Hậu khủng bố ở Bỉ: Tiếp theo là London, Copenhagen?
Ông Vũ Đoàn Kết ( Học viện Ngoại giao Việt Nam) chia sẻ với Zing.vn về nguyên nhân đằng sau vụ tấn công khủng bố ở Brussels trong mối tương quan với Paris 2015 và tác động của nó.
- Vụ tấn công khủng bố ở Brussels có bất ngờ không, thưa ông?
- Thực ra Bỉ đã rất lo ngại bị tấn công và chính thủ tướng Bỉ cũng nói là cái điều họ lo sợ nhất đã xảy ra, sau Paris, giờ đến lượt Brussels.
Kể từ sau 11/9/2011, dường như Brussels là nơi thanh bình nhất trong số các thủ đô mang tính biểu tượng của châu Âu. Sau Madrid 2003, London 2004 đến Paris 2015 thì Brussels, nơi có trụ sở của các thiết chế EU, của NATO, trung tâm của châu Âu vẫn thanh bình. Nhưng đằng sau sự thanh bình đó âm ỉ những nguy cơ cao nhất mà giới chức Bỉ đã cảnh báo.
Sau vụ 13/11/2015, an ninh tại Brussels đã nâng lên cấp độ 4 như hiện nay trước khi hạ xuống cấp độ 3 và như phát biểu của thủ tướng Bỉ, công tố viên trưởng của Bỉ thì dường như giới chức nước này đã lường trước việc xảy ra khủng bố ở đây.
Người phụ nữ bị thương sau vụ đánh bom tự sát ở sân bay Brussels . Ảnh: Twitter Conflicts News
- Tại sao lại là Bỉ/Brussels?
- Brussels có khu Molenbeek, nơi được coi là lò luyện tư tưởng cực đoan Hồi giáo của châu ÂU trong lòng châu Âu. Nhiều thủ phạm của các vụ khủng bố nổi tiếng châu Âu và thế giới đã từng cư ngụ ở khu này như thủ phạm vụ ám sát tướng Massoud ở Afganistan năm 2001, thủ phạm các vụ tấn công ở Pháp năm 2015 Medhdi Nemmouche, vụ Charlie Hebdo, vụ 13/11. Các “tác giả” vụ khủng bố Madrid 2004, vụ tấn công bất thành trên tàu cao tốc nối Paris với Amsterdam năm 2015 cũng đã từng có thời gian sống ở đây.
Trong khi đó, Bỉ là nước có tỷ lệ đầu người đóng góp chiến binh thánh chiến cho IS lớn nhất ở trong EU và một phần ba trong số đó đến từ Molenbeek, nơi có tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên lên đến hơn 40%.
Brussels cũng là thủ đô của châu Âu, của EU nơi đặt các trụ sở chính của Liên minh châu Âu. Vụ nổ bom trong ga tầu điện ngầm Melbeek xảy ra vào giờ cao điểm và chỉ cách các trụ sở của EU một trạm, trạm Schumann – được đặt theo tên cha đẻ của EU. Giả sử quả bom này không nhằm kích hoạt ở ga Maelbeek mà nhằm vào ga Schumann thì toan tính của IS nhằm vào EU là mang tính biểu tượng hết sức rõ ràng.
Ga tàu điện ngầm bị đánh bom vốn nhộn nhịp đông người và nằm ở trung tâm khu vực được gọi là “Bộ tứ châu Âu”. Đồ họa: New York Times
Ngoài ra, như thông cáo của IS thì nhằm trừng phạt Bỉ vì tham gia vào liên minh chống IS ở Syria và Iraq và mới đây chính phủ Bỉ tuyên bố gia hạn sứ mệnh này đến tháng 7/2017.
Brussels cũng là nơi đặt trụ sở của NATO, đồng minh quân sự của Mỹ, kẻ thù của IS.
