Hậu lãnh đạo Triều Tiên thăm TQ: Thế giới chờ ngày Trump-Kim Jong-un giáp mặt
Sau chuyến thăm Trung Quốc bất ngờ của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, cả thế giới hiện đang hết sức ngóng chờ cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Kim và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Donald Trump (phải)
Chuyến thăm không chính thức Trung Quốc của lãnh đạo Triều Tiên trong 3 ngày (25.3 -27.3) phản ánh rằng, cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Kim và ông Trump chắc chắn sẽ diễn ra như dự kiến.
“Với chuyến thăm này thì khả năng diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên chắc chắn hơn bao giờ hết”, nhà phân tích Simone Chun tại Viện Chính sách Hàn Quốc nhận định. Trong thông điệp gửi tới ông chủ Nhà Trắng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh rằng, ông Kim Jong-un đã “cam kết phi hạt nhân hóa” trên bán đảo Triều Tiên và đang “mong gặp ông Trump”.
Vậy kế hoạch thượng đỉnh với Triều Tiên đang được chính quyền Trump chuẩn bị ra sao?
Đội ngũ chuẩn bị
Video đang HOT
CNN cho biết, đội ngũ chuẩn bị kế hoạch cho cuộc gặp giữa ông Trump và ông Kim bao gồm ông Mike Pompeo, cựu giám đốc CIA vừa được Tổng thống Mỹ bổ nhiệm chức ngoại trưởng. Trước đó, ông Pompeo và một nhóm của CIA đã làm việc thông qua các kênh thông tin tình báo để chuẩn bị cho cuộc đàm phán giữa ông Trump và ông Kim.
Trong khi đó, các quan chức thuộc Bộ Ngoại giao – được dẫn đầu bởi ông Marc Knapper, Đại biện lâm thời Mỹ tại Hàn Quốc Marc Knapper và Susan Thornton, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Nam Á và Thái Bình Dương cũng đang làm việc để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh. Ngoài ra, ông John Bolton, người vừa được ông Trump bổ nhiệm chức Cố vấn an ninh quốc gia cũng sẽ tham gia chuẩn bị cho hội nghị.
Những công việc cần chuẩn bị bao gồm các công việc hậu cần cho bất cứ chuyến đi nào của tổng thống ở nước ngoài, bao gồm các địa điểm tiềm năng và nhân sự cần thiết. Những công việc này sẽ được một nhóm công tác dưới sự dẫn dắt của Matthew Pottinger, Chủ nhiệm kỳ cựu chuyên trách về châu Á Thái Bình Dương thuộc Ủy ban an ninh quốc gia của Nhà Trắng.
Vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng
Các quan chức Mỹ nói rằng, cuộc đàm phán có thể diễn ra vào cuối tháng 5 hoặc thậm chí tháng 6. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa rõ địa điểm diễn ra cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập.
Các nhà phân tích cho biết, khu phi quân sự ở biên giới Triều-Hàn có thể là địa điểm lý tưởng nhưng các vùng trung lập ở châu Âu như Thụy Điểm, Thụy Sĩ hay thậm chí thủ đô Mông Cổ, Ulan Bator cũng được xem là có khả năng diễn ra cuộc gặp.
Hiện Nhà Trắng vẫn từ chối tiết lộ liệu Washington và Bình Nhưỡng có tiếp xúc trực tiếp hay không. Bởi các cuộc tiếp xúc trực tiếp sẽ giúp Washington xác nhận liệu ông Kim có thực sự nghiêm túc với cam kết “phi hạt nhân hóa” trên bán đảo Triều Tiên hay không chứ không cần phải dựa vào những thông điệp trung gian từ Hàn Quốc hoặc Trung Quốc.
Theo Danviet
3 điều Trump nên làm trước khi gặp Kim Jong-un
Theo Tạp chí Foreign Policy, thất bại trong việc chuẩn bị cho cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ đẩy Mỹ tới nhiều rủi ro đáng sợ.
Tổng thống Trump (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên (phải)
Quyết định bất ngờ để gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây ra nhiều tranh cãi. Người ủng hộ thì tán dương đây là quyết định táo bạo, quyết đoán, mở ra cơ hội hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Kẻ phản đối thì cho rằng, ông Trump quá "ngây thơ" khi đặt niềm tin vào chính quyền Kim Jong-un.
Tuy nhiên, Tạp chí Foreign Policy nhận định rằng, lịch sử sẽ phán xét cuộc gặp giữa 2 nhà lãnh đạo Mỹ Triều Tiên (nếu nó thực sự diễn ra) thành công hay thất bại.
Tuy nhiên, để có thể thành công trong cuộc gặp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, ông chủ Nhà Trắng Mỹ cần phải chuẩn bị cực kỳ kỹ lưỡng, ít nhất là dưới 3 hình thức dưới đây, theo Foreign Policy.
Đầu tiên, các quan chức Mỹ cần phải tổ chức một cuộc gặp với các đối tác Triều Tiên để đánh giá các ý định của Bình Nhưỡng. Các quan chức Hàn Quốc đã khẳng định rằng, Triều Tiên đang chuẩn bị hy sinh chương trình vũ khí hạt nhân đã được thúc đẩy trong suốt 4 thập kỷ - vốn được xem là có ý nghĩa sinh tồn với chế độ Bình Nhưỡng.
Nhiều chuyên gia đã cảnh báo, sự thay đổi lập trường bất ngờ của Bình Nhưỡng là đáng ngờ và các quan chức Mỹ không nên giữ thái độ thận trọng trước khi có thêm nhiều dấu hiệu xác thực khác.
Thứ 2, Mỹ cần tham vấn rộng rãi với các đối tác châu Á của mình trước hội nghị thượng đỉnh. Kết quả của cuộc đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên sẽ ảnh hưởng đến an ninh của các đồng minh của Washington bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như các đối thủ của nước này như Nga và Trung Quốc.
Điều quan trọng là Mỹ phải duy trì được một mặt trận thống nhất với các đồng minh châu Á của họ để đảm bảo rằng, quá trình ngoại giao trên bán đảo riều Tiên không ảnh hưởng tới liên minh của Mỹ ở châu Á. Ngoài ra, điều quan trọng không kém là tham vấn với những "cầu thủ" có liên quan như Nga và Trung Quốc để đảm bảo rằng họ sẽ đóng vai trò xây dựng trong bất cứ tiến trình ngoại giao nào.
Cuối cùng, Mỹ cần tổ chức các cuộc thảo luận nội bộ để xác định chính xác những gì họ muốn đạt được trong hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng như những gì có thể đưa ra để trao đổi với Bình Nhưỡng.
Khi xem xét những gì Mỹ có thể đưa ra trao đổi với Bình Nhưỡng để đổi lấy việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, chính quyền Trump cần cân nhắc bức tranh toàn cảnh ở châu Á.
Theo Danviet
Triều Tiên để lộ điều Kim Jong-un muốn giấu cả thế giới Một bản ghi nhớ có chữ ký của nhà lãnh đạo Kim Jong-un vừa bị rò rỉ đã tiết lộ những ý định thật sự của Triều Tiên đối với Mỹ, trái với những gì chính quyền Bình Nhưỡng đã tuyên bố với cả thế giới. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thực sự không muốn đối thoại với Mỹ? Theo Daily Star, nhà...