân thì cũng đừng xúc phạm, làm tổn thương nhau khi cái kết đã quá rõ ràng.
Khi quyết định ly hôn có nghĩa đây là lựa chọn cuối cùng và là phương án giải quyết tốt nhất cho cả 2. Vì thế là vợ hay là chồng, là người sai hay người đúng, đã dứt rồi thì hãy để lại chút kí ức đẹp trong lòng nhau, vì dù gì ngày xưa ta cũng đã từng gọi nhau 2 tiếng chồng vợ.
Theo afamily.vn
LIVESTREAM Tâm tình phái đẹp: Ly hôn Sau khi ly hôn, chúng ta co nên tiêp tuc danh thơi gian va đôi xư vơi ngươi cu như ban không? Trai tim tan vơ la cai gia tuy đau lòng, nhưng bắt buộc phai tra cho môt môi quan hê. Ly hôn là vậy, nhưng hậu ly hôn mới là điều đáng để tâm hơn. Khi tinh cam đô vơ phai...