Hậu Giang: Làm chuồng kỳ dị, nuôi loài thú bay đêm, ban ngày thải ra thứ “phân vua”, nông dân hốt bán đắt tiền
Thời gian gần đây, nhiều nông hộ ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang phát triển mô hình nuôi dơi lấy phân bán cho các nhà vườn bón cho cây trồng. Mô hình nuôi dơi lấy phân khá đơn giản, nhưng cho hiệu quả kinh tế rất cao.
Chuồng nuôi dơi lấy phân được người nông dân ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang làm khá đơn giản.
Chuồng nuôi loài dơi ăn muỗi lấy phân có diện tích khoảng 60m2, cao khoảng 8-10m, mái lợp tôn. Phía dưới mái chuồng nuôi dơi treo khoảng 1.000 chiếc lá thốt nốt. Lá thốt nốt được kết lại thành từng mảng để làm nơi cho loài dơi trú ẩn.
Mỗi chuồng dơi ông Nguyễn Văn Chót, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) thu hoạch trên 1 giạ phân/ngày. Mỗi giạ phân dơi ông Chót bán với giá 300.000 đồng. Vậy, mỗi ngày ông Chút bán 2 giạ phân dơi thu nhập 700.000 đồng. Phân dơi là 1 trong những loại phân hữu cơ tốt nhất bởi giàu chất dinh dưỡng, giàu chất khoáng, giàu các yếu đô đa vi lượng rất tốt cho cây trồng…
Video đang HOT
Chi phí làm một chuồng nuôi dơi chưa đến 30 triệu đồng. Chuồng nuôi dơi nếu làm đúng kỹ thuật sẽ sử dụng được trong nhiều năm.
Riêng lá thốt nốt, người nuôi dơi lấy “phân vua” cứ 6 tháng sẽ được thay một lần, với chi phí 13.000 đồng/lá.
Ông Nguyễn Văn Chót, người có gần 10 năm nuôi dơi lấy phân, ở xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) cho biết: Dơi được nuôi lấy phân là loài dơi muỗi. Loài dơi này chuyên ăn các loại côn trùng trên đồng ruộng, nên phân thải ra rất tốt cho cây trồng….”.
Hiện nay, 2 chuồng dơi của gia đình ông Nguyễn Văn Chót, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang mỗi ngày thu được trên 2 giạ phân dơi.
Phân dơi sau khi ông Chót thu gom được thương lái vào tận nhà thu mua với giá 300.000 đồng/giạ. Trung bình 1 năm gia đình ông lãi trên 70 triệu đồng từ nghề nuôi dơi, bán phân dơi…
Hậu Giang: Từ mảnh vườn khuất sau nhà, làm chuồng nuôi dơi bé tí mà cũng có 50 triệu đồng
Ông Nguyễn Thanh Bình, ấp 4, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang tận dụng mảnh vườn khuất phía sau cách xa khu nhà ở để nuôi dơi lấy phân. Không ngờ chuồng dơi bé tí, chỉ 30m2 lại đem về cho gia đình ông hơn 50 triệu đồng/năm.
Một góc quanh khu chuồng nuôi dơi lấy phân của ông Nguyễn Thanh Bình.
Ông Nguyễn Thanh Bình tại ấp 4, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang tận dụng mảnh vườn khuất phía sau cách xa khu nhà ở để nuôi dơi lấy phân. Chỉ với diện tích nuôi 30m2, thế mà mỗi năm gia đình ông cũng có thu nhập hơn 50 triệu đồng.
Chuồng dơi được ông Bình làm hết sức đơn giản với diện tích khoảng 30m2, cao khoảng 9m, mái lợp tôn. Xung quanh chuồng, ông treo khoảng 1.000 lá thốt nốt được kết lại để làm nơi trú ẩn cho những con dơi.
Ông Bình cho biết: Chi phí làm chuồng dơi chưa đến 20 triệu đồng nhưng sử dụng được trong nhiều năm. Riêng phần lá thốt nốt, cứ khoảng 5 - 6 tháng thay một lần với chi phí hết 10.000 đồng/lá.
Ông chia sẻ thêm: Dơi được nuôi lấy phân chủ yếu là dơi muỗi ăn côn trùng ngoài đồng ruộng. Phân dơi rất tốt cho cây trồng. Hiện nay xu thế người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng thực phẩm xanh, sạch, do đó việc cho ra đời các sản phẩm phân bón hữu cơ, trong đó có phân dơi đang rất được ưu chuộng.
Hiện nay, do chuồng dơi của ông Bình xây dựng chưa lâu nên số lượng dơi về trú ngụ chưa nhiều. Mặc dù vậy, mỗi ngày gia đình ông cũng thu về được khoảng giạ phân (10kg). Với giá bán 500.000 đồng/dạ, trừ đi chi phí và khấu hao chuồng dơi thì mỗi năm lợi nhuận mang lại cho gia đình ông hơn 50 triệu đồng.
Phân dơi được xem là loại phân hữu cơ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Đặc biệt trong phân dơi có lượng N-P-K khá cao, trong đó hàm lượng Photpho cao nhất. Đây được xem là điều khác biệt nhất của phân dơi so với các loại phân hữu cơ khác. Ngoài ra trong phân dơi có chưa các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng. Trong phân dơi có chứa vô số các lợi khuẩn có lợi cho đất và tiêu diệt các loại côn trùng có hại cho cây. Chính vì những khác biệt trên mà phân dơi được nhiều người tìm kiếm để mua.
Trong phân dơi có chứa các vi khuẩn có lợi cho sự phát triển của cây trồng, có thể ngăn chặn được cac loại côn trùng gây hại cho đất nên khi sử dụng phân dơi, mọi người sẽ không phải sử dụng các loại thuốc hóa học khác. Do đó việc trồng các loại cây rau ăn quả vô cùng tiết kiệm cho các khoản chi phí hóa học khác mà lại đảm bảm lượng rau hoa quả cực kỳ tươi sạch.
Tân Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ là ai? Ngày 15/10, HĐND thành phố Cần Thơ khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 tiến hành kỳ họp thứ 18 (kỳ họp chuyên đề). Ông Lê Quang Mạnh và ông Trần Việt Trường nhận hoa chúc mừng Tại kỳ họp, các đại biểu thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ đối với ông Lê Quang Mạnh, Bí thư Thành...