Ngoài ra, cũng có mộ số phân tích cho rằng lực lượng chống khủng bố của Bỉ do ít phải đối mặt với các lần khủng bố như Pháp, Anh, Mỹ nên còn thiếu kinh nghiệm. Chẳng hạn, các chuyên gia chống khủng bố cho rằng nếu ở một số nước khi phát hiện thấy dấu hiệu khả nghi như việc các nghi phạm mang găng tay một bên như tại sân bay Brussels hôm qua thì sẽ ngăn chặn và xét hỏi qua đó có thể hạn chế được thiệt hại.
Hệ thống luật pháp của Bỉ cũng có đặc thù làm cho công tác chống khủng bố gặp rào cản hơn. Chẳng hạn ở Pháp, chính phủ có quyền ban hành tình trạng khẩn cấp và tiến hành bố ráp, khám xét khi cần thiết (thực tế diễn ra sau 13/11 và tình trạng khẩn cấp này được quốc hội phê chuẩn kéo dài) thì ở Bỉ lại không có cơ chế này.
Thay vào đó là các cấp báo động 4 bậc, hiện đang áp dụng ở bậc thứ 4. Luật của Bỉ không cho phép việc bố ráp, khám xét những cơ sở nghi ngờ trong thời gian từ 21h đến 5h sáng ngày hôm sau. Theo một số phân tích thì chính điều này làm cho cảnh sát Bỉ đã một lần bắt hụt Salah Abdeslam sau vụ 13/11/2015.
Cuối cùng, cũng phải tính đến vai trò của truyền thông trong vụ việc này. Ngay sau khi bắt được Abdeslam, cảnh sát Bỉ đã lên tiếng chỉ trích báo chí, đặc biệt báo chí quốc tế khi tường thuật quá chi tiết, quá sát vụ việc. Thậm chí họ cho rằng điều này đã đặt tính mạng của những cảnh sát trực tiếp truy đuổi tên này vào vòng nguy hiểm.
Việc truyền thông đưa tin cụ thể về những cái tên, địa điểm, những tiết lộ về Abdeslam sau khi bị bắt đã thúc đẩy các cơ sở của IS đang trú ẩn ở Bỉ và có thể ở nhiều nơi khác chuyển sang trạng thái hoạt động.
Có liên quan đến việc truy bắt nghi phạm khủng bố Paris?
Video đang HOT
- Vụ tấn công ở Bỉ khác gì với vụ tấn công 13/11 tại Paris?
- Nhiều người cho rằng lần này rất giống với Paris nhưng thực ra có nhiều điều khác. Giống là vẫn nhằm vào chỗ đông người, nhằm vào người dân vô tội, nhằm vào yếu tố phương Tây và Mỹ (ban nhạc Mỹ, American Airlines), nhằm vào các địa điểm mà nếu thành công sẽ có hiệu ứng truyền thông và tâm lý cao nhất (stade de France, nhà hát, sân bay, bến tàu điện ngầm ngay sát với các trụ sở của các thiết chế EU).
Tuy nhiên, điểm khác ở chỗ không nhằm vào các địa điểm vui chơi, giải trí như Paris mà nhằm vào các phương tiện giao thông. Paris được ví như là thủ đô của vui chơi, văn hóa thì Brussels được ví là ngã tư của châu Âu, nơi kết nối EU với nhau và với thế giới nên mục tiêu lần này nhằm vào các phương tiện và dịch vụ giao thông.
Khác nữa là thời điểm. Vì vui chơi giải trí nên những kẻ khủng bố chọn thời gian vào buổi tối còn mục tiêu giao thông thì chọn vào thời điểm cao điểm nhất là khoảng 8-9h sáng.
Điểm này dẫn đến phương thức hành động cũng có sự khác nhau: tại Paris do trời tối nên khủng bố đã lựa chọn cả hai phương pháp là tấn công bằng súng (có thể che giấu được súng không bị phát hiện) sau đó mới kích hoạt bom cảm tử. Còn ở Bỉ lần này do ở các trung tâm giao thông với cảnh sát, camera dày đặc nên việc sử dụng súng khó có khả năng thành công mà không bị tiêu diệt và với không gian rộng nên các nạn nhân có thể trốn chạy nên khủng bố chọn phương án nổ bom cảm tử ngay khi có thể và vào lúc có thể gây thiệt hại nhiều nhất.
