Hậu Giang khuyến cáo dân không ra đường sau 20h, không tự ý ra vào tỉnh
Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang vừa ký quyết định nới lỏng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 19. Địa phương này vẫn quy định người dân không được tự ý di chuyển ra vào tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh ban hành quyết định áp dụng biện pháp giãn cách theo Chỉ thị 19 trên toàn tỉnh, từ 12h ngày 2/10 đến khi có thông báo mới, trừ các khu vực, địa phương đang còn phong tỏa để phòng dịch.
Quyết định nêu rõ, người dân Hậu Giang không được ra đường từ 20h hôm trước đến 4h hôm sau. Chính quyền Hậu Giang cho hoạt động thể thao ngoài trời; các sự kiện tập trung, đám hỏi, cưới, tang được tổ chức nhưng không quá 20 người.
Cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ, buôn bán, khách sạn, lưu trú, dịch vụ ăn uống được hoạt động nhưng phải thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch.
Từ trưa nay 2/10, Hậu Giang nới lỏng giãn cách theo Chỉ thị 19 nhưng dân chưa được tự ý ra vào tỉnh (Ảnh C.K).
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được phục vụ tại chỗ nhưng phải thực hiện giãn cách; bố trí mỗi bàn không quá 4 người… Không kinh doanh phục vụ tại chỗ các loại thức uống có cồn.
Ông Đồng Văn Thanh- Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang chỉ đạo người dân trong tỉnh Hậu Giang được đi lại giữa các địa phương (trừ khu vực đang thực hiện phong tỏa hoặc thiết lập cách ly y tế)… Hậu Giang gỡ bỏ các chốt chặn kiểm soát di chuyển giữa các địa bàn liên vùng xanh.
Người dân không tự ý đi ra ngoài tỉnh Hậu Giang, trường hợp cấp bách phải được sự cho phép bằng văn bản của Sở Chỉ huy phòng, chống dịch.
Các chuyên gia, công nhân, người tham gia thực hiện công trình, dự án đầu tư trên địa bàn Hậu Giang, nếu đã tiêm đủ liều vắc xin và có kết quả xét nghiệm âm tính còn hiệu lực phải theo dõi sức khỏe tại nơi làm việc, lưu trú trong 7 ngày, thực hiện quy định 5K, khai báo với cơ quan y tế, thực hiện xét nghiệm 2 lần.
Nhà đầu tư đến làm việc tại Hậu Giang phải có văn bản gửi đến UBND tỉnh trước và đảm bảo các điều kiện gồm: tiêm đủ liều vắc xin, có kết quả xét nghiệm âm tính, được bố trí ở và làm việc tại địa điểm lưu trú có phương án phòng, chống dịch theo quy định.
Video đang HOT
Sáng 2/10, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều ký quyết định áp dụng thực hiện giãn cách xã hội theo mức độ nguy cơ trên toàn tỉnh này (Ảnh: Huỳnh Hải).
Cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều ký quyết định thực hiện giãn cách xã hội theo mức độ nguy cơ trên toàn tỉnh. Cụ thể, kể từ 0h ngày 3/10 cho đến khi có thông báo mới, tỉnh này áp dụng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 đối với 4 địa bàn, gồm: phường 1, 2, 5 (TP Bạc Liêu) và thị trấn Châu Hưng (huyện Vĩnh Lợi).
Trong khi đó, 60 xã, phường, thị trấn còn lại trên toàn tỉnh áp dụng thực hiện Chỉ thị 19.
Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu yêu cầu các sở, ngành, địa phương thực hiện phong tỏa cách ly y tế cục bộ trên tinh thần “hẹp và chặt” tại các khu vực, các địa điểm có nhiều F0 hoặc có nguy cơ rất cao.
Yêu cầu quản lý thật chặt “vòng ngoài”, kiểm soát chặt chẽ tất cả các trường hợp người ra, vào tỉnh và các phương tiện vận chuyển hàng hóa vào tỉnh. Lưu ý tất cả mọi người không được di chuyển ra, vào tỉnh khi chưa được sự cho phép của Chủ tịch UBND tỉnh. Thực hiện nghiêm túc các biện pháp cách ly đối với người từ các tỉnh, thành có dịch vào tỉnh.
Với “vòng trong”, phải kiểm soát tốt, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm công tác phòng, chống dịch, trong đó cần quản lý thoáng nhưng đảm bảo hiệu quả.
Đối với các địa bàn áp dụng Chỉ thị 15, từ 21h tối hôm trước đến 4h sáng hôm sau mọi người dân hạn chế ra đường, trừ những trường hợp theo quy định.
Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu yêu cầu Sở Y tế và các địa phương tiếp tục xét nghiệm tầm soát Covid-19 trong cộng đồng, nhất là việc lấy mẫu ngẫu nhiên đối với các đối tượng trên địa bàn quản lý.
Người dân Bạc Liêu tự phát về quê được tiếp nhận vào cách ly tập trung vào ngày 1/10 (Ảnh: CTV).
Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bạc Liêu, đến nay đã có hàng trăm người từ các vùng dịch về tỉnh và dự kiến trong những ngày tới sẽ tiếp tục có nhiều người ngoài tỉnh về quê.
Trước hình hình này, tỉnh Bạc Liêu đề nghị các huyện, thị xã, thành phố chuẩn bị các khu cách ly tập trung với quy mô 1.000 giường, huy động các lực lượng đoàn thể, người dân làm công tác hậu cần, ăn uống cho người cách ly.
