Hậu Giang: Khốn khổ, bán 10kg mía mới đủ uống cốc… trà đá
Trước đây, khi vào vụ thu hoạch mía, Hậu Giang có đến 3 nhà máy đường hoạt động, với tổng công suất ép gần 9.000 tấn mía/ngày đêm.
Tuy nhiên, vụ mía này, chỉ còn có một nhà máy hoạt động, với công suất ép 3.500 tấn mía/ngày đêm, khiến lượng mía tồn trên ruộng còn rất cao.
Người dân thua lỗ nặng
Vào những ngày này, người dân ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), vùng mía có quy mô lớn nhất ở miền Tây với 6.700ha đang vào vụ thu hoạch. Tuy nhiên, ai nấy cũng buồn rầu vì giá bán thấp và thua lỗ nặng.
Gặp phóng viên, bà Lý Thị Hiền ngụ ở ấp Long Sơn 2, xã Long Thạnh cho biết, gia đình bà có 2.000m2 đất trồng mía. Hiện, số diện tích này đang được thu hoạch và bán với giá 400 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, bà Hiền thua lỗ khoảng 6 triệu đồng.
Ruộng mía của bà Lý Thị Hiền đang được thu hoạch. Ảnh: Huỳnh Xây
Ông Lý Út Nhiều cùng ở ấp Long Sơn 2, xã Long Thạnh cho biết, gia đình ông có tổng cộng 2.000m2 trồng mía. Hiện, diện tích mía trên đã quá thời gian thu hoạch hơn một tháng và bị ngập nước do ảnh hưởng của đợt triều cường vừa qua. Rất may, ông đã kiếm được thương lái bán với giá 400 đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí, ông thua lỗ khoảng 6 triệu đồng.
Video đang HOT
“Bán cho nhà máy đường với giá cao hơn (khoảng 500 đồng/kg, người dân nơi đây không bán được trực tiếp với nhà máy mà phải thông qua thương lái – PV) nhưng phải tốn thêm tiền thuê nhân công với giá 240 – 250 đồng/kg mía. Vì vậy, tôi quyết định bán cho thương lái” – ông Nhiều chia sẻ thêm.
Do nhiều năm lỗ nặng từ việc trồng mía, ông Nhiều quyết định, vụ sau sẽ trồng loại cây khác, với hy vọng sẽ có lời, để trả nợ cho cửa hàng vật tư nông nghiệp và dần cải thiện cuộc sống.
Ngành chức năng và doanh nghiệp nói gì?
Khi phóng viên hỏi về tiến độ thu hoạch mía ở địa phương, ông Trần Văn Tuấn – Trưởng phòng NNPTNT huyện Phụng Hiệp cho biết, đến nay, toàn huyện này đã thu hoạch được 1.700ha, trong đó có 1.300ha được bà con bán mía chục, tức là đốn mía xong bó lại thành chục bán cho thương lái. Các thương lái này sẽ chở đi TP.HCM bán lại cho các điểm bán nước mía. Còn lại 450ha bán cho nhà máy đường.
Theo ông Tuấn, năm nay, ở địa phương chỉ còn 1 nhà máy mía đường hoạt động, 2 nhà máy còn lại đã đóng cửa, do đó tiến độ thu hoạch rất chậm.
“So với cùng kỳ năm trước thì chậm hơn 2.000ha. Hiện bà con cần thu hoạch gấp từ 2.000 – 2.100ha vì số diện tích này mía đã đạt chữ đường cao rồi, nếu khoảng nửa tháng nữa không thu hoạch kịp mía sẽ xuống lá, khô héo rồi chết dần” – ông Tuấn nói.
Theo phóng viên tìm hiểu, trước đây, khi vào vụ thu hoạch mía, Hậu Giang có đến 3 nhà máy đường hoạt động với tổng công suất ép gần 9.000 tấn mía/ngày, đêm. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, mùa thu hoạch 2019-2020, tỉnh này chỉ còn có một nhà máy đường nằm ở huyện Phụng Hiệp của Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ hoạt động, với công suất ép 3.500 tấn mía/ngày, đêm, khiến lượng mía tồn trên ruộng lớn.
Theo đại diện Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ, phía công ty có 2 nhà máy sản xuất đường nhưng do diện tích vùng nguyên liệu tại địa phương giảm khoảng 2.000ha so với vụ trước nên phải cho đóng cửa một nhà máy ở thị xã Vị Thanh (Hậu Giang).
Ông Trần Ngọc Hiếu – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ nói: “Khi thị trường đường có chuyển biến giá tốt thì chúng tôi sẽ lập tức xem xét, chia sẻ bằng cách nâng giá mua mía với người dân. Về diện tích hơn 2.100ha mía ùn ứ, cần gấp rút thu hoạch, tôi đã có phương án nhờ nhà máy đường ở tỉnh Sóc Trăng đưa vào hoạt động trong thời gian sớm nhất, có thể tiêu thụ 2.400 tấn/ngày cho nông dân Phụng Hiệp”.
Theo Danviet
Mưa lũ còn diễn biến phức tạp
Trong khi các tỉnh Nam Trung bộ đang dồn sức khắc phục hậu quả của đợt bão lũ vừa qua thì từ đêm 1 đến chiều 2-11, địa bàn các tỉnh Trung Trung bộ xảy ra mưa to đến rất to khiến cho nhiều nơi bị ngập sâu, chia cắt.