Lực lượng an ninh Bỉ tuần tra trong thành phố Brussels. Ảnh: Getty
- Vụ khủng bố này có mối liên hệ gì với vụ truy bắt Salah Abdeslam hôm 18/3?
- Chưa có bằng chứng cụ thể nào chỉ ra mối liên hệ giữa hai vụ việc, ngoài việc IS cũng đứng ra nhận trách nhiệm. Hơn nữa, có thể thấy một điều rất thú vị là cả trong tuyên bố của IS sau vụ Paris và Brussels, tên của Abdeslam không hề được nhắc đến.
Nhiều người cho rằng vụ tấn công này nhằm trả thù cho vụ vây bắt Abdeslam nhưng như vậy là đánh giá quá cao vai trò của tên này trong mạng lưới khủng bố của IS ở châu Âu khi trên thực tế, Abdeslam thậm chí có thể bị các chiến binh cuồng tín coi là kẻ nhát chết, đào tẩu vì không dám kích hoạt bom cảm tử ở Paris.
Nếu có một mối liên hệ thì chính vụ bắt Abdeslam là yếu tố thúc đẩy nhanh hơn các vụ tấn công nhằm vào Brussels, vốn đã có thể được toan tính từ trước, trước nguy cơ bị bại lộ do hành tung của nhóm khủng bố bị phát hiện qua đợt bố ráp. Ngoài ra, IS có thể lo sợ rằng với bản tính đào tẩu sẵn có, Abdeslam sẽ không giữ được mồm miệng có thể khai ra các cơ sở, đầu mối IS đang có ở Bỉ và châu Âu. Chính vì vậy các lực lượng nằm vùng này phải đẩy nhanh kế hoạch hành động.
Châu Âu đối mặt với tấn công hàng loạt
- Vụ tấn công lần này cho thấy khả năng hành động của IS ở châu Âu như thế nào khi các nhà phân tích cảnh báo Paris, London, Copenhagen đều đang đứng trước nguy cơ bị tấn công đồng loạt?
- Như đã phân tích ở trên, trong thời gian sau 13/11, nhiều phân tích quá tập trung vào vai trò của nhân vật Abdeslam, coi tên này như là có vai trò chủ đạo, thậm chí cho rằng tên này đang lên kế hoạch cho các cuộc tấn công tiếp theo.
Thực tế vụ bố ráp hụt hôm 13/3 cho thấy mối quan hệ của tên này rất phức tạp và có khả năng tập hợp lực lượng để tổ chức tấn công nhằm lấy lại uy tín sau vụ đào tẩu ở Paris. Tuy nhiên, phải thấy một điều là Abdeslam chỉ là một cái cây và sau nó là một khu rừng. Ở Bỉ không chỉ có nhóm của Abdeslam gắn với những băng nhóm ở Molenbeek.
Vụ tấn công lần này xảy ra đúng vào ngày tòa đưa ra phán quyết với nhóm khủng bố thuộc IS bị bắt tại Verviers, Bỉ, tháng 1 năm ngoái. Việc Abdeslam bị bắt đã thúc đẩy các cơ sở bí mật của IS ở Bỉ và có thể ở các nước khác trong EU sẽ phải đẩy nhanh các kế hoạch tấn công do nghi ngại bị bại lộ.
Điều đó càng chứng tỏ rằng mạng lưới của IS ở châu Âu còn nhiều hơn là những gì chúng đã thể hiện ở Paris năm ngoái, ở Brussels hôm qua. Những kẻ đã chết hoặc bị bắt chỉ làm bề nổi của tảng băng chìm, là cây chứ không phải là rừng và có lẽ việc các nước EU và các thành phố lớn đề cao cảnh giác vào thời điểm này là phù hợp.