Bên cạnh đó là tiến hành phân loại người tiêm 2 mũi, một mũi và chưa tiêm vắc xin để có hướng xử lý; đồng thời, cho test sàng lọc ngay để tách F0 và có phương án cách ly tại nhà.
Trình Quốc hội chủ trương đầu tư cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025
Theo Bộ Giao thông vận tải, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể vừa ký tờ trình báo báo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư.
Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Túy Loan. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Đầu tư trước 9 dự án thành phần
Theo tờ trình của Chính phủ, để hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, trong giai đoạn 2021 - 2025 cần đầu tư toàn bộ 12 dự án thành phần, chiều dài khoảng 729 km, gồm các đoạn: Hà Tĩnh - Quảng Trị (267 km), Quảng Ngãi - Nha Trang (353 km) và Cần Thơ - Cà Mau (109 km) đi qua địa phận 12 tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Theo tính toán sơ bộ, toàn bộ 12 dự án thành phần đầu tư giai đoạn phân kỳ (quy mô 4 làn xe) theo hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP), tổng mức đầu tư khoảng 154.527 tỷ đồng, trong đó vốn góp của Nhà nước khoảng 73.495 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Chính phủ đánh giá, trong điều kiện nguồn lực nhà nước còn khó khăn; đồng thời phải cân đối, dành nguồn lực đầu tư cho các vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực, vùng khó khăn và thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng, cấp bách khác nên chưa thể cân đối đủ nguồn vốn nhà nước để đầu tư ngay toàn bộ 12 dự án thành phần còn lại trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông trong giai đoạn 2021 - 2025.
Sau khi cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng về nguồn lực, kết quả dự báo nhu cầu vận tải, khả năng đáp ứng năng lực khai thác của các tuyến đường hiện hữu, Chính phủ lựa chọn phương án đầu tư xây dựng 9/12 dự án thành phần trong giai đoạn 2021 - 2025 dài 552 km, gồm: Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Hoài Nhơn - Quy Nhơn, Quy Nhơn - Chí Thạnh, Chí Thạnh - Vân Phong, Vân Phong - Nha Trang, Cần Thơ - Hậu Giang, Hậu Giang - Cà Mau.
Đối với 3 dự án thành phần còn lại dài 177 km (Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh, Vạn Ninh - Cam Lộ) sẽ tiến hành triển khai công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, còn lại cấu phần xây dựng sẽ triển khai đầu tư khi cân đối được nguồn vốn Nhà nước, trường hợp khó khăn sẽ chuyển tiếp đầu tư giai đoạn 2026 - 2030.
Về tiến độ thực hiện, Chính phủ đề xuất tiến hành chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2021 và cơ bản hoàn thành vào năm 2025; các dự án thành phần trên đoạn Vũng Áng đến Cam Lộ hoàn thành trước năm 2030.
Đầu tư toàn bộ theo hình thức PPP
Theo tờ trình của Chính phủ, 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 được đề xuất triển khai theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao)
Riêng đối với công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư 3 dự án thành phần đoạn Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh và Vạn Ninh - Cam Lộ tách thành các dự án độc lập để triển khai trong giai đoạn 2021 - 2025 theo hình thức đầu tư công.
Theo tính toán của Chính phủ, tổng mức đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 124.619 tỷ đồng (vốn hỗ trợ nhà nước khoảng 61.628 tỷ đồng). Trong đó, tổng mức đầu tư của 9 dự án được đề xuất đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 120.035 tỷ đồng và 3 dự án thực hiện giải phóng mặt bằng, tái định cư khoảng 4.584 tỷ đồng.
Về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 được phân kỳ đầu tư theo quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m, tốc độ thiết kế 80 - 120 km/h.
Dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy mô 6 làn xe, riêng đoạn Cần Thơ - Cà Mau theo quy mô 4 làn xe như quy hoạch đã được phê duyệt. Kinh phí giải phóng mặt bằng, tái định cư khoảng 19.097 tỷ đồng.
Trong tờ trình này, Chính phủ kiến nghị Quốc hội chấp thuận một số cơ chế, chính sách triển khai đầu tư dự án. Cụ thể, giao Chính phủ chủ động cân đối nguồn vốn phù hợp, căn cứ quy mô của từng dự án thành phần, tổ chức triển khai các thủ tục đầu tư đối với cấu phần xây dựng 3 dự án thành phần đoạn Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh, Vạn Ninh - Cam Lộ theo quy định của pháp luật đầu tư công, pháp luật về đầu tư PPP, đáp ứng mục tiêu sớm hoàn thành toàn tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Chính phủ cũng kiến nghị Quốc hội giao Chính phủ quyết định mức vốn, tỷ lệ vốn nhà nước tham gia đối với từng dự án thành phần theo điều kiện cụ thể của từng dự án trước khi phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, bảo đảm tổng mức vốn nhà nước tham gia dự án không vượt quá mức vốn nhà nước được Quốc hội thông qua; báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện tại Kỳ họp gần nhất.
Ngoài ra, Chính phủ kiến nghị Quốc hội giao Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc chuyển đổi hình thức đầu tư trong trường hợp triển khai các dự án thành phần theo phương thức PPP không thành công...
Bà Rịa-Vũng Tàu: Học sinh tiếp tục học trực tuyến trong tháng 10 Ngày 30.9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, đã tham mưu trình tỉnh xem xét kế hoạch học tập của học sinh trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Theo đó trong tháng 10.2021 học sinh trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục học trực tuyến, trừ huyện Côn Đảo cho phép học sinh...