Hậu Giang: Chưa đến mùa nước nổi miền Tây nhưng dân đã bắt cá khá nhiều trên sông
Hiện nay, khi những cơn mưa xuất hiện ngày một nhiều, cá từ các ao mương ra sông để tìm kiếm thức ăn, là thời điểm mùa đánh bắt cá trên sông bắt đầu vào vụ.
Đi dọc các tuyến kênh ở huyện Phụng Hiệp ( tỉnh Hậu Giang) hiện nay rất dễ thấy hình ảnh người dân đánh bắt cá, thậm chí một khúc sông khoảng 1km nhưng có đến 2-3 người đánh bắt thủy sản.
Hình thức đánh bắt thủy sản, đánh bắt cá trên sông bằng lú được nhiều nông hộ dân ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang sử dụng.
Video đang HOT
Các hình thức đánh bắt cá trên sông ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) phổ biến hiện nay là: giăng lưới, đặt dớn, đặt lú…
Ông Nguyễn Văn Tư, ở thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp cho biết gia đình ông có gần 100 cái lú, chiều mang ra đặt trên các tuyến sông, đến 2, 3 giờ sáng sẽ đi thu hoạch.
Hiện mỗi đêm gia đình ông kiếm được từ 40-50 kg thủy sản, như: cá lóc, cá rô phi, cá trê, lươn và ốc bươu vàng (chiếm đến 70% sản lượng đánh bắt mỗi đêm).
Cá đồng, lươn được ông cân cho thương lái với giá bán từ 60.000-200.000 đồng/kg tùy loại. Riêng ốc bươu vàng có giá 7.000 đồng/kg, trừ hết chi phí mỗi đêm, ông Nguyễn Văn Tư thu nhập 700.000-800.000 đồng.
Hậu Giang: Nuôi thử bể lươn 8m2, ai ngờ lời tới 30 triệu đồng
Thực hiện đề án đột phá của ủy ban nhân dân huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) năm 2019, thị trấn Kinh Cùng được huyện hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi lươn không bùn trong bể bạt. Bể nuôi lươn không bùn tận dụng những diện tích xung quanh nhà để thực hiện.
Thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) được hỗ trợ 10 hộ xây dựng mô hình nuôi lươn không bùn trong bể bạc với 10.000 con giống được nhà nước hỗ trợ 50% con giống, 50% thức ăn và được cán bộ kỹ thuật tập huấn kỹ thuật nuôi lươn không bùn trước khi thả lươn giống.
Lươn nuôi ở thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đang phát triển tốt.
Chị Nguyễn Thị Tím cư ngụ ấp Hòa Long B, thị trấn kinh cùng là một người nuôi lươn không bùn trên bể bạt hiểu quả nhất cho biết: Gia đình chị thả nuôi được 1.000 con lươn giống, công việc chăm sóc lươn rất dễ dàng, mỗi ngày chỉ thay nước 2 lần, cho lươn ăn 2 lần vào chiều tối và sáng sớm.
Theo chị Tím thì nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt là mô hình dễ thực hiện, chi phí đầu tư thấp, rất phù hợp cho các hộ ít đất sản xuất. Với diện tích 8m2 bể bạt nuôi được 1.000 con lươn giống, sau 8 - 9 tháng nuôi, chị Tím bán thương thịt đã trừ tất cả các chi phí vẫn cho lợi nhuận 30 triệu đồng.
Ưu điểm của mô hình nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt này là: Tận dụng diện tích nhỏ hẹp xung quanh nhà, chi phí đầu tư thấp, lươn ít nhiễm bệnh, đầu ra dễ dàng, lợi nhuận rất lớn trên cùng một diện tích so với các đối tượng khác. Đến nay đã có trên 20 hộ ở thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nuôi lươn bằng con giống nhân tạo và đang ngày càng được nhân rộng.
Trịnh Hoài Phong
Hậu Giang: Từ mảnh vườn khuất sau nhà, làm chuồng nuôi dơi bé tí mà cũng có 50 triệu đồng Ông Nguyễn Thanh Bình, ấp 4, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang tận dụng mảnh vườn khuất phía sau cách xa khu nhà ở để nuôi dơi lấy phân. Không ngờ chuồng dơi bé tí, chỉ 30m2 lại đem về cho gia đình ông hơn 50 triệu đồng/năm. Một góc quanh khu chuồng nuôi dơi lấy phân của ông Nguyễn...