Hậu Giang: Chưa học đến cấp 3 vẫn liều bỏ ra tiền tỷ nuôi cấy mô lan rừng quý hiếm
Anh Nguyễn Văn Trung, ở ấp Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành ( tỉnh Hậu Giang), đã nuôi cấy mô thành công nhiều giống lan rừng quý hiếm nhờ ứng dụng khoa học công nghệ
Là một thanh niên thành đạt sở hữu gần 2ha vườn trồng cây ăn trái và nghề quay phim, nhiếp ảnh phục vụ tiệc cưới, lễ hội…nên thu nhập của anh Trung khá ổn định, có thể đủ để nuôi sống được bản thân và gia đình.
Thế nhưng, với niềm đam mê cây cảnh, năm 2018, anh Trung quyết định đầu tư vốn lên đến hơn 3 tỉ đồng để mua trang thiết bị máy móc, xây dựng vườn ươm và phòng nuôi cấy mô, nuôi cấy mô nhiều giống lan rừng quý hiếm.
Anh Trung và chị Chi, ấp Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang) đang kiểm tra chất lượng phôi mô lan rừng quý hiếm trong phòng ươm cây giống.
Ban đầu, anh Trung chọn những cây lan khỏe mạnh, sạch bệnh để làm giống nuôi cấy mô. Mô của cây hoa lan cần lấy giống được đem khử trùng, cho vào ống nghiệm chứa môi trường nuôi cấy.
Môi trường này chứa chất kích thích sinh trưởng với nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…thích hợp để tái sinh các bộ phận của cây hoa lan. Sau 4 tháng khi cây hoa lan con phát triển hoàn chỉnh, với kích thước trung bình từ 5-10cm/cây thì có thể xuất bán cho người trồng.
Hiện tại, các giống hoa lan nuôi cấy mô của anh Trung đã có thị trường đầu ra ổn định với nhiều khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận. Trung bình, mỗi năm anh xuất bán được hơn 1,2 triệu cây hoa lan giống, tương đương hơn 30.000 chai lan cấy mô, với giá 200.000 đồng/chai 40 cây.
Từ đó, mức thu nhập hộ gia đình anh Trung cũng được nâng lên từ vài trăm triệu đồng/năm trước đây, nay đã tăng lên gần 1 tỉ đồng/năm từ 2 nguồn thu chính là vườn và bán cây hoa lan giống.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Trung cho biết những ngày đầu bước vào nghề làm lan cấy mô, do chưa am hiểu nhiều về kỹ thuật nuôi cấy mô, trồng lan nên gặp không ít khó khăn do lan bị nhiễm bệnh. Vợ anh, chị Đinh Thị Kim Chi rầu lo sợ mất vốn đến mất ăn, mất ngủ ốm đi thấy rõ.
Còn anh Trung thì như không hề gì, cứ kiên nhẫn lặng thầm tìm nguyên nhân để khắc phục. Cuối cùng anh cũng chọn lọc được một số giống phong lan cấy mô cho ra ngoài để chiết và cho sinh trưởng trong môi trường tự nhiên sống khỏe mạnh, được nhiều khách hàng ưa chuộng đặt mua.
Video đang HOT
Anh Trung cho rằng, ưu thế của nuôi lan cấy mô là tạo ra một số lượng lớn lan trong diện tích nhỏ, tạo ra giống lan sạch bệnh trong thời gian ngắn. Ngoài ra, với những giống phong lan cấy mô khi bán giá thành rẻ hơn nhiều so với các giống lan khai thác ngoài tự nhiên.
Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi lan cấy mô không tốn nhiều thời gian chăm sóc, không tốn nhiều phân thuốc nên người đam mê trồng hoa lan có thể áp dụng làm theo. Bằng phương pháp ứng dụng khoa học công nghệ cao như hiện nay nên nhu cầu người tiêu dùng giống lan rừng ngày càng nhiều.
Có thể nói, bước đầu anh Trung đã gặt hái được thành công trên con đường khởi nghiệp tại quê nhà, nhờ nắm bắt kịp thời xu thế phát triển từ giống lan rừng có nguồn gốc hoang dã, nhưng nguồn lợi kinh tế thì khá cao.