Ở Đà Nẵng, mưa lớn liên tục đã làm cho nhiều tuyến đường như: Hàm Nghi, Nguyễn Văn Linh, Hà Huy Tập, Tô Ngọc Vân, Văn Cao... bị ngập sâu trong nước 0,3 - 0,5m, gây cản trở và ách tắc giao thông, có nơi nước ngập tràn vào nhà dân. Riêng tại khu vực phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu), mưa lớn gây ngập sâu 5 khu dân cư.
Nhiều nhà, nước tràn vào gây hư hỏng các đồ dùng, thiết bị. Trong sáng 2-11, chính quyền địa phương huy động lực lượng công an, dân quân tự vệ, đoàn thanh niên... đến hỗ trợ một số người dân ra khỏi vùng nguy hiểm, ngập sâu; di chuyển đồ đạc người dân đến nơi khô ráo. Bên cạnh đó, nước từ thượng nguồn sông Vu Gia đổ xuống mang theo lượng lớn rác, tràn vào các bãi biển Đà Nẵng.
Ông Phạm Thanh Phúc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Môi trường đô thị TP Đà Nẵng, cho biết, đã có hơn 10.000 tấn rác tấp vào bãi biển Đà Nẵng, công ty đã huy động toàn bộ công nhân túc trực, dọn dẹp.
Trong 2 ngày qua, địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Trị có mưa to, nước trên một số sông suối dâng cao, chảy xiết làm ngập nhiều cầu, ngầm tràn, gây nguy hiểm cho người, phương tiện qua lại. Nước chảy xiết đã cuốn trôi bà Hồ Thị Thiền (ở thôn Xa Vi, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị).
Lực lượng biên phòng, dân quân tự vệ và người dân nỗ lực sửa chữa kè biển xã Nhơn Hải, Bình Định. Ảnh: NGỌC OAI
Ngày 2-11, ông Trần Châu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, đã ký, ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở kè biển xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn do trước đó, cơn bão số 5 đã làm sạt lở hoàn toàn 120m kè biển ở xã Nhơn Hải, uy hiếp hàng trăm hộ dân nơi đây. Tỉnh đang lên phương án di dời khẩn cấp người dân ở khu vực nguy hiểm thuộc thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải, đến nơi an toàn.
Cũng trong ngày 2-11, nước lũ tại các vùng thấp trũng, các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, An Lão (Bình Định) rút chậm; nhiều công trình, nhà dân, trường học vẫn đang bị ngập sâu. Cầu An Liên (huyện An Lão) bị mưa lũ cuốn sập, gây chia cắt các trường: Phổ thông dân tộc bán trú Đinh Nỉ, Tiểu học An Vinh, Mẫu giáo An Vinh, Tiểu học An Dũng, Mẫu giáo An Dũng khiến giáo viên, học sinh không thể đến lớp.
Ông Đào Đức Tuấn, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định, cho biết, trong ngày 2-11, sở chỉ đạo các trường, địa phương nỗ lực huy động nhiều nguồn lực khắc phục công trình, trường học hư hỏng, tạm ổn định để học sinh đến lớp. Đồng thời giao hiệu trưởng các trường đang bị ngập thường xuyên theo dõi, kịp thời chỉ đạo công tác dọn lũ, đáp ứng việc giảng dạy, học tập của các giáo viên và học sinh...
Ông Phan Văn Khiêm, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, cho biết, đã thống kê được 99 ngôi nhà dân bị bão số 5 đánh sập, ước tính thiệt hại gần 5 tỷ đồng. Địa phương đang tập trung bố trí nơi ở mới tạm thời cho các hộ dân có nhà sập.
Chiều 2-11, Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia cảnh báo, trên khu vực giữa biển Đông vừa xuất hiện một vùng áp thấp, vị trí trung tâm ở vào khoảng 11 - 12 độ vĩ Bắc đến 115 - 116 độ kinh Đông. Như vậy, đây là một áp thấp có tọa độ hoạt động thấp, có xác suất cao ảnh hưởng tới vùng biển ở phía Nam cũng như Nam bộ, Trung bộ khi hướng về phía đất liền.
Dự báo, trong 24 - 48 giờ tiếp theo, vùng áp thấp có khả năng cao mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Ngày 3-11, ở khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra gió giật mạnh cấp 6 - 7. Khu vực Bắc biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8; sóng biển cao 2 - 3m; biển động.
Do tác động của áp thấp và dải hội tụ nhiệt đới, từ rạng sáng 3-11 đến ngày 5-11, ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên sẽ có mưa rất to (có nơi trên 200mm); trong khi Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Từ ngày 6 đến 10-11, mưa lớn ở các tỉnh Trung Trung bộ và Nam Trung bộ tiếp tục diễn biến rất phức tạp.
LÊ NGUYÊN - NGỌC OAI - VĂN PHÚC
Theo SGGP
Lãi thấp "bóp nghẹt" cây mía, nông dân càng trồng càng nghèo Cây mía có tỷ lệ diện tích canh tác tính trên đầu người cao nhất tỉnh Tây Ninh, nhưng lại cho lợi nhuận và giá trị gia tăng thấp nhất trong các cây trồng truyền thống. Vì thế, dự thảo Đề án chuỗi giá trị của Tây Ninh đã đề xuất cây mía thuộc nhóm không khuyến khích sản xuất và giảm dần...