Người dân đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân tại trung tâm Brussels. Sau thủ đô Bỉ, các thành phố lớn khác của châu Âu đang phải đối mặt với nguy cơ trở thành mục tiêu tiếp theo của khủng bố. Ảnh: Reuters
- Ảnh hưởng của vụ tấn công đối với xã hội Bỉ và châu Âu?
Đối với EU, vụ tấn công lần này cho thấy lỗ hổng lớn trong EU về đấu tranh chống khủng bố.
LMCA là mô hình hội nhập khu vực sâu rộng nhất hiện nay trên thế giới. Thị trường chung EC từ những năm 1980 đã hoàn tất 4 tự do hóa (lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn và con người), EU mang lại cho công dân của các nước thành viên quy chế công dân châu Âu với quyền tự do đi lại, cư trú, sinh sống tại tất cả lãnh thổ các quốc gia thành viên.
Hiệp ước Schengen xóa bỏ mọi kiểm soát ở biên giới các quốc gia… những tiến bộ này đã biến EU thành không chỉ một thị trường rộng lớn không biên giới mà còn một xã hội hết sức đa dạng và phức tạp.
Tuy nhiên, việc hội nhập về mặt xã hội này lại không được đi kèm các công cụ điều tiết về xã hội, tư pháp, an ninh nội địa tương ứng ở cấp độ liên minh mà thẩm quyền trong các lĩnh vực này vẫn nằm trong tay các quốc gia thành viên.
Vì vậy, việc hợp tác diễn ra chỉ khi nào các quốc gia có nhu cầu và có lợi ích trong khi các tương tác xã hội, những thuận tiện do hội nhập EU mang lại cho các dòng chảy xã hội trong đó có các tư tưởng cực đoan, bạo lực khả năng vượt khỏi biên giới các quốc gia, tức vượt khỏi nhu cầu và lợi ích ngắn hạn của các quốc gia.
Có thể thấy rõ điều này qua các vụ khủng bố nhằm vào Madrid năm 2004, vào Pháp năm 2015 khi các tác giả của những lần khủng bố này đều tới Bỉ để tu luyện theo tư tưởng cực đoan, tìm kiếm đồng bọn, lên kế hoạch, trang bị phương tiện và khi cần thì trốn tránh sự truy nã của cảnh sát quốc gia.
Như vậy, những phương tiện mà EU trang bị cho mình trong lĩnh vực này chưa tương xứng với tiến bộ và thách thức mà hội nhập sâu rộng của EU mang lại cho chính nó.
Hay nói cách khác, EU đang là nạn nhân của chính sự thành công của mình và điều này sẽ buộc EU và các nước thành viên phải thay đổi cách tiếp cận nếu như họ muốn những thành quả hội nhập không trở thành công cụ của khủng bố.
Sau vụ khủng bố nhằm vào Pháp tháng 11/2015, chính phủ Pháp đã tích cực thúc đẩy một đạo luật của EU buộc các nước thành viên chia sẻ thông tin về hành khách trong các chuyến bay nội địa EU (PNR – Passenger Name Record) nhằm giám sát và ngăn chặn việc di chuyển của các phần tử cực đoan. Dù vấp phải sự phản đối của nhiều lực lượng nhưng dự luật dự kiến được Nghị viên EU thông qua vào tháng 3 này nhưng đến nay vẫn chưa được đưa vào chương trình nghị sự.
Vụ khủng bố lần này nhằm vào Brussels, nơi có trụ sở của EU và cũng là một trong những địa điểm làm việc chính thức của Nghị viện, có thể sẽ thúc đẩy việc thông qua đạo luật này.
Nói cách khác, đứng trước nguy cơ khủng bố đồng loạt, một phần được tạo thuận lợi bởi các tiến bộ trong hội nhập, EU chắc chắn sẽ có những bước đi mạnh hơn về tư pháp, an ninh nội địa và chống khủng bố.
- Vụ tấn công ảnh hưởng như thế nào đến cộng đồng người Việt tại Bỉ?
