Hậu Giang: Nuôi lươn không bùn theo cách này, 1 bể chỉ bé như cái chuồng heo cũ thu 40 triệu
Mô hình nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt của anh Nguyễn Hữu Đức, ấp Phước Hòa, xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã cho hiệu quả kinh tế cao.
Anh Nguyễn Hữu Đức là người có kinh nghiệm nuôi thủy sản. Những năm qua anh đã chuyên sản xuất con giống và nuôi thương phẩm các loại thủy sản như cá rô đồng, cá thát lát,…
Bể lót bạt nuôi lươn không bùn của gia đình anh Nguyễn Hữu Đức, xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Lươn nuôi hiện đã được 4 tháng.
Năm 2019, do nguồn sản xuất con giống thủy sản bấp bênh nên anh Hữu Đức nghỉ sản xuất cá giống và tận dụng bể ao sẵn có trải bạt để nuôi lươn không bùn với diện tích 40 m2. Sau khi nuôi trải nghiệm lứa đầu cho thấy mô hình nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt đạt hiệu quả kinh tế cao.
Hiện tại anh Hữu Đức đang nuôi 1 bể với diện tích 20m2/1.000 con lươn giống. Đến nay lươn nuôi đã được 4 tháng tuổi. Anh Hữu Đức còn chia sẻ thêm: “Mới đây tôi đã xuất bán được 1 lứa lươn thịt với 1.000 con giống, năng suất đạt 200kg với giá bán lươn thịt là 200.000 đồng/kg đã thu về 40 triệu đồng.
Video đang HOT
Theo kinh nghiệm nuôi lươn của của anh Hữu Đức, đối với loài thủy sản này dễ nuôi, thời gian nuôi chỉ khoảng 8 tháng là cho thu hoạch, giá thành chi phí cho 1kg lươn khoảng 60.000 đồng. Anh tận dụng thức ăn là các loại cá tạp xay nhuyễn trộn với thức ăn công nghiệp để làm thức ăn cho lươn.
Về dịch bệnh đối với con lươn, anh Đức chỉ chú trọng tìm nguồn con giống tốt, kích cỡ đồng đều và thường xuyên vệ sinh thay nước định kỳ cũng như cho ăn đúng thời gian, cân đối liều lượng tăng dẫn theo trọng lượng của lươn.
Với kinh nghiệm nuôi lươn không bùn trên anh Hữu Đức đã nuôi nhiều lứa lươn đạt hiệu quả kinh tế rất cao góp phần tăng thêm thu nhập kinh tế cho gia đình.
Mô hình nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt này cũng là một trong các loại mô hình góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa phương, nếu người nghèo biết tận dụng bởi ít tốn diện tích đất và chi phí đầu tư thấp.
Giá lươn thịt bán lẻ tới 260 ngàn đồng/ký, người nuôi lươn miền Tây thắng lớn
Trong khi giá nhiều loại cá và loại thủy sản nước ngọt ở mức thấp thì giá lươn thịt tại nhiều địa phương ở vùng ĐBSCL vẫn duy trì ở mức khá cao. Giá lươn thịt bán lẻ tại chợ đang ở mức từ 220.000-260.000 đồng/kg, thậm chí cao hơn
Tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh vùng ĐBSCL như: Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre... lươn thịt loại 1 (khoảng 4- 5 con/kg) được nông dân bán buôn cho thương lái và các vựa thu mua thủy sản ở mức 200.000-210.000 đồng/kg.
Lươn loại 2 có giá 170.000-180.000 đồng/kg.
Mô hình nuôi lươn trong bể lót bạt tại một hộ dân ở huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ.
Còn giá lươn thịt bán lẻ tại chợ đang ở mức từ 220.000-260.000 đồng/kg, thậm chí cao hơn.
Theo hộ dân nuôi lươn, do nguồn cung lươn thịt hạn chế và nhu cầu tiêu thụ ở mức cao.
Bên cạnh đó, thời gian qua giá lươn thịt luôn duy trì ở mức cao, đặc biệt là từ năm 2019 đến nay.
Nếu so với các năm trước đây giá lươn thịt đã tăng khoảng 40.000-50.000 đồng/kg.
Bên cạnh việc tiêu thụ tại thị trường trong nước, gần đây lươn thịt còn được đưa đi xuất khẩu.
Trong khi đó, số lượng lươn đánh bắt được trong tự nhiên ngày càng giảm.
Dù người dân đã quan tâm phát triển nuôi lươn thịt nhưng cũng chưa có nhiều để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nguyên nhân là người nuôi lươn gặp khó trong sản xuất lươn giống nhân tạo, cũng như giá lươn giống và nhiều chi phí đầu vào nuôi lươn ở mức cao.
Hiện lươn giống cỡ 300-500 con/kg có giá 4.000-5.500 đồng/con.
Đồng Tháp: Nông dân vùng biên nuôi lươn dễ như "ăn kẹo", đến đàn bà con gái cũng còn ham Khoảng 10 năm trước, anh Nguyễn Thanh Khắc (SN 1984) ngụ ấp 2, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) trở về quê sau những năm dài thuê đất trồng lúa không mang lại hiệu quả nơi đất khách, thấy nhiều anh em trong xóm nuôi lươn hiệu quả nên anh Khắc cũng gom vốn liếng nuôi lươn. Lươn là loài...