Câu chuyện khởi nghiệp thành công đầy thú vị của đôi vợ chồng trẻ Nguyễn Văn Trung và Đinh Thị Kim Chi đã làm cho không ít bà con, hàng xóm của anh chị khá bất ngờ.
Bởi hầu như ở đây ai cũng biết anh chị đều là nông dân chân chất, trình độ học vấn mỗi người chưa học hết cấp 3. Anh chị cũng chưa từng tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ nuôi lan cấy mô, trồng lan rừng lần nào, vậy mà vẫn cầm tay chỉ việc được cho gần chục người làm công việc cấy mô trong 3 phòng thiết bị đầy máy móc hiện đại.
Tâm sự với tôi, chị Huyền người địa phương và cũng là người làm công cho anh Trung cho biết công việc trong phòng cấy mô hoa lan không nặng nhưng đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ qua những thân cây nhỏ như hạt cám.
Những ngày đầu chị chưa biết gì, nhờ có sự tận tình hướng dẫn của vợ chồng anh Trung mà hiện nay chị và một số anh chị em khác đã thành thục tay nghề. Hiện tại, một người có thể cấy được hơn 40 chai lan giống/ngày, được anh Trung trả công với mức lương 5 triệu đồng/tháng.
Chị Huyền thừa nhận nghề làm cây giống hoa lan rừng cấy mô này nếu không có niềm đam mê không chắc gì làm được. Tuy tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ, nhưng nhờ sự đồng lòng của anh Trung và chị Chi đã gặt hái được nhiều thành công với giống lan rừng quý hiếm nuôi cấy mô.
Một cán bộ địa phương cho biết, mô hình nuôi lan cấy mô của anh Trung tuy mới nhưng cho hiệu quả kinh tế cao vì giá cả lẫn đầu ra đều ổn định.
Hoa lan là loại cây cảnh vừa mang tính giải trí, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong khi nhu cầu hoa lan trên thị trường ngày càng phổ biến, nhất là hoa lan rừng. Vì vậy, việc phát triển mô hình nuôi lan cấy mô của anh Trung tới đây rất có tiềm năng và triển vọng…
Bất ngờ: Trai đẹp chơi lan rừng, có lan Giả hạc Châu Như mà ra...tiền tỷ ở Đồng Nai
Khoảng 2-3 năm trở lại đây, thú chơi lan rừng bỗng dưng "dậy sóng". Có những người mê lan rừng sẵn sàng bỏ ra từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng để mua một chậu lan rừng "hàng độc".
Thú chơi này đã giúp người chơi có thể kiếm khoản tiền lớn từ trao đổi, mua bán.
Anh Tuấn trong vườn lan rừng của mình ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Hương Giang
Những ông chủ lớn trồng lan rừng ở Đồng Nai đều xuất phát từ đam mê. Họ không ngại đầu tư vườn, săn lùng các giống lan rừng quý hiếm về trồng để vừa thỏa mãn đam mê, sau đó nhân giống và nhượng lại cho những người cùng chung sở thích.
Những "kẻ" mê lan rừng
Không chỉ nổi danh là "vua gà" Đông Tảo ở khu vực Đông Nam bộ, ông Vu Ngoc Tuân ở âp Hoa Binh, xa Đông Hoa (huyên Trang Bom, tỉnh Đồng Nai) còn là một "tay chơi" lan rừng nổi danh trong vùng.
Theo lời ông Tuấn, đây là nghề tay ngang và ông mới "chơi" được hơn 3 năm nay. Ông mê lan rừng từ thời trẻ nhưng ít có điều kiện đầu tư cho thú chơi tốn kém này. Khi kinh tế dư dả, ông bắt tay ngay vào đầu tư vườn chỉ chuyên trồng lan rừng, từ những giống bình thường đến loài quý hiếm.
Một giống lan rừng quý hiếm tại vườn của anh Tuấn ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Hương Giang
Ông Tuấn kể: "Lúc đầu tôi trồng lan rừng chỉ để thỏa mãn sở thích của mình. Nhưng khi những cây lan rừng hàng "độc" ra hoa, tôi chụp hình chia sẻ để bạn bè mê lan rừng cùng chiêm ngưỡng. Nhiều người đã đề nghị tôi nhượng lại hoặc ươm giống, tôi bắt đầu mua bán, trao đổi để chia sẻ những cây lan đẹp với mọi người".
Với những chậu lan rừng hàng "độc, lạ", người chơi có thể chi ra từ vài chục đến vài trăm triệu đồng để mua. Ông Tuấn cũng từng bỏ ra gần 40 triệu đồng chỉ để mua 1 gốc lan rừng đã héo về trồng. Khi ông dưỡng được gốc lan quý trên nảy mầm, có người chơi đã đề nghị mua lại với giá hơn 100 triệu đồng nhưng ông chưa bán.
Vì những cây lan rừng hiếm, chăm đến khi ra hoa, gia chủ vừa được ngắm hoa; giá trị của cây hoa khi ấy có thể tăng gấp 2-10 lần so với khi còn là mầm cây.
Theo ông Tuấn, những cây lan rừng quý hiếm gặp những khách mê lan có khi họ sẵn sàng chi ra 1-2 tỷ đồng để mua. Gần đây, ông Võ Thành Tuyên ở tỉnh Bình Thuận đã chuyển nhượng cho Câu lạc bộ hoa lan đột biến sông Hàn (Đà Nẵng) gốc lan rừng với giá 6,8 tỷ đồng.
"Tôi không may mắn có được những cây lan giá trị cao như vậy nhưng cũng có được một số loại quý hiếm giá từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng" - ông Tuấn nói. Hiện ông Tuấn có bộ sưu tập hơn ngàn chậu lan rừng với hàng trăm loại khác nhau, vừa bán lẻ vừa cung cấp sỉ ra thị trường.
Săn lùng giống lan rừng quý hiếm
Anh Vũ Đức Kính (xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) là một người trồng lan rừng nổi danh ở Đồng Nai. Hiện anh Kính đã có trên 800 chậu lan rừng các loại, trong đó có những loại quý hiếm giá trên 100 triệu đồng/chậu.
Hơn 6 năm trước, anh Kính bắt tay vào săn tìm các loài lan rừng quý hiếm về trồng để thỏa niềm yêu thích. Sau đó, có những người mê lan rừng trong và ngoài tỉnh biết, tìm đến chiêm ngưỡng và đặt mua. Vườn lan của anh Kính trở thành địa chỉ cung cấp các loại lan rừng.
Anh Kính trong vườn lan rừng của mình ở huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Hải Quân
Hiện trong vườn anh Kính, loài lan rừng có giá trị cao nhất là Giã hạc Châu Như, bông màu trắng hồng có giá hơn 100 triệu đồng/cây.
Ngoài ra, anh còn nhiều loại lan rừng quý hiếm khác như: hài, hoàng thảo kèn, cát, giã hạc nhiều màu... Giá trị của lan rừng phụ thuộc vào màu sắc, độ độc, lạ của bông. Đơn cử như cùng giống lan giã hạc nhưng có cây giá 10 triệu đồng, song cũng có cây giá lên đến 200 triệu đồng.
Hay như giống lan rừng cát Linda có cây giá 500 ngàn đồng, nhưng có cây giá lên đến 50 triệu đồng... Mỗi năm nhờ mua bán lan, anh Kính thu lời từ 500-600 triệu đồng.
Anh Kính chia sẻ: "Tôi đến với nghề trồng lan rừng để thỏa nguyện sở thích, vừa góp phần bảo tồn phát triển những giống lan quý hiếm. Nhưng thấy nhiều người cũng mê lan rừng như mình nên nhân giống và bán lại cho những người cùng chung sở thích".
Sưu tập lan rừng là thú chơi tao nhã của những người mê lan nhưng cũng là ngành kinh doanh cho lợi nhuận tốt. Và nhiều người chơi lan rừng đã tích lũy được cả một gia tài là vườn lan rừng với cả trăm loại khác nhau, có giá trị hàng tỷ đồng.
"Sơn nữ" trồng lan rừng ai cũng mê, có Phi điệp 5 cánh trắng quý hiếm "Nhìn hoa lan rừng nở dù có muộn phiền gì cũng đều tan biến" - đó là tâm sự của chị Hoàng Thị Loan, hội viên hội phụ nữ khối Đèo Giang, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) khi nói về mô hình trồng hoa lan rừng của gia đình. Chị Hoàng Thị Loan sinh năm 1984, quê gốc...