- Cho đến nay chưa có thông tin cụ thể về thiệt hại của người Việt Nam tại Bỉ. Nhưng chắc chắn vụ khủng bố có tác động không nhỏ đến tâm lý của bà con cũng như của sinh viên Việt Nam đang cư trú, học tập, lao động tại đây.
Việc Brussels phải đóng cửa như ngày 22/3 sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh, đi lại của tất cả mọi người trong đó có người Việt Nam tại đây. Việc đi lại cũng sẽ khó khăn hơn khi tâm lý lo ngại bạo lực diễn ra ở những địa điểm công cộng đông người như nhà ga, sân bay và chắc chắn điều này sẽ tác động đến tâm lý của khách du lịch Việt Nam nếu như có kế hoạch ghé thăm châu Âu và Bỉ trong thời gian này
IS đào tạo 400 tay súng tấn công châu Âu
Fox News dẫn nguồn tin tình báo của Iraq và châu Âu, IS đã huấn luyện ít nhất 400 chiến binh nhằm mục tiêu tấn công châu Âu. Chúng được điều động từ các phần tử khủng bố có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, được tổ chức linh hoạt và tương đối độc lập giống như những kẻ tấn công Paris hay Brussels. Chúng thường sử dụng các trại được thiết kế đặc biệt để thực hành mô phỏng các vụ tấn công phương Tây. Mạng lưới những phần tử khủng bố này cho thấy ngay cả khi IS thất bại trên chiến trường Iraq và Syria, chúng vẫn tiếp tục vươn vòi bạch tuộc đến tận châu Âu.
Đây không phải là lần đầu tiên châu Âu được cảnh báo về mạng lưới khủng bố trên. Trước đó, kẻ chủ mưu vụ tấn công Paris từng tuyên bố hắn đã len lỏi vào châu Âu cùng một nhóm chiến binh đa quốc gia gồm 90 tên, và những tên này vẫn đang ẩn náu chờ thời cơ ở đâu đó.
Theo Phương Loan (thực hiện)
news.zing.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Lý do của Mỹ khi mua động cơ tên lửa Nga
Theo Jpost ngày 23/2, một đại diện của Lầu Năm Góc tuyên bố Lầu Năm Góc tuyên bố lệnh cấm vận của Mỹ với Nga không có động cơ tên lửa RD180.
Lý do của Mỹ
Lầu Năm Góc đang xem xét vấn đề này cùng Bộ Tài Chính để đáp ứng yêu cầu Thượng nghị sĩ John McCain sau khi Nga cải cách phương pháp quản lý các công ty không gian của họ, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Frank Kendall cho biết.
Trước đó ngày 10/2, Chủ tịch Uỷ ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ John Maccain trong một lá thư đã đề nghị Không quân và Lầu Năm Góc làm rõ vấn đề tại sao Mỹ tiếp tục giao dịch với NPO Energomash, công ty Nga chế tạo động cơ tên lửa RD-180.
Ông Kendall cho biết trong cuộc làm việc với Bộ Tài Chính Mỹ, kết quả sơ bộ cho thấy lệnh trừng phạt không áp dụng với nếu Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin và những người chịu lệnh trừng phạt không sở hữu quá 50% và kiếm soát Energomash.
Kết quả này được Mỹ đưa ra sau khi Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cùng các cá nhân khác đã nắm quyền kiểm soát công ty NPO Energomash sau khi Nga cải tổ ngành công nghiệp không gian của mình, mà các cá nhân này lại đang chịu lệnh trừng phạt của Mỹ.
Tên lửa Atlas V sử dụng động cơ RD-180 của Nga.
"Thiếu Nga sẽ là thảm họa với Mỹ"
Việc xác định động cơ tên lửa RD-180 không nằm trong danh mục Mỹ cấm vận Nga cho thấy sự dù bất đồng với Nga trong nhiều vấn đề nhưng việc Mỹ phụ thuộc vào động cơ tên lửa do Nga sản xuất là đã được chính người Mỹ thừa nhận.
Trang DefenseTech.org dẫn nguồn tin quân sự Mỹ thừa nhận, sẽ mất rất nhiều thời gian nữa để người Mỹ mới có thể giảm lệ thuộc vào động cơ tên lửa đẩy có giá thành rẻ và cực hiệu quả do Nga sản xuất.
Theo nguồn tin này, hiện nay Không quân Mỹ đã có hợp đồng với một công ty tên United Launch Alliance (ULA), một liên doanh giữa tập đoàn Lockheed Martin và Boeing nhằm phóng vệ tinh quân sự. ULA sử dụng hai dòng tên lửa chính là Delta và Atlas V, trong đó Atlas V sử dụng động cơ dầu hỏa RD-180 của Nga.
Tuy nhiên, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và khiến quan hệ giữa Moscow và NATO trở nên căng thẳng, chính phủ Mỹ đã gấp rút tìm mọi cách giảm dần sự phụ thuộc vào động cơ tên lửa đẩy của Nga.
Nghị sĩ Mike Rogers, chủ tịch của Ủy ban Lực lượng Vũ trang Chiến lược thuộc Hạ viện Mỹ đã lên tiếng: "Chúng ta không cần loại tên lửa mới, mà cần một động cơ mới".
Hồi tháng 12/2014, Quốc hội Mỹ đã thông qua quyết định chi 220 triệu USD nhằm phát triển một loại động cơ thay thế RD-180. Trong tương lai, chính phủ có thể tiếp tục cung cấp ngân sách cho dự án này. Tuy nhiên, thời điểm một động cơ sản xuất tại Mỹ cho tên lửa Atlas V sớm nhất phải mất trên 10 năm nữa.
Ngoài ra, công ty SpaseX cũng đang phat triên tên lưa Falcon 9R với mục đích thay thế RD-80, tuy nhiên trong cuộc thử nghiệm hồi cuối năm 2014, sản phẩm của công ty này đã nổ tung ngay khi rời bệ phóng khiến chương trình bị đình trệ.
Được biết, NASA cũng tham gia vào chương trình phát triển động cơ tên lửa đẩy của Mỹ với sản phẩm Space Launch System (SLS) - động cơ tên lửa đẩy nhiên liệu rắn cực mạnh và đã được thử nghiệm thành công trên mặt đất hồi đầu năm 2015.
Theo những thông tin được NASA tiết lộ, SLS có chiều dài 54m, tải trọng lên tới 130 tấn. Việc phóng SLS tạo ra lực đẩy 1.630 tấn và sản sinh nhiệt độ cao lên tới 2.500 độ C.
Cuộc thử nghiệm được thực hiện trong 126 giây, vụ thử lần này được tiến hành trong điều kiện nhiệt độ cao (90 độ F/32 độ C). Dự kiến, cuộc thử nghiệm SLS tiếp theo sẽ được NASA thực hiện trong điều kiện nhiệt độ thấp (40 độ F/4,4 độ C).
Tuy nhiên, từ thử nghiệm thành công trên mặt đất đến ứng dụng thực tế là một khoảng cách rất xa, theo John Logsdon, nhà sáng lập kiêm giám đốc Viện chính sách vũ trụ tại Đại học George Washington cho biết.
Vì vậy, động cơ RD-180 vẫn là lựa chọn số 1 của Mỹ hiện nay: "Không có RD-180, sẽ là thảm họa cho an ninh quốc gia của Mỹ. Tên lửa đẩy Atlas V là phương tiện thiết yếu để vận chuyển các mặt hàng dân sự và quân sự vào không gian", John Logsdon nhấn mạnh.
Chúc Sơn
Theo_Báo Đất Việt
Triều Tiên tuyên bố thử thành công động cơ tên lửa Truyền thông Triều Tiên ngày 24/3 đưa tin, nước này đã thử thành công một động cơ tên lửa dùng nhiên liệu rắn dưới sự giám sát của lãnh đạo Kim Jong Un. Triều Tiên bắn thử tên lửa hồi tháng 3/2013. Ảnh: Reuters "Nhà lãnh đạo Kim Jong Un nhấn mạnh rất hài lòng vì vụ thử nghiệm thành công giúp tăng...