Hậu Giang: Nuôi ba ba nhung nhúc trên hầm nổi mà đổi đời
Mô hình ươm nuôi ba ba trên hầm nổi của anh Nguyễn Thành Trung ở ấp Tân Hưng, thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi thời gian nuôi ngắn, chi phí thấp, dễ nuôi và không cần nhiều diện tích.
Từ lâu nghề nuôi ba ba đã được người dân thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) chọn là nghề nuôi để phát triển kinh tế gia đình.
Với người chăn nuôi ba ba, thì việc ươm nuôi ba ba giống trong ao đất theo cách truyền thống là mô hình khá quen thuộc nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Đó là nuôi ba ba giống trong ao đất gây hao hụt nhiều vì thế nhiều hộ nuôi ba ba đã cải tiến phương pháp ươm ba ba giống trên hầm nổi mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ba ba giống mới nở tại khu nuôi ba ba của gia đình anh Nguyễn Thành Trung.
Video đang HOT
Một trong số nhiều hộ nuôi ba ba ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp thành công với mô hình ươm ba ba trên hầm nổi phải nhắc đến anh Nguyễn Thành Trung ở ấp Tân Hưng.
Với nhiều năm nuôi ba ba chuyên cung cấp ba ba giống, baba thịt cho thị trường, qua sự tìm tòi, học hỏi, cải tiến phương pháp nuôi, anh Trung đã chọn cách ươm nuôi ba ba trên hầm nổi để cung cấp con giống cho người nuôi ba ba.
Với hầm nổi diện tích 20m2, anh ươm nuôi 3.000 con ba ba với giá con giống khi mua là 3.200 đồng/con. Sau 3 tháng nuôi ba ba đạt đường kính 5 phân, với giá bán hiện tại 9.000 đồng/con, trừ các khoản chi phí anh thu lợi nhuận 10 triệu đồng.
Anh Trung chia sẻ: “Để cung cấp ba ba giống cho người nuôi thương phẩm, với phương thức nuôi này ba ba sau khi nở 1 – 2 ngày được đưa vào hầm nổi. Hầm nổi thường làm bằng tấm bạt bên ngoài dựng thêm tấm tôn hoặc tre để hầm được chắc chắn. Trong hầm nuôi nên cho thêm giá thể như dây nilon, thay nước định kỳ cho hầm từ 3 – 4 ngày một lần…”
Tổ kỹ thuật xuống hướng dẫn các hộ dân cách ươm nuôi ba ba giống.
Nuôi ba ba giống, theo anh Trung vào mùa mưa người nuôi nên thay nước ngay sau khi trời mưa để hạn chế bệnh cho ba ba.
Với cách nuôi ba ba giống trên hầm nổi sẽ quản lý tốt được dịch bệnh, giảm hao hụt con giống và giảm lãng phí thức ăn trong quá trình nuôi. Với những hộ dân có vốn và diện tích nuôi ít cũng có thể áp dụng phương pháp nuôi ba ba giống trên hầm nổi này.
Nuôi ba ba không phải là một mô hình mới ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp bởi từ hơn 10 năm trước đây đã có nhiều hộ dân khởi nghiệp từ loài vật nuôi này.
Nhưng những năm gần đây, mô hình ươm nuôi ba ba trên hầm nổi được nhiều hộ nuôi ba ba áp dụng. Với hiệu quả kinh tế mà mô hình nuôi ba ba trên hầm nổi mang lại, có thể coi đây là một mô hình điển hình để phát triển kinh tế gia đình có khả năng nhân rộng trong thời gian tới…
Hậu Giang: Trồng bí đao leo giàn mé ao, đẹp như phim, bán giá cao
Tận dụng lúc cây mía còn nhỏ, nhiều hộ nông dân ở huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) đã trồng xen bí đao chanh F1 cho leo giàn ở mé ao để cải thiện thu nhập trên cùng một diện tích canh tác.
Ông Trương Văn Hùng, ở ấp Hòa Hưng, thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), đang thu nhập ổn định với mô hình trồng bí đao chanh F1.
Bí đao chanh F1 được trồng ở mỗi đầu hàng mía, rồi làm dàn cho dây leo ra mương, ao nên không ảnh hưởng đến cây mía.
Bí đao chanh F1 từ khi trồng đến thu hoạch chỉ mất thời gian 75 ngày, sau đó thu hoạch kéo dài trong 45 ngày tiếp theo, bán với giá cao.
Mỗi công trồng bí đao chanh F1, sau khi trừ hết chi phí, nông dân ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang lãi trên 8 triệu đồng.
An Giang: Trồng sen Quan âm mang đến may mắn an lành, thương lái mua cả hoa, lá lẫn củ Thời gian qua, trên địa bàn phường Long Phú, thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang), một số bà con nông dân tận dụng diện tích vùng trũng, trồng lúa kém hiệu quả, chuyển sang trồng sen Thái hay còn gọi là sen Quan âm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Gia đình chị Võ Thị Quyến - chủ cơ sở Đại...