Hậu Giang ưu tiên nguồn vốn cho giải phóng mặt bằng
“Các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành thủ tục giải ngân vốn kéo dài các năm trước; đối với nguồn vốn năm 2021, chủ đầu tư phải ưu tiên cho công tác giải phóng mặt bằng, báo cáo kịp thời đến Ủy ban nhân dân tỉnh những vướng mắc, khó khăn liên quan tới giải phóng mặt bằng của tất cả các dự án vào mỗi tháng”.
Đây là chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang tại buổi làm việc về tiến độ giải ngân các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh diễn ra chiều 31/5.
Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang phát biểu tại buổi làm việc.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu, Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành tiếp tục vận động một hộ dân chưa bàn giao mặt bằng tiến hành bàn giao để thi công các công trình thuộc dự án Đường tỉnh 927C. Ủy ban nhân dân huyện Long Mỹ mời các sở, ngành có liên quan trao đổi, có báo cáo sau đó đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh hướng giải quyết dứt điểm vướng mắc liên quan 2 hộ dân thuộc dự án Mở rộng đường tránh thị trấn Vĩnh Viễn.
Đối với 3 dự án đường ô tô về trung tâm các xã Vĩnh Viễn A (huyện Long Mỹ), Phú Hữu, Phú Tân (huyện Châu Thành), các cơ quan liên quan có kế hoạch cụ thể về giải phóng mặt bằng, đến 15/6 phải hoàn thành kiểm đếm những trường hợp chưa kiểm đếm và đến 30/6/2021 phải thực hiện phê duyệt hết hồ sơ kiểm đếm. Với những dự án chuẩn bị đầu tư, cần sớm hoàn chỉnh các thủ tục chuẩn bị đầu tư để triển khai.
Video đang HOT
Để giám sát tiến độ thực hiện các dự án này, ông Nguyễn Văn Hòa yêu cầu Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh dựa trên các văn bản kết luận của Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh, theo dõi các văn bản báo cáo, xác định cơ quan, đơn vị nào chậm trễ để đôn đốc.
Ông Trương Minh Kiêm, Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh Hậu Giang cho biết, trong những tháng còn lại của năm 2021, đơn vị sẽ tiếp tục chỉ đạo nhà thầu tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình tại những vị trí có mặt bằng như: Đường ô tô về trung tâm xã Đông Phước A; Đường tỉnh 931; Đường Tây Sông Hậu; Đường ô tô về trung tâm các xã Phú Hữu; Phú Tân và Vĩnh Viễn A.
Bên cạnh đó, đơn vị sẽ hoàn chỉnh thủ tục phê duyệt dự án Đường tỉnh 931 (đoạn từ xã Vĩnh Viễn đến cầu Xẻo Vẹt); Đường tỉnh 926B, tỉnh Hậu Giang kết nối với tuyến Quản lộ Phụng, tỉnh Sóc Trăng. Tiêp tục tiên hành quyêt toán các dư án đã hoàn thành.
Năm 2021, tổng số vốn cho các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là trên 416,1 tỷ đồng. Nguồn vốn năm 2020 kéo dài sang 2021 là trên 40,5 tỷ đồng. Sau khi trừ vốn hoàn ứng, còn lại nguồn vốn thực hiện năm 2021 là trên 406,7 tỷ đồng.
Hiện tỉnh đang thực hiện các dự án: Đường tỉnh 927C (đoạn Quốc lộ 1 đến Nam Sông Hậu), Đường tỉnh 931 (đoạn từ xã Vĩnh Viễn đến đường Vị Thanh – Cần Thơ); Đường ô tô về trung tâm xã Đông Phước A, huyện Châu Thành; Mở rộng đường tránh thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ; Đường Tây Sông Hậu (đoạn từ đường Trần Ngọc Quế đến đường 3 tháng 2), thành phố Vị Thanh; Đường ô tô về trung tâm các xã Phú Hữu, Phú Tân (huyện Châu Thành) và Vĩnh Viễn A (huyện Long Mỹ).
Ngoài ra, tỉnh còn có các dự án chuẩn bị đầu tư gồm: Đường tỉnh 931 (đoạn từ xã Vĩnh Viễn đến cầu Xẻo Vẹt); Đường tỉnh 926B kết nối với tuyến Quản lộ Phụng Hiệp, tỉnh Sóc Trăng; Cải tạo, nâng cấp, kết nối hệ thống giao thông thủy bộ Đường tỉnh 925B và kênh Nàng Mau; Nâng cấp, mở rộng tuyến nối Cần Thơ – Hậu Giang (Quốc lộ 61C); Giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 61C. Tổng khối lượng thực hiện năm 2021 đến nay là gần 76 tỷ đồng, đạt 18,67% kế hoạch.
Hậu Giang đột phá trong cải cách hành chính
Ngày 8/4, UBND tỉnh Hậu Giang đã công bố thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Tổng đài giải đáp tự động dịch vụ công tại số 1900 86 68 95.
Ông Đồng Văn Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết: Việc Trung tâm Phục vụ hành chính công và Tổng đài giải đáp tự động dịch vụ công tỉnh, thể hiện quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo tỉnh trong việc tạo bước đột phá trong cải cách hành chính; tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổ số của tỉnh nhà.
Các đại biểu tham quan Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hậu Giang.
Để đạt kết quả tốt trong thời gian tới, ông Đồng Văn Thanh nhấn mạnh: "Từng công chức, viên chức của trung tâm phải nêu cao tinh thần, trách nhiệm, phục vụ, giúp đỡ người dân và doanh nghiệp đến giao dịch. Các sở, ngành triển khai số hóa hồ sơ, giấy tờ và kết quả giải quyết cho tất cả thủ tục hành chính được cung cấp tại trung tâm; tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, đơn giản hóa quy trình khi số hóa, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 - 4 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; cung cấp kết quả điện tử thay dần cho kết quả giấy".
Trung tâm Phục vụ hành chính công Hậu Giang được thành lập trên cơ sở kiện toàn Trung tâm hành chính công tỉnh (được thành lập từ năm 2017) theo Nghị định 61 của Chính phủ. Sau hơn 6 tháng kể từ ngày thành lập, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã giải quyết thủ tục hành chính theo nguyên tắc "4 tại chỗ": tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả; "5 tại chỗ": tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, đóng dấu và trả kết quả.
Hiện Hậu Giang có 26 thủ tục hành chính thực hiện theo nguyên tắc "4 tại chỗ" và 233 thủ tục hành chính theo nguyên tắc "5 tại chỗ" (tổng số 259/1300, đạt 20%). Số hồ sơ thực hiện đúng theo nguyên tắc "4 tại chỗ" và "5 tại chỗ" là 10.485, đạt 97% trên tổng số hồ sơ của các thủ tục hành chính đã đăng ký. Hầu hết các sở, ngành đều thực hiện tốt. Công an tỉnh Hậu Giang là đơn vị có số hồ sơ nhiều nhất được thực hiện theo nguyên tắc "5 tại chỗ" với hơn 8.400 hồ sơ.
Ưu tiên nâng cấp sớm tuyến đường Nam Sông Hậu trị giá 1.250 tỷ đồng Bộ GTVT khẳng định sẽ sớm xem xét việc đầu tư mở rộng Quốc lộ Nam Sông Hậu qua địa bàn tỉnh Hậu Giang. Một đoạn đường Nam Sông Hậu chật hẹp qua Hậu Giang. Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND tỉnh Hậu Giang và Tổng cục Đường bộ Việt Nam liên quan đến việc mở rộng tuyến đường Nam